Các yêu cầu thị trường có thể được đặt ra bởi tổ chức mua hàng. Yêu cầu về quản lý chất lượng
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) có trụ sở tại Thụy Sỹ, thúc đẩy sự phát triển và thực thi các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, cho các sản phẩm đặc biệt và các vấn đề quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO được triển khai bởi các đại diện nước thành viên thông qua các phương thức tiếp cận dựa trên tự nguyện và đồng thuận.
Các tiêu chuẩn chất lượng như vậy thường được quy định bởi các khách mua quốc tế và bên bán nên tuân thủ.
2.4.8.Yêu cầu ký hiệu và dán nhãn Ký hiệu vật liệu và hàm lượng tái chế
Rất nhiều loại bao bì được sử dụng ở Mỹ được phân định bằng số hoặc các mã khác mà xác định vật liệu và chỉ ra hàm lượng tái chế của vật liệu. Hình dưới đây chỉ ra biểu tượng phân định đặc biệt được sử dụng cho các vật liệu bao bì nhựa trong ngành điện tử.
Biểu tượng phân định nhựa
Biểu tượng A và B ghi hàm lượng tái chế phần trăm của vật liệu; “A” chỉ ra phần trăm tái chế trước tiêu dùng và “B” chỉ ra hàm lượng tái chế tổng. Mục tiêu của biểu tượng này là thể hiện hàm lượng tái chế của một phần hoặc bao bì trong các thuật ngữ mơ hồ và giảm phạm vi các công bố tiếp thị sai lạc. Ý nghĩa của các mã được sử dụng trong biểu tượng này như sau:
“A”: 25 % hàm lượng tái chế sau tiêu dùng
“B”: 40% hàm lượng tái chế tổng. Do đó, bằng phép trừ, vật liệu cũng chứa 15% vật liệu tái chế công nghiệp và 60 % vật liệu thô nguyên.
“C” Chỉ ra đường nét của biểu tượng, một tam giác cân với các cạnh tròn. Ngoại trừ không có các mũi tên lưu thông tuần hoàn, hình này giống với hình do Hiệp Hội Ngành Nhựa (SPI) phát minh ra. Cỡ khỗ có khác nhau ít là nhằm tránh sự nhầm lẫn với biểu tượng mũi tên của SPI. Trái lại, biểu tượng SPI đơn giản phân định vật liệu nhựa khuyến khích tái chế được chỉ ra ở hình trên có ghi hàm lượng tái chế;:
“D” Là sự ấn định số học tiêu chuẩn SPI đối với vật liệu nhựa và
“E” Là từ cầu tạo bằng những chữ cái đầu tiên phù hợp với tiêu chuẩn ISO 1043-1. Việc sử dụng số mã SPI “7” – các vật liệu khác – không còn được khuyến khích bởi vì nó quá mơ hồ. Tiêu chuẩn ISO 1043-1: 2001 (nhựa – biểu tượng và các thuật ngữ viết tắt – phần 1: nhựa polymer và các đặc tính đặc biệt) trở nên lỗi thời.
Phần lớn các bang Mỹ yêu cầu các bao bì nhựa rắn (8 ounces) 240 ml hoặc hơn, và các chai nhựa 16 ounce (482ml) và hơn nữa được viết mã nhằm tạo điều kiện phân loại cho việc tái chế. Gắn mã được sử dụng đó là phương pháp do hiệp hội nghành
Hàm lượng tái chế sau sử dụng Tổng Hàm lượng tái chế Tam giác góc tròn không có mũ tiên hay ngắt quãng
Mã SPI
nhựa phát minh ra và bao gồm biểu tượng hình tam giác có ba mũi tên đuổi nhau với một số xác định nhựa polymer bên trong, được đặt trên hoặc gần đáy bao bì.
Hơn nữa, các nhà xuất khẩu sang Mỹ nên thận trọng các điều luật của bang, ví dụ như luật của bang California, nghiêm cấm sử dụng gắn mã nhựa. Ở bang California, tiêu chuẩn gắn mã nhựa SPI có thể chỉ được sử dụng nếu nhựa liên quan được tái chế với tỷ lệ 25% hoặc hơn ở trong bang. Bởi vì mỗi bang ngoại trừ Connecticut sử dụng tiêu chuẩn gắn mã nhựa SPI. Người ta khuyến khích các nhà xuất khẩu tuân theo các tiêu chuẩn này. Thông tin chi tiết đầy đủ có thể lấy từ tài liệu ITC’s PACKit Plastics. Ghi nhãn túi nhựa
Đặc biệt, các nhà sản xuất đồ điện tử khuyên rằng các túi nhựa nên in biểu tượng “nguy cơ gây nghạt thở cho trẻ em”. Hai dạng biểu tượng được chỉ ra ở hình 16. Các biểu tưởng “nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ em”
Các cách ghi nhãn bao bì nhựa khác
Nhựa bao bì được sử dụng thường xuyên nhất được phân loại theo mã SPI với số từ 1 đến 6. Các vật liệu khác, vật liệu tổng hợp và vật liệu chứa chất phụ gia không nên pha với chúng và có thể được gắn mã bằng cách sử dụng tam giác phân định giống nhau mà với cách diễn đạt khác. Đặc biệt, các chất phụ gia có thể cản trở việc làm tan và gây ra tình trạng tắc ở máy sản xuất nhựa. Vì lý do này, các vật liệu có chứa các chất phụ gia không nên được dán nhãn như nhựa thông nguyên chất và nên gắn nhãn “KHÁC” để ngăn chặn sự ô nhiễm của nhựa tái chế. Hình 17 chỉ ra hai lựa chọn đối với loại ghi nhãn này.
Một vật liệu nhựa được dán nhãn như “KHÁC” có thể chứa một lượng vật liệu tái chế được xác định lên tới 100%. Tuy nhiên, vật liệu có thể không thể phân định được và phù hợp với việc tái chế, đặc biệt nếu sản phẩm liên quan được làm từ nhựa tổng hợp.
Ghi nhãn cho vật liệu tổng hợp, dát mỏng và bao bì giấy
Các lớp phủ ngoài chẳng hạn như sáp, véc ni và lớp nhựa được sử dụng trong sản xuất giấy, bìa các tông, và bìa cứng làn sóng có thể khiến cho chúng không phù hợp với việc tái chế. Vì lý do này, các sản phẩm giấy có chứa các vật liệu này nên được ghi nhãn “KHÁC” trừ phi về mặt thương mại nó được xem xét có thể chấp nhận được để cho phép chất gây ô nhiễm liên quan tiến vào dòng tái chế.
Các vật liệu nhựa đa lớp, không thể tách rời và không tương thích cũng nên được dán nhãn “KHÁC”. Trong trường hợp, các thành phần đa vật liệu có giá trị thương mại và có thể tái chế được bằng các phương tiện công nghệ có sẵn thì vật liệu có thể được phân định với các chữ cái bắt đầu của các thành phần.