Giảm chi phí sản xuất dở dang

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương (Trang 92 - 94)

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

2.4.2. Giảm chi phí sản xuất dở dang

Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghệ hiện đại. Bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi.

Tồn kho các sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn (như tạo phôi, bế, in,..); sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất.

Tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương, thành phẩm dở dang chiếm phần lớn trong tổng số hàng tồn kho, là nguyên nhân chính dẫn tới ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất. Cụ thể năm 2010, khoản mục này chiếm tỷ trọng 59% trong hàng tồn kho, tương ứng giá trị 7.010,675 triệu đồng. Vì vậy, giảm mức tồn kho của khoản mục này là điều cần thiết, gop phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Để giảm lượng dự trữ thành phẩm dở dang thì rút ngắn chu kỳ sản xuất là điều cần thiết. Muốn vậy, xí nghiệp phải có những biện pháp để rút ngắn thời gian

Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 82 làm việc trong quá trình công nghệ và thời gian gián đoạn giữa các khâu trong sản xuất. Thực chất, chu kỳ sản xuất dài hay ngắn là do:

- Công tác tổ chức sản xuất có hợp lý, hiệu quả và linh hoạt hay không?

- Công nghệ sản xuất có phù hợp không? Máy móc, trang thiết bị còn mới hay đã lỗi thời?

- Trình độ tay nghề công nhân tại xí nghiệp cao hay thấp? - ...

Trong những yếu tố trên, công tác tổ chức sản xuất có thể được coi là có sức ảnh hưởng lớn nhất đến lượng thành phẩm dở dang trong xí nghiệp. Khắc phục tình trạng ứ đọng vốn do ứ đọng thành phẩm dở dang, phòng kế hoạch tổng hợp của xí nghiệp cần lập kế hoạch sản xuất thật hợp lý thông qua những yêu cầu về thời gian và số lượng các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó phòng quản lý sản xuất của xí nghiệp cũng phải đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng bước công việc sao cho tổng thời gian của chu kỳ sản xuất là ngắn nhất. Đồng thời theo dõi, đôn đốc tiến trình sản xuất, kịp thời báo cáo cấp trên để tránh chồng chéo công việc, ách tắc trong sản xuất.

Tiếp đến, công nghệ sản xuất, máy móc trang thiết bị cũng là nhân tố quan trọng giúp ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất. Hiện tại, xí nghiệp có 01 dây chuyền sản xuất phôi chính và một số máy in nhập khẩu từ Đài Loan theo công nghệ Đức – Nhật, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn. Tuy nhiên, tại xí nghiệp vẫn tồn tại một số máy bế, máy ghim và phương pháp dán thủ công, dẫn tới năng suất tạo thành phẩm chưa cao. Vì vậy xí nghiệp cần quan tâm đầu tư hơn nữa vào tài sản cố định nói chung và thiết bị máy móc nói riêng thay thế cho những tài sản đã quá cũ nhằm giảm được chi phí sửa chữa, tiết kiệm nhân công, vật tư và thời gian sản xuất. Bên cạnh đó phải thường xuyên vệ sinh máy móc sau sản xuất, định kỳ bảo dưỡng máy móc tránh gián đoạn trong thời sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, tay nghề công nhân cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cũng như thời gian hoàn thành sản phẩm. Vì vậy xí nghiệp nên đầu tư kinh phí tạo điều kiện cho công nhân tham gia các lớp học kỹ năng nhằm bồi dưỡng , nâng cao hơn nữa tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó xí nghiệp nên áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích tinh thần hăng say lao động như tổ chức thi đua có thưởng giữa các tổ sản xuất, cuộc thi sáng tạo trong lao động,..hoặc tạo sự đoàn kết, không khí làm việc thoải mái thông qua hình thức văn hóa văn nghệ cuối tháng,...

Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 83

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)