Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Trường Đại học Hải Phòng (Trang 50 - 60)

9. Cấu trúc luận văn

3.5.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để xác định được mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ THCN của trung tâm ĐTBDCB trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra hỏi ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên và những học sinh đã tốt nghiệp hiện đang làm theo đúng ngành nghề được đào tạo. Kết quả cho thấy hầu hết những người được hỏi đều cho rằng các biện pháp đề xuất trong luận văn mang tính cần thiết và khả thi cao. Mẫu phiếu hỏi ý kiến được trình bày tại phụ lục số của đề tài.

Dưới đây là bảng thống kê kết quả của 100 phiếu hỏi ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

STT

Giải pháp Cần thiết Khả thi

Rất cần thiết Vừa phải Không cần thiết Rất khả thi Vừa phải Không khả thi

1 Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo hệ THCN 97 3 0 93 7 0

2 Đổi mới phương pháp đào tạo hệ THCN 93 7 0 89 11 0 3 Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh 95

5 0 88 12 0

5 Triển khai triệt để các nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý97 3 0 82 13 5

6 Phát huy công tác Đoàn TNCSHCM và công tác giáo viên chủ nhiệm trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người lao động mới XHCN 85 15 0 90

10 0

Kết luận

Có thể nói công tác quản lý quá trình đào tạo hệ THCN nói riêng và đào tạo hệ THCN nói chung còn là một vấn đề gặp nhiều khó khăn, nan giải. Giáo dục THCN vấp phải các vấn đề mấu chốt sau:

- Vị trí giáo dục THCN trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam tuy không thể thiếu song cũng không được xác định là bước đi cơ bản cho tuổi trẻ lập nghiệp một cách vững vàng. Cái khó là đào tạo THCN chưa có sự liên thông, mềm dẻo với các trình độ cao nếu người lao động muốn theo nghề. Chính điều này đã tạo ra một loạt giới hạn làm kìm hãm sự phát triển của hệ thống giáo dục THCN.

- Giáo dục THCN chưa có được sự quan tâm đúng mức từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền về quản lý nhà nước. Biểu hiện rõ nhất và cụ thể nhất là sự không rõ ràng, dứt khoát về cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Giáo dục THCN nói là trực thuộc sự quản lý của Bộ Lao động, thương binh và xã hội cũng chưa đủ. Nhưng nếu nói giáo dục THCN trực thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo thì lại là không đúng. Tiếp đó là một loạt các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hệ thống giáo dục THCN cũng chưa thống nhất và hoàn chỉnh.

Trước thực tế này việc duy trì và phát huy tốt chức năng giáo dục THCN là rất khó. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường nước ta đã có nhiều thay đổi. Hệ thống giáo dục nặng nề về văn bằng đang bộc lộ nhiều bất cập như: sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền của và đặc biệt là không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường nguồn nhân lực lao động trực tiếp có tay nghề giỏi. Bước sang thế kỷ XXI đầy cơ hội nhưng cũng đầy thách thức này, đòi hỏi con người lao động Việt Nam vốn cần cù, chịu khó, thông minh phải được đào tạo bài bản và thực tế hơn nữa về tay nghề lao động mới mong đưa đất nước phát triển. Do đó chúng ta buộc phải có tư duy mới và cách nhìn nhận mới về hệ thống giáo dục THCN.

Nắm bắt được thực trạng và sự chuyển biến của nền giáo dục trong nước nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng, đề tài đã đi vào nghiên cứu các biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong công tác quản lý đào tạo hệ THCN tại trung tâm ĐTBDCB. Bằng quan điểm của người được đào tạo theo chương trình thạc sĩ quản lý giáo dục tại khoa Sư phạm - Trường ĐHQG Hà Nội, bằng thực tế được trải nghiệm qua 5 năm công tác, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng của công tác quản lý quá trình đào tạo hệ THCN tại trung tâm trong 5 năm qua . Từ những đánh giá kỹ lưỡng đó tác giả cũng xin đề xuất một hệ thống các biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý quá trình đào tạo hệ THCN cho thời gian tới. Những biện pháp đề xuất đảm bảo được xây dựng trên tinh thần bám sát tình hình của thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tại của trung tâm và có khả năng thực thi thành công.

