Môi trường marketing ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ gia dụng và điện gia dụng nhãn hiệu Supor của Công ty Cổ phần Nam Trung Hà (Trang 32 - 37)

doanh nghiệp

* Môi trường vĩ mô

- Ảnh hưởng của truyền thống văn hoá: Việt Nam là quốc gia có truyên thống văn hoá lâu đời, đặc biệt là tình cảm hướng về gia đình của mọi người dân. Bữa ăn gia đình luôn luôn được coi trọng vì quần tụ được mọi thành viên tham gia. Do vậy việc công ty lựa chọn cung cấp các thiết bị nấu bếp là hướng đi rất tiềm năng, không có nhiều rủi ro trong việc tìm kiếm thị trường. Ngoài ra yếu tố văn hoá này còn giúp công ty xây dựng các chương trình quảng cáo, xúc tiến bán phù hợp, dễ được người tiêu dùng chấp nhận.

- Yếu tố nhân khẩu học: VN có dân số đông, ngoài ra do xu hướng hiện đại hoá lối sống của quần chúng dân cư có nhiều thayđổi. Tỉ lệ gia đình hạt nhân đang ngày càng gia tăng. Điều này hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm đồ gia dụng - những sản phẩm không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình mà công ty phân phối.

- Yếu tố chính trị cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Môi trường chính trị của VN được đánh giá là ổn định nhất

trên thế giới. Không những thế lại có quan hệ anh em tốt với người láng giềng Trung Quốc. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi tạo đà cho công ty hoạch định các chiến lược kinh doanh mang tính chất lâu dài, ổn định.

- Về luật pháp: VN có hệ thống luật về đầu tư nước ngoài. Chính phủ luôn có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có vốn góp là các nhà đầu tư ngoài nước bằng cách tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Mặt khác VN cũng đã có hệ thống luật pháp nhằm bảo vệ các thương hiệu đã được đăng kí.

- Yếu tố kinh tế cũng tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định các chính sách marketing của công ty. Tốc độ tăng trưởng của VN hiện đang rất cao và liên tục phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng tăng, nhu cầu mua sắm các mặt hàng trong đó hàng tiêu dùng cá nhân và gia đình là rất lớn. Đi cùng với nó là thị hiếu tiêu dùng luôn thay đổi nhằm bắt kịp với mức sống hiện đại của thế giới. Do vậy nó ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của công ty phải luôn có những cải tiến phù hợp với nhu cầu của người dân.

* Môi trường vi mô

- Khách hàng và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp :

Công ty có thị trường phân phối rộng khắp cả nước. Đó là hệ thống những siêu thị bán buôn, bán lẻ; những nhà bán buôn tại các khu vực hay chợ đầu mối; những cửa hàng, đại lý tại các tỉnh thành. Trong số lượng lớn những khách hàng của mình hệ thống siêu thị Metro và BigC được đánh giá là những khách hàng lớn và quan trọng nhất của công ty. Đây là những khách hàng đem lại lợi nhuận chính hàng năm cho doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống các siêu thị (như Marco, Intimex, Fivimark, Vinacomex…) tại Hà Nội và các thành phố lớn khác cũng rất được quan tâm chú ý và là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Họ đều có uy tín với người tiêu dùng. Đây lại là những khách hàng tổ chức mua sản phẩm để bán lại nên số lượng đơn hàng mua nhiều, hành vi mua lặp lại. Đa số họ đều tập trung ở những khu đô thị, thành phố, thị xã nơi có thu nhập cao và đang chuyển dần thói quen mua hàng từ chợ vào các trung tâm mua sắm, siêu thị. Hiệu quả hoạt động của các siêu thị cũng như hình ảnh của nó ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm của công ty bày bán tại đó. Vì vậy với đối tượng khách hàng này nếu duy trì mối quan hệ tốt sẽ đảm bảo cho công ty có đầu ra thuận lợi. Mặt khác những khách hàng này đồng

thời cung cấp cả sản phẩm cạnh tranh của công ty do đó đòi hỏi cần có những chính sách ưu tiên thoả đáng như chiết khấu giá bán hay hỗ trợ giới thiệu sản phẩm…

Đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới chính là những người tiêu dùng cuối cùng. Họ chủ yếu mua tiêu dùng cho gia đình. Do tính chất của sản phẩm là hàng thiết yếu và thông dụng nhưng đòi hỏi sợ chọn lựa kĩ càng nên quyết định mua của họ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhóm tham khảo như bạn bè, đồng nghiệp... Bên cạnh đó yếu tố gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ với đối tượng khách hàng này. Trước đây những công việc nội trợ luôn là trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình. Nhưng xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia hoạt động xã hội. Do đó công việc gia đình phải có sự chia sẻ giữa phụ nữ và nam giới. Người đàn ông tham gia nhiều hơn vào công việc nội trợ. Tuy người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong quyết định mua sắm đồ dùng nhà bếp song sự góp ý của người chồng trong việc ra quyết định, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị ngày càng nhiều.

