Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 70 - 71)

Nhìn vào bảng 16 cho thấy qua ba năm tỷ số này giảm rõ rệt. Năm 2004 là 17,85%. Năm 2005 giảm nhiều nhất (8,09%) còn 9,77% so với năm 2004 do tốc độ tăng của cả chi lãi và chi dịch vụ đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập từ 2 nguồn tương ứng. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh từ 1 đồng chi phí bắt đầu

có dấu hiệu giảm sút, Ngân hàng cần xem lại mức chi tiêu cho các khâu quảng cáo, tiếp thị nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình có đạt được kế hoạch đề ra hay chưa để kịp thời chấn chỉnh. Sang năm 2006 tỷ số này tiếp tục giảm nhẹ (0,52%) đạt 9,25% so với năm 2005.

Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 17,85 đồng lợi nhuận ở năm 2004; 9,77 đồng lợi nhuận ở năm 2005 và 9,25 đồng lợi nhuận ở năm 2006. Tuy tỷ số này có giảm nhưng vẫn còn đạt ở mức khá cao. Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,…

Song, cũng phải xem xét lại tốc độ tăng của lợi nhuận so với thu nhập. Nếu như năm 2005, tốc độ tăng của thu nhập là 133,71% thì tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ có 27,85%; đến năm 2006, tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 34,60% và 27,48%. Ta có thể thấy, thu nhập thì tăng nhanh trong khi lợi nhuận tăng rất ít, vậy thì Ngân hàng phải kiểm tra lại, bên cạnh đưa ra nhiều biện pháp tăng thu nhập thì đơn vị có kết hợp tốt với việc giảm chi phí như sử dụng điện tiết kiệm, giảm liên lạc không cần thiết,… chưa để góp phần đầy nhanh tốc độ tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w