Hy vọng rằng cơ sở lý luận của đề tài cũng như là thực tế khắc phục hoàn cảnh cụ thể của trung tâm sẽ góp phần làm tăng vốn tri thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục hệ THCN trên cả nước. Qua đây tác giả cũng mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà giáo dục tâm

huyết để sự nghiệp giáo dục THCN nói riêng, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Việt Nam nói chung ngày càng khởi sắc và khẳng định được tầm quan trọng của mình trong chiến lược thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

khuyến nghị

Xuất phát từ quá trình nghiên cứu, cùng với thực tế quá trình đào tạo từ năm 2002 đến nay, trung tâm ĐTBDCB chúng tôi xin có một số khuyến nghị sau:

1. Đối với Chính phủ:

- Chính phủ cần xác định lại một cách cụ thể, rõ ràng chức năng và thẩm quyền của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục TCCN.

- Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với tên gọi TCCN cho phù hợp với tinh thần của bộ Luật Giáo dục năm 2005.

- Chính phủ nên ban hành các chính sách ưu tiên, động viên, khuyến khích công tác đào tạo nghề, đào tạo TCCN nhằm xóa bỏ tư duy mặc cảm về tình trạng yếu thế của hệ.

2. Đối với các bộ có thẩm quyền: - Bộ Giáo dục và đào tạo nên:

+ Xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục có sự liên thông, mềm dẻo từ trình độ TCCN lên các trình độ cao hơn.

+ Ban hành các văn bản dưới luật nhằm hoàn thiện một cách có hệ thống văn bản pháp lý về đào tạo hệ TCCN.

- Bộ Lao động, thương binh và xã hội nên:

+ Ban hành bộ luật về đào tạo TCCN hoặc chỉnh sửa bộ Luật dạy nghề thành bộ luật đào tạo nghề. + Đề ra các biện pháp tăng cường và hỗ trợ về cách thức cũng như đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành cho các cơ sở đào tạo hệ TCCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đối với UBND thành phố:

- Cần hoạch định quy mô phát triển đào tạo TCCN trên địa bàn thành phố cụ thể theo các ngành có nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao để có sự đầu tư tập trung, kịp thời.

- Chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với Sở Lao động, thương binh và xã hội xây dựng các chuẩn đánh giá, kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo hệ TCCN trên đại bàn thành phố nhằm quản lý một cách đồng bộ và phát huy được những mô hình đạt chuẩn điển hình trong đào tạo TCCN.

4. Đối với Trường Đại học Hải Phòng:

- Tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, đội ngũ giáo viên có trình độ và kinh nghiệm phối hợp trong quá trình đào tạo hệ TCCN tại trung tâm ĐTBDCB.

- Tiến hành thường xuyên các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đào tạo TCCN nhằm củng cố lại công tác đào tạo hệ trong hệ thống đào tạo đa cấp, đa ngành của nhà trường.

Tài liệu tham khảo Văn bản, văn kiện:

1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Nxb Giáo dục.

2. Chỉ thị số 6726/BGD&ĐT-GDCN ngày 03/08/2005 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chuyên nghiệp trong năm học 2005 - 2006.

3. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

4. Chỉ thị số 42/2006/CT-BGD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp trong năm học 2006 - 2007.

5. Chương trình khung giáo dục THCN. Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD & ĐT ngày 06/06/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

6. Điều lệ trường THCN. Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 11/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

7. Luật Giáo dục 2005. Nxb Chính trị quốc gia. 2005. 8. Nghị quyết TW 2 khóa VIII

9. Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp THCN hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo).

10. Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo).

11. Quy định về chương trình khung THCN (Ban hành theo quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 06/06/2001

12. Quyết định số 2759 ngày 30/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành "quy định về xây dựng, quản lý chương trình môn học trong trường THCN và DN". 13. Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 14/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010.

14. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010".

15. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

Công trình khoa học:

16. Đề án đào tạo THCN ngành HCVT. Hải Phòng 2002

17. Đề án đào tạo THCN ngành TBTN trường học. Hải Phòng 2002

18. Nguyễn Minh Đường. Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước - KX 07-14, HN, 1996.

19. TS. Hoàng Văn Kể, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng (chủ nhiệm đề án). Đề án "Phát triển nguồn nhân lực trong 5 năm 2001 - 2005 (trong đó có vấn đề cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động); mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2010"

Tác giả, tác phẩm:

20. Bài phát biểu của đồng chí Phạm Minh Hạc, Phó trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo trung ương tại Hội thảo "Chiến lược đào tạo nghề thời kỳ 2001 - 2010"

21. Bài phát biểu của đồng chí Trần Đình Hoan, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức trung ương tại Hội thảo "Chiến lược đào tạo nghề thời kỳ 2001 - 2010"

22. Bộ Giáo dục và đào tạo. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Vụ THCN và DN. Giáo dục THCN và DN. Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH. Nxb Giáo dục. 1998

23. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. NXB Chính trị quốc gia 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia (Sách tham khảo) - Nxb. Chính trị quốc gia - Hà Nội 2002

25. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2003.

26. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện đại. Tập bài giảng dành cho học viên cao học. Hà Nội 2003.

27. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học. Hà Nội 2004.

28. GS. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2004.

29. GS. Nguyễn Đức Chính. Đo lường đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2004.

30. GS. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá giảng viên. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2004.

31. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 2005

32. Đỗ Ngọc Đạt. Bài giảng lý luận dạy học hiện đại. Nxb ĐHQGHN. 2000

33. Trần Khánh Đức. Giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp. Viện Nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội. 1993.

34. Lê Văn Giạng. Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục. Nxb Chính trị quốc gia 2001.

35. TS. Đặng Xuân Hải. Vai trò của cộng đồng - XH trong quản lý giáo dục và đào tạo. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2004.

36. TS. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong quản lý giáo dục và đào tạo. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2004.

37. GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải - PGS.TS. Trần Khánh Đức (đồng chủ biên). Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ 21. Nxb Giáo dục. 2003.

38. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục. Hà Nội. 2002. 39. PGS.TS. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải - PGS.TS. Đặng Quốc Bảo. Quản lý giáo dục. Nxb ĐHSP. 2006.

40. Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. Từ điển Giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa.

41. Phạm Mạnh Hùng. Giáo trình tổ chức và quản lý quá trình đào tạo trong trường THCN và dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng NVSP bậc II. Dùng cho bồi dưỡng cán bộ và giáo viên các trường THCN. Nxb Hà Nội 2006.

42. Trịnh Hữu Khả. Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tạp chí Giáo dục số 158

43. Nguyễn Quang Kính (chủ biên). Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

44. Nguyễn Thế Long. Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường. Nxb Lao động. Hà Nội 2006 (Sách tham khảo)

45. Phan Thanh Long (chủ biên). Lý luận giáo dục. Nxb ĐHSP. 2006

46. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý. Tập bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Hà Nội 2004.

47. Hà Thế Ngữ. Giáo dục học. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Viện KHGD. Nxb ĐHQGHN. 2001.

48. Nguyễn Viết Sự. Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

50. PGS.TS. Bùi Văn Quân. Tiếp cận quá trình hệ thống Quản lý giáo dục. Tạp chí Giáo dục số 165.

51. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. Nxb ĐHQGHN. 2002

52. Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên). Giáo trình lý luận giáo dục. Chương trình bồi dưỡng NVSP bậc I. Dùng cho bồi dưỡng cán bộ và giáo viên các trường THCN. Nxb Hà Nội 2006.

53. Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên). Giáo trình một số vấn đề về nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo. Chương trình bồi dưỡng NVSP bậc II. Dùng cho bồi dưỡng cán bộ và

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuộc Trường Đại học Hải Phòng (Trang 50 - 60)