Thông thường với sản phẩm đồ gia dụng khách hàng thường mua theo bộ (khi hài lòng với nồi cơm điện họ sẽ có thể tiếp tục mua chảo xào hay máy xay sinh tố...của cùng một nhãn hiệu) và có thói quen mua lặp lại với những sản phẩm có chất lượng tốt. Vì vậy tạo ra niềm tin đối với đối tượng khách hàng này là điều rất quan trọng đặc biệt trong việc tìm kiếm sự trung thành cho sản phẩm, nhãn hiệu hướng tới lợi nhuận cao, lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp.

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, người tiêu dùng luôn bị chìm trong những thông tin quảng cáo cũng như sự ra đời của hàng loạt sản phẩm cạnh tranh. Vì vậy công ty cần nghiên cứu kĩ những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng để có những hoạch định 4P phù hợp, khai thác tốt thị trường mục tiêu và tạo dựng vị trí nhất định cho công ty trước đối thủ của mình.

- Đối thủ cạnh tranh:

Kinh doanh trên lĩnh vực hàng hoá thiết yếu, công ty có không ít đối thủ cạnh tranh cả trong nước lẫn ngoài nước. Có thể kể một vài đối thủ chính như: Happy Cook(của VN), Midea (hàng nhập khẩu) hay Misnko... Đây là những

đối thủ cạnh tranh trực tiếp sản phẩm cùng loại với công ty. Cụ thể như Happy cook cạnh tranh về hàng gia dụng còn Midea mới vào thi trường VN nhưng cạnh tranh khá gay gắt với sản phẩm đồ điện gia dụng.

- Nhà cung ứng:

Nguồn hàng đầu vào của công ty là nhà máy sản xuất đồ gia dụng Supor, thuộc công ty TNHH ZHEJANG (địa chỉ 317604- khu công nghiệp DAMAYU-YUHUAN-ZHEJANG). Đây là công ty cung ứng hàng gia dụng và điện gia dụng lớn của Trung Quốc. Hàng hoá của nó được phân phối tại nhiều nước khác nhau đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Như vậy đây là thương hiệu mạnh đã có chỗ đứng trên thị trường rộng lớn. Nó đảm bảo sự thuận lợi cho Nam Trung Hà đầu vào vững chắc và ổn định để khai thác và phát triển .

- Các trung gian marketing:

Các trung gian marketing của công ty chính là những nhà bán buôn và bán lẻ các sản phẩm của công ty. Qua họ hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng. Số lượng các trung gian marketing của công ty là rất lớn. Tất cả họ đều có hạch toán độc lập không chịu sự quản lý trực tiếp từ công ty. Các trung gian này sẽ giúp các chương trình marketing được thực hiện tại điểm bán đồng thời nó cùng cung cấp những thông tin phản hồi về sản phẩm từ khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Đôi khi chính các trung gian sẽ có những đề xuất ý kiến cho phòng kinh doanh xây dựng những biện pháp marketing hiệu qủa giúp cạnh tranh tốt hơn, tăng doanh thu nhiều hơn.

- Công chúng trực tiếp:

Không doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh lại không có công chúng trực tiếp. Đối với Nam Trung Hà nguồn công chúng trực tiếp quan trọng nhất này chính là những khách hàng tiêu dùng cuối cùng của công ty, đó còn là những nhân viên của công ty… Đây là những lực lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người tiêu dùng chính là những người sử dụng sản phẩm của công ty hoặc đó có thể là những khách hàng tiềm năng hay đơn giản chỉ là người quan tâm đến thương hiệu này. Tuy không là khách hàng trực tiếp song nó có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến mục tiêu công ty. Các chương trình marketing đưa ra phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, những giá trị gia tăng, lợi ích tốt nhất

mà họ mong đợi, đặc biệt phải tạo ra được hình ảnh gần gũi thân thiết, ấn tượng tốt về sản phẩm, công ty trong tâm trí lực lượng này.

Ngoài ra đội ngũ nhân viên trong công ty cũng là nhân tố trực tiếp tham gia hay ảnh hưởng đến hoạt động marketing. Việc làm marketing nội bộ đòi hỏi sự phối hợp, cộng tác giữa các cá nhân là rất lớn, đặc biệt là nhân viên kinh doanh. Đây là nhân tố trung tâm trực tiếp nghiên cứu thị trường đưa ra các đề xuất, chiến lược marketing cụ thể. Do vậy cần có chế độ khuyến khích, đãi ngộ thoả đáng, tạo dựng bầu không khí làm việc chuyên nghiệp, cởi mở, đầy đủ phương tiện nhằm phát huy cao nhất khả năng của nhân viên nhằm xây dựng được những chiến lược marketing thật hiệu quả cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ gia dụng và điện gia dụng nhãn hiệu Supor của Công ty Cổ phần Nam Trung Hà (Trang 32 - 37)