Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (Trang 31 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1.2.Đặc điểm địa hình

Kim Bảng là huyện có quy mô diện tích lớn nhất trong 5 huyện, thị của tỉnh Hà Nam. Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng trũng của đồng bằng sông Hồng .DoKim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng. Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. Địa hình gồm có vùng núi, đồi thấp và đồng bằng; trong đó đồi và núi chiếm 37% diện tích còn lại là đồng bằng chiếm 63% diện tích toàn huyện. Tổng diện tích đất của huyện là 18.487,2 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 42,3%, đất lâm nghiệp 32%, đất chuyên dùng 12,5%, đất khu dân cư 3,3% và đất chưa sử dụng 9,8% vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi va đất phù sa không được bồi, đất phù sa gley

Kim Bảng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có vào loại hàng đầu của tỉnh Hà Nam. Huyện Kim Bảng có những mỏ đá vôi như: Bút Sơn với trữ lượng 62 triệu tấn, mỏ sét Khả Phong 2,3 triệu m3, mỏ sét Ba Sao 5 triệu m3, mỏ than bùn Tam Chúc khoảng hơn 10 triệu m3…Tạo nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tại chỗ. Địa hình Kim Bảng rất đa dạng có vùng đồi núi, nửa đồi núi và vùng chiêm trũng.

Trên các dãy núi đá vôi chạy dọc phía hữu ngạn sông Đáy có nhiều hang động đẹp như: Ngũ Động Sơn, Hang Dơi, Hang Vac Ba Sao…Dãy Bát Cảnh Sơn bao gồm 8 quả núi nằm ở xã Tượng Lĩnh, là một cảnh đẹp đã được sách “ Lịch triều hiến chương loại chí” ca ngợi, dãy núi đá vôi với hàng tỷ m3, là kho tài nguyên quý giá của huyệnva ngành sản xuất vật liệu xây dựng Kim Bảng. Những dãy núi còn có nhiều đá quý vân mây, đá màu da báo ở Thanh Sơn, đá trắng ở Liên Sơn. Bên cạnh các hang động đẹp Kim Bảng còn có hệ thống các hồ Tiền Lục Nhạc- Hậu Thất Tinh ( còn gọi là hồ Tam Chúc), Thung Vạc…Tất cả những hang động này đã trở thành cụm di tích trong quần thể du lịch chung của huyện Kim Bảng và của tỉnh Hà Nam.

Vùng đồng bằng phía đông và phía bắc huyện nằm phía tả ngạn sông Đáy có địa hình bằng phẳng, độ cao chênh lệch nhau trong từng cánh đồng, tạo thành nhiều khu ngập nước. Vùng tả ngạn sông Đáy là một vùng đồng bằng rộng lớn, chủ yếu là đất phù sa trẻ độ phì cao thuộc 13/19 xã, thị trấn của huyện. Bên cạnh vùng tả ngạn ngăn cách bởi con sông Đáy là vùng hữu ngạn, đây là vùng bán sơn địa có những cánh đồng lớn nhỏ khác nhau nhưng chủ yếu là đất rừng rộng lớn 7.400 ha. Đất ở đây chủ yếu là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét. Đất thấp lượn sóng, độ cao 15-80m, độ dốc nhỏ từ 10- 15 độ. Hình thành hệ sinh thái đồi và vườn đồi thích hợp cho chế độ canh tác nông – lâm nghiệp kết hợp với các cây trồng như cây ăn quả, cây thuốc, cây công nghiệp…kết hợp với chăn nuôi đại gia súc. Đây là kho tiền vàng quý giá của huyên Kim Bảng. Hiện nay huyện đã tiến hanh khai thác đi đôi với việc bảo vệ rừng đồi này để phát triển kinh tế. Trong tương lai cả vùng hữu ngạn sẽ là nơi phân bổ lao động của vùng đồng bằng vào khai thác đât hoang hoá. Nơi đây sẽ là vùng trù phú và sầm uất của huyện.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (Trang 31 - 32)