Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với khách

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương (Trang 34 - 35)

5. Nội dung quản trị vốn lƣu động

5.2.2.1.Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với khách

động của các doanh nghiệp. Việc quản lý khoản phải từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp mở rộng việc bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽ làm cho nợ phải thu tăng. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể tăng được thị phần từ đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận.

Mặt khác, quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc tằn khoản phải thu từ khách hàng kéo theo các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Tăng khoản phải thu làm tăng rủi do đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp.

5.2.2. Các biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu.

Để quản lý khoản phải thu từ khách hàng, doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp sau:

5.2.2.1.Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với khách hàng. hàng.

Nợ phải thu từ khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và thời hạn bán chịu. Vì vậy, để quản lý khoản phải thu trước hết cần xem xét, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp như:

- Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

-Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm (thời hạn bán chịu rất ngắn trong các ngành thực phẩm tươi sống và kỳ thu tiền bình quân rất cao trong các ngành kiến trúc, sản xuất cơ giới và ở những doanh nghiệp lớn,...)

-Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có đối sách bán chịu thích hợp và có lợi.

-Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: không thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng khi doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi bằng tiền.

5.2.2.2.Phân tích các khách hàng, xác định đối tượng bán chịu.

Công việc chính yếu trong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại cần xác định là bán chịu cho ai. Do vậy, để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích,

Lê Nguyên Nhung _ QT1101N 24 đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó quyết định hình thức hợp đồng (trên tài khoản mua bán chịu, lệnh phiếu, hối phiếu,...).

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp bao bì Hùng Vương (Trang 34 - 35)