Câu hỏi chính trong lĩnh vực môi trường đó là làm sao có thể thiết kể, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ sản phẩm, đặc biệt sản phẩm được đóng gói, theo cách thân thiện với môi trường nhất. Người tiêu dùng và nhà bán buôn lẻ chủ yếu ở các nước công nghiệp hóa ngày càng đưa ra quyết định mua dựa trên không chỉ các khía cạnh chính về chất lượng sản phẩm, giá và sự sẵn có mà còn dựa trên các ảnh hưởng tới môi trường của sản phẩm trước, trong, và sau khi sản xuất – có thể nói rằng trong suốt toàn bộ vòng đời sản phẩm.
Hơn nữa, ảnh hưởng môi trường trở nên hiển nhiên ở bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm (ví dụ trong suốt giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ) được xem xét khi đánh giá ảnh hưởng tổng thể tới môi trường của một sản phẩm nhất định. Đánh giá này được biết đến như là “phân tích vòng đời” hoặc “phân tích trọn đời” và là một công cụ hữu hiệu để đo mức độ phù hợp với môi trường của một sản phẩm; để so sánh các sản phẩm khác nhau; để đo các mức cải thiện; và duy trì các yêu cầu về độ thân thiện môi trường.
Một khái niệm xa hơn nữa về phân tích “ban đầu” được đưa ra tại Mỹ nhằm thừa nhận nhu cầu về khả năng tái sử dụng và sản xuất bền vững. Trong trường hợp này, việc đánh giá so sánh các vòng đời và số lần sử dụng lại có thể đạt được với các sản phẩm và vật liệu thay thế và các hệ thống bao bì khi đưa ra quyết định lựa chọn. Hai cơ quan liên bang giải quyết các khía cạnh môi trường của bao bì tại Mỹ đó là Hội Đồng Thương Mại Liên Bang (FTC) và Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA). Mặc dù cả hai cơ quan đều không thể ban hành các đạo luật bao gồm cả luật bắt buộc, nhưng cả hai cơ quan đều có quyền đem ra tòa kiện thay mặt cho chính phủ liên bang. Hơn nữa, mỗi cơ quan liên quan đến việc ban hành Bộ hướng dẫn không bắt buộc liên quan đến bao bì mà mỗi bang chọn hoặc có thể không chọn để chấp hành.
Theo Đạo Luật Hội Đồng Thương Mại Liên Bang, FTC được trao quyền để theo đuổi các vụ kiện ở cấp liên bang mà có sự cạnh tranh không công bằng, quảng cáo không
công bằng hoặc không có căn cứ, giả mạo, và thúc đấy các quy định thương mại, và ban hành Bộ hướng dẫn bao bì đối với cả khu vực tư nhân và cả khu vực cộng cộng. Giống như FTC, Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường không có quyền ban hành quy định thi hành luật đối với việc đóng gói. Tuy nhiên, cơ quan EPA triển khai Bộ hướng dẫn cho các công bố tiếp thị về môi trường và việc thu mua của chính phủ đối với các sản phẩm làm từ các vật liệu đuợc tái tạo. Sau đó, Bộ hướng dẫn đối với các công bố tiếp thị về môi trường được thông qua bởi cơ quan FTC. Bộ hướng dẫn về nguyên vật liệu được tái tạo áp dụng khi các cơ quan địa phương, bang, và liên bang sử dụng quỹ tài trợ liên bang để mua lượng hàng hóa nhất định mà phải có phần trăm cao nhất các nguyên vật liệu tái tạo được.
Bao bì là mục tiêu của rất nhiều các dự luật và điều luậtt giải quyết vấn đề rác thải từ bao bì. Do đó, các nhà xuất khẩu các sản phẩm được đóng gói nên quan tâm đến các điều luật “chất thải rắn” ở cấp bang và cấp liên bang bởi vì trong nhiều trường hợp các luật này quyết định các lựa chọn bao bì.
Mỗi bang riêng biệt cũng thiết lập Bộ hướng dẫn đóng gói bao bì liên quan, ví dụ bang California đưa ra các phương thức tiếp cận sau đối với bao bì: xóa bỏ, giảm, tái sử dụng; có thể tái chế và sử dụng các vật liệu tái chế . http://www.epa.gov/oia/tips là một nguồn thông tin bổ ích.
Các ví dụ về quy định môi trường hiện hành là các yêu cầu hàm lượng tái chế tối thiểu cho bao bì nhựa ở California, Oregon, và Wisconsin và luật ký thác đối với bao bì tiêu dùng tại 11 bang. Cũng có những hạn chế về mức độ kim loại nặng độc hại trong các nguyên vật liệu bao bì. Bao bì được nhập khẩu có thể được yêu cầu đáp ứng luật “hàm lượng tái chế tối thiểu” ở một vài bang. California, Oregon, và Wisconsin đưa ra các luật hàm lượng tái chế nghiêm khắc nhất. Các bang này yêu cầu hàm lượng tái chế tối thiểu ở trong thủy tinh và các bao bì nhựa cứng.
Phần lớn các bang đều thiết lập một số loại mục tiêu tái chế. Phần lớn các bang đều thông qua luật yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện các chương trình tái chế - mặc dù vài trong số biện pháp này bị hạn chế đối với việc đưa ra các động lực hơn là các hình thức xử phạt. Trong khi các chương trình này chủ yếu nhằm vào khuyến khích tái chế trong một bang, thì các nhà xuất khẩu sang Mỹ nên nhận thức về bất kỳ một mục tiêu tái chế nào có thể ảnh hưởng tới tính chất chấp nhận bao bì của họ trên các thị trường này.
Các nhà xuất khẩu nên quan tâm đến luật pháp trong tương lai yêu cầu các nhà sản xuất hoặc các nhà phân phối chịu trách nhiệm về sản phẩm và bao bì sau khi sử dụng, phù hợp với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm đảm bảo một
phương tiện tái chế hoặc thải bỏ đối với chúng. Trên thực tế, mức độ can thiệp của bang không chắc được chấp nhận ở Mỹ. Hơn nữa, trả lại bao bì được nhập khẩp cho cho nước sản xuất được cho là không khả thi. Do vậy các nhà phân phối tại Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm này cũng giống như ở một số nước Châu Âu.
Các nhà xuất khẩu có thể đối mặt với vấn đề về cấm xả rác của mỗi bang riêng biệt. Các luật cấm này không nên ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm và bao bì của họ, nhưng có thể bắt họ tăng giá nếu các nhà phân phối của họ phải trả phí cho việc tái chế bao bì đã qua sử dụng. Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, và Wisconsin ban hành các luật cấm thải bỏ sản phẩm và bao bì rộng rãi nhất.