Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịc hở một số trọng điểm du

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.6.Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịc hở một số trọng điểm du

Tại Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Địa danh này nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông hồng và miền bắc,nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất kinh đô của Việt nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử. Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch, tỉnh phấn đấu trở thành thành phố du lịch.

Tiềm năng phát triển du lịch của Ninh Bình: Ninh Bình cùng với Hạ long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, với địa hình Karstơ được biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh Bình một “ Hạ long trên cạn” với vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia.

Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hoá vì đây từng là kinh đô của Việt nam ở thế kỷ X nơi phát tích 3 triều đại Đinh-Lê- Lý, mà bằng chứng để lại là hàng loạt các đền chùa, đình đài, di tích lịch sử. Trong khánh chiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp, chiến khu Quỳnh Lưu hành cung Vũ lam thời Trần và là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử.

Ngoài ra Ninh Bình còn có lợi thế về địa lý: Cửa ngõ miền bắc, nằm trên hệ thống giao thông xuyên việt, với nhiều dự án cao tốc được triển khai. Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể du lịch của Việt nam đã hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch: Hà nội- Hải phòng- Quảng ninh-

Ninh bình, qua quốc lộ 1A quốc lộ 10 va các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển cảng sông. Thủ đô Hà Nội là một trong những đầu mmòi du lịch Việt Nam . Ninh Bình có ưu thế rõ rệt về không gian và thời gian của vùng phụ cận Hà nội nên không bị tính mùa vụ trong du lịch chi phối. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà nội và các tỉnh châu thổ sông Hồng cũng tạo co Ninh Bình một lợi thế to lớn phát triển du lịch cuối tuần.

Theo thống kê năm 2008 Ninh Bình đón được 1.900.888 lượt khách đạt 108,62% kế hoạch năm, tăng 25,18% so với năm 2007. Trong đó có 584.400 lượt khách quốc tế.

Năm 2009, Ninh bình đã đón gần 2.390.000 triệu lượt khách du lịch tăng 26% so với cùng kỳ năm 2008 trong đó khách quốc tế có gần 602.000 lượt( trong khi Việt Nam đón được3.400.088 lượt khách quốc tế). Doanh thu từ du lịch đạt gần 253 tỷ đồng tăng 55,8% so với cùng kỳ năm 2008.

Tuy nhiên kinh tế du lịch Ninh Bình vẫn còn yếu kém: Tỷ lệ lưu trú thấp; hoạt động du lịch chủ yếu vẫn là khai thác thiên nhiên; Cơ sở hạ tầng hạn chế, công tác tuyên truyền, quảng bà, quản lý còn yếu kém…Được tính xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn(định hướng thu nhập du lịch thuần tuý >10%). Trong những năm gần đây, ngành du lịch Ninh Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm nang, thế mạnh góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh.

Qua ví dụ về tỉnh Ninh Bình cho ta thấy một số bài học kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịch rút ra ở đây là đó là : việc khai thác đi đôi với bảo vệ, đầu tư , chỉ có khai thác mà không bảo tồn gìn giữ sẽ là giảm đi sức hấp dẫn của các diểm du lịch và là bào mòn các giá trị vốn có của tài nguyên

-Bài học kinh nghiệm vế cách tổ chức, quản lý đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn của nhà nước và chính quyền địa phương vào hoạt động du lịch .

-Bái học kinh nghiệm về đầu tư xây dưng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đặc biệt là đầu tư xây dưng thêm các cơ sở lưu trú phục vu cho du lịch.

-Bài học kinh nghiệm về công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nâng cao sức hấp dẫn cho các điểm du lịch thu hút được nhiều khách du lịch đến với tỉnh làm tăng thêm nguồn thu lớn cho tỉnh nói chung và cho đất nước nói riêng.

Vì vậy công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng là việc làm quan trọng và cần thiết không chỉ đối với Ninh Bình mà còn cần thiết, quan trọng đối với cả huyện Kim Bảng tỉnh Hà nam và các huyện của tỉnh khác.

CHƢƠNG II: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LICH CỦA HUYỆN KIM BẢNG

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (Trang 28 - 30)