Hành vi sau mua

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết thương hiệu Petrolimex (Trang 38 - 39)

5. Tất cả các loại xăng A83, A90 đều do một doanh nghiệp

5.2.4 Hành vi sau mua

Để quá trình mua diễn ra mau lẹ, đa số người tiêu dùng khi đến cửa hàng xăng dầu đều mua theo túi tiền hay theo một mức tiền cố định (10.000 đồng, 20.000 đồng…).

Người tiêu dùng có thói quen so sánh số lượng xăng bán giữa các cửa hàng?

Gần như không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ người có so sánh số lượng xăng bán giữa các cửa hàng với người không so sánh:

- Trường hợp có so sánh chiếm tỷ trọng 49,7%, cách thức so sánh phổ biến nhất của người tiêu dùng là quan sát kim chỉ xăng của xe gắn máy (43,2%). Một số trường hợp thú vị

32,950,3 50,3 16,8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

khác là căn cứ vào cảm giác, để ý tay bấm hay căn cứ vào lời nói của những người xung quanh.

- Trường hợp không so sánh: 29% người tiêu dùng cho rằng, điều đó rất khó nhận biết do lượng gian lận không đáng kể nên không quan tâm; 15,5% khác tin tưởng vào sự hiển thị của đồng hồ điện tử. Nhóm người tiêu dùng còn lại có thể hiện niềm tin vào Nhà nước, vào người bán, vào quy mô cửa hàng nơi họ mua.

Người tiêu dùng có thói quen so sánh chất lượng xăng bán giữa các cửa hàng?

Cũng tương tự với trường hợp so sánh về số lượng, tỷ lệ người có so sánh về chất lượng xăng bán giữa các cửa hàng với người không so sánh cũng không có sự khác biệt đáng kể.

- Đối với trường hợp có so sánh chất lượng xăng, cách thức so sánh người tiêu dùng thường sử dụng là dựa vào tiếng máy xe chạy (35,5%), chỉ một trường hợp duy nhất có căn cứ vào màu xăng. - Trường hợp không so sánh,

nguyên nhân chiếm đa số cũng do người tiêu dùng cảm thấy rất khó xác định nên không quan tâm (34,2%), 9% cho rằng với cùng một loại xăng thì chất lượng sẽ giống nhau. Nhóm còn lại cũng có

thể hiện niềm tin như đối với trường hợp so sánh số lượng.

Như vậy, mặc dù mức độ hài lòng người tiêu dùng nhận được khi so với những tiêu chí đặt ra chưa tối ưu, nhưng sau khi mua, người tiêu dùng cũng không quan tâm nhiều đến việc so sánh chất lượng cung cấp giữa các cửa hàng. So sánh tỉ trọng trường hợp có so sánh số lượng cũng như chất lượng xăng bán với trường hợp không so sánh gần như không có sự khác biệt nhiều. Nhưng phần hơn là thuộc về trường hợp không so sánh.

Nhìn chung, hành vi của người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy tương đối đơn giản. Trong quyết định chọn loại xăng sử dụng, mức độ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ phía người bán và những người xung quanh khá cao. Người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến những thông tin có liên quan trong tiêu dùng xăng. Đặc biệt là sự tồn tại của các doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng cho thị trường. Người tiêu dùng có đề ra các tiêu chí để so sánh thứ tự ưu tiên giữa các cửa hàng xăng dầu. Song, quá trình người tiêu dùng quyết định bước vào một cửa hàng xăng dầu còn có sự tham gia chi phối đáng kể của những yếu tố giữ vai trò thứ yếu khác. Đại đa số người tiêu dùng rất ít nhận được mức độ hài lòng tối ưu với những tiêu chí của họ. Tuy thế, trước khi đi xa, phần lớn người tiêu dùng cũng sẽ đến với cửa hàng xăng dầu thường đổ, để đổ xăng dự phòng. Hành vi sau khi mua của người tiêu dùng không quá phức tạp. Không có sự chênh lệch nhiều giữa số lượng người có và không có so sánh chất lượng phục vụ giữa các cửa hàng.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết thương hiệu Petrolimex (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)