5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Vị trí của ngành du lịch huyện trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện
huyện Kim Bảng
Kim Bảng là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cả tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, tuy nhiên, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện và của tỉnh thì vị trí mà ngành du lịch huyện hiện nay chưa tương xứng với những gì đang có. Du Lịch chưa khẳng định được vai trò là ngành kinh tế quan trọng của địa phương, đóng góp chưa đáng kể trong cơ cấu GDP chung của toàn huyện.
Nhìn một cách tổng thể, khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng cho thấy nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, hàng năm chiếm tỷ trọng cao từ 45%- 50%, các ngành công nghiệp- xây dựng những năm gần đây có nhiều bước tiến nhưng chỉ chiếm từ 30% đến 35% còn lại các ngành khác trong đó có dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng khoảng từ 7%-8% trong năm.
Bảng 3:Bảng cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng 2006 -2009
(Đơn vị:%) ( Nguồn: UBND huyện Kim Bảng)
Ngành 2006 2007 2008 2009
Nông-lâm nghiệp 52,04 50,98 48,02 45,17
Công nghiệp- xây dựng 33,1 36,07 39,12 43,06
ngành khác
Qua bảng cơ cấu kinh tế thể hiện ở trên cho ta thấy, trong những năm gần đây ngành du lịch của huyện có những bước phát triển đáng kể so với trước. Doanh thu đã tăng lên nhiều so với năm trước, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm trong cơ cấu kinh tế đó cũng là thực trạng chung của cả tỉnh vì sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp và xây dựng. Hiện nay đóng góp của ngành du lịch vào nguồn ngân sách của huyện có tăng nhưng không đáng kể so với yêu cầu về vốn đâu tư lại rất sớm. Chính vì vây, xét trên tính hiệu quả về kinh tế thì du lịch là ngành đemlại hiệu quả kinh tế không cao. Tính đến nay doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn huyện chưa được thống kê riêng, nó vẫn được tính chung với ngành dịch vụ. Trong giai đoạn 2006-2009 trên địa bàn có nhiều dự án đang được đầu tư va bước đầu đã đi vào hoạt động. Những khu vực được đầu tư nhiều nhất là tuyến du lịch Mỹ Kim, hiện đang trong quá trình hình thành và phát triển.
Hiện nay toàn huyện có 18 nhà nghỉ với quy mô vừa và nhỏ, xây dựng phục vụ chủ yếu khách nội địa đến tham quan hoặc đi công tác trên địa bàn huyện.
Về xã hội: Đáp ứng được nhu cầu về du lịch của nhân dân địa phương
và du khách đến từ Hà Nội, đồng thời phát huy được các giá trị văn hoá của khu vực. Du lịch phát triển góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên ngành du lịch phát triển còn ở dạng tiềm năng nên số lao động tham gia không nhiều. Theo thống kê của phòng văn hoá thông tin huyện cho thấy, số lao động hoạt động trong ngành dịch vu- du lịch năm 2006 là 250 người đến năm 2009 là gần 700 nguời tham gia. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động trong ngành còn hạn chế, tính chuyên môn nghiệp vụ chưa cao đa số hoạt động theo phong trào tại các điểm dịch vụ du lịch nổi tiếng của huyện. Phân lớn lao động tham gia vao hoạt động của các dịch vu- du lịch là những người dân sống quanh các điểm, khu du lịch của
huyện với trình độ chuyên môn phục vụ chưa có nhiều vì vậy mà ngành du lịch của huyện chưa thực sự phát triển để tương xứng với tiềm năng vốn có