Biểu tượng 1 Biểu tượng 2 Biểu tượng 3 Không biết
5.4.2 Ảnh hưởng lên mức độ nhận biết thương hiệu Petrolime
Vẫn sử dụng kiểm định Chi – square để xem xét tác động của các biến nhân khẩu học lên mức độ nhận biết thương hiệu, kết quả phản ánh:
- Có sự khác biệt giữa nhóm tuổi từ 32 - 38 với các nhóm tuổi khác khi thông qua biểu tượng xác định: “đâu là doanh nghiệp có kinh doanh xăng dầu?”. Ở nhóm tuổi từ 32 – 38 mức độ nhận biết về ý nghĩa biểu tượng của Petrolimex bị giảm khá nhiều với mức ý nghĩa quan sát là 0,039. (xem phụ lục 4)
- Trình độ học vấn có dẫn đến sự khác biệt về khả năng xác định đúng tên của doanh nghiệp sở hữu biểu tượng chữ P và mức độ nhận biết Công ty Xăng dầu An Giang. Thể hiện sự khác biệt về trình độ học vấn trong hai trường hợp này, là khi trình độ học vấn của người tiêu dùng càng cao thì khả năng họ xác định đúng tên doanh nghiệp sở hữu biểu tượng chữ P và mức độ nhận biết của họ về Công ty Xăng dầu An Giang sẽ càng nhiều, với mức ý nghĩa quan sát lần lượt là 0.000 và 0.002. (xem phụ lục 5)
Tóm lại, có thể vì xăng là loại hàng hóa thiết yếu, là loại hàng hóa người tiêu dùng có số lần mua lặp lại thường xuyên, mà giá cả giữa các doanh nghiệp đầu mối cung cấp cho thị trường lại không có sự khác biệt, thể hiện chất lượng mang tính đồng nhất cao, nên mức ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học lên hành vi và sự nhân biết của người tiêu dùng không nhiều. Trong tất cả các biến nhân khẩu thu thập được thì chỉ có sự khác biệt về tuổi tác và trình độ học vấn có biểu hiện ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và mức độ nhận biết thương hiệu.
5.5 Tóm tắt
Chương này đã trình bày kết quả nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy, mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex của người tiêu dùng và ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu lên hành vi và mức độ nhận biết. Trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng, kết quả cho thấy, hành vi của người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy là tương đối đơn giản. Trong quyết định chọn loại xăng sử dụng, người tiêu dùng chịu tác động nhiều từ phía người bán và từ mọi người xung quanh. Có trường hợp bản thân người tiêu dùng không biết được tên của loại xăng mà họ đang sử dụng cho xe. Người tiêu dùng cũng có quan tâm đến những thông tin có liên quan đến việc tiêu dùng xăng nhưng mức độ quan tâm của họ không cao. Đặc biệt, họ rất thơ ơ đến sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp đầu mối cung ứng xăng cho thị trường, mặc dù khi xem xét các tiêu chí để so sánh thứ tự ưu tiên giữa các cửa hàng, ngoài tiêu chí cửa hàng Nhà nước, cửa hàng có vị trí thuận lợi cho xe dừng, cửa hàng có nhân viên phục vụ vui vẻ - nhanh, cửa hàng bán xăng đúng số lượng thì cửa hàng bán xăng đúng chất lượng cũng rất được họ đề cao. Điều đó vừa thể hiện sự tương thích vừa thể hiện sự mâu thuẫn với kết quả ở phần đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex ở họ.
Kết quả nghiên cứu ở phần nhận biết thương hiệu Petrolimex phản ánh, khả năng người tiêu dùng có thể phân biệt được Petrolimex trong một tập các thương hiệu cạnh tranh chỉ ở mức tương đối. Mặc dù, số lượng người tiêu dùng có quen thuộc với biểu tượng của
giữ mức trung bình khá. Chất lượng xăng do Petrolimex cung ứng có đem lại cho người tiêu dùng cảm nhận tốt, người tiêu dùng có thường đổ xăng tại cửa hàng mang biểu tượng Petrolimex. Người tiêu dùng có những cảm nhận khá tích cực về mức độ cung ứng số lượng và thái độ của các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng mang biểu tượng của Petrolimex. Khả năng người tiêu dùng khi biết đến Petrolimex có biết đến Công ty Xăng dầu An Giang khá cao. Nhưng chỉ có 10% trong số đó cho rằng, Công ty An Giang không phải là thành viên của Công ty Petro Việt Nam, phần lớn người tiêu dùng đều nhận định sai hoặc không biết.
Kết quả nghiên cứu ở chương này còn cho thấy, tác động của các biến nhân khẩu lên hành vi tiêu dùng và mức độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng xăng là không nhiều. Trong tất cả các biến nhân khẩu thu thập được thì chỉ có sự khác biệt về tuổi tác và trình độ học vấn là có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex.
Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, các đề xuất được đúc kết từ kết quả của nghiên cứu và những hạn chế của nghiên cứu này.