Giảm lượng tồn kho nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương (Trang 91 - 92)

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

2.4.1. Giảm lượng tồn kho nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ

Xí nghiệp bao bì Hùng Vương với chức năng chính là sản xuất, đồng thời cũng đóng vai trò là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất bao bì,... Do đó, tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của xí nghiệp một mặt là vật tư đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất liên tục của xí nghiệp, mặt khác lại là hàng hóa kinh doanh. Vì thế, mức tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào những lý do như: Qui mô sản xuất của xí nghiệp theo nhu cầu khách hàng; Giá cả, sự biến động về giá cả trên thị trường; Khả năng tiêu thụ của thị trường; ngoài ra còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa xí nghiệp với nhà cung ứng, chất lượng vật tư, máy móc,..

Thực tế về tồn trữ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của xí nghiệp thời điểm cuối năm 2010 có thể coi là tạm ổn. Cụ thể giá trị nguyên vật liệu tồn kho là 2.053,572 triệu đồng, giá trị công cụ dụng cụ tồn kho là 779,89 triệu đồng. Tuy nhiên, em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan nhằm góp phần giảm thấp hơn nữa lượng tồn trữ NVL và công cụ, dụng cụ tại xí nghiệp:

+ Lập kế hoạch nhu cầu dự trữ dựa trên kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo xí nghiệp và thông qua những số liệu về tồn kho dự trữ , sản xuất - kinh doanh của các năm trước .

+ Thực hiện tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất. Muốn vậy, xí nghiệpcần phải xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Phấn đấu hạ mức tiêu hao NVL bằng nhiều biện pháp như cải tiến, đổi mới công nghệ, lên kế hoạch sản xuất hợp lý, thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao tay nghề công nhân giúp giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất,... Tăng cường công tác quản lí để xoá bỏ mọi sự mất mát hư hỏng hao hụt NVL.

+ Đối với dự trữ công cụ dụng cụ, xí nghiệp cũng phải xác định và dự đoán xem trong thời gian tới có những loại máy móc, thiết bị nào cần bảo dưỡng, sửa chữa (lớn, vừa, nhỏ) và cần tới những loại chi tiết, phụ tùng nào thay thế. Báo cáo

Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 81 kịp thời lên phòng kĩ thuật để có kế hoạch mua dự trữ. Những loại chi tiết, phụ tùng nào không cần thiết phải dự trữ nhiều thì có thể bán bớt.

+ Bảo quản tốt việc dự trữ nguyên liệu ,công cụ dụng cụ mua về. Sắp xếp NVL vào kho đáp ứng được yêu cầu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.

+Thường xuyên đánh giá, kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu nguyên vật liệu từ đó lên kế hoạch thu mua để lựa chọn thời điểm giá rẻ, địa điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ thấp giá thành. Đối với những vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất, chậm luân chuyển thì tích cực giải phóng. Để từ đó có thể tận dụng được số vốn đáng kể đưa vào sản xuất.

+ Ngoài ra, xí nghiệp cần thiết phải lựa chọn khách hàng có khả năng cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên, đảm bảo về mặt chất lượng tránh tình trạng bấp bênh, gián đoạn. Thường xuyên theo dõi sự biến động của vật tư trên thị trường nhằm điều tiết số lượng vật tư tại xí nghiệp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)