Thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 45 - 49)

Góp phần đáng kể trong công tác thu nợ của BIDV – HG không thể không nói đến vai trò quan trọng của cán bộ tín dụng như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ – đối với những khách hàng có quan hệ nợ tốt truớc đây nhưng do khó khăn trong khoản thời gian ngắn; phát huy được uy tín của mình tạo lòng tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng.

Mặt khác, TM – DV là lĩnh vực có vòng quay vốn rất ngắn, do đó có tốc độ thu hồi nợ nhanh và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2004 đạt 18.672 triệu đồng (chiếm 11,35%), năm 2005 đạt 155.622 triệu đồng (chiếm 16%) tăng 136.950 triệu đồng tương đương 733,45% so với 2004 và năm 2006 đạt 251.760 triệu đồng (chiếm 19,06%) tăng 96.138 triệu đồng tương đương 61,78% so với 2005

d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải

Nhìn chung công tác thu nợ của các lĩnh vực đều tăng, trong đó có XL, KSNH, VT. Thế nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này lại giảm đáng kể qua từng năm. Nếu như năm 2004 đạt 69.555 triệu đồng (chiếm 42,28%) thì sang năm 2005, 2006 giảm tỷ trọng xuống còn 38,48% và 21,64% trong tổng doanh số thu nợ.

Nguyên nhân là do năm 2005, 2006, bão lụt xảy ra thường xuyên, nhiều công trình hư hại, gây khó khăn cho các đơn vị thi công…dẫn đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị bị hoãn lại, vì thế không tạo ra được doanh thu cũng như lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.

Nói tóm lại,

Công tác thu hồi nợ đối với BIDV HG là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng như Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản CAFATEX, Công ty Việt Long, Thanh Khôi, Doanh nghiệp Trung Nghĩa, Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hậu Giang… nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao. Riêng năm 2005, Ngân hàng đã thu nợ chỉ định được 5 tỷ vượt kế hoạch 2 tỷ nên nâng tổng doanh số thu nợ lên đáng kể.

4.2.3 Dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.

Qua bảng 9 thấy, nhìn chung tổng dư nợ của BIDV – HG từ năm 2004 đến 2006 đều tăng

Năm 2004 đạt 383.746 triệu đồng. Năm 2005 đạt 595.598 triệu đồng tăng 211.852 triệu đồng tương đương 55,21% so với 2004 do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các Công ty TNHH, Công ty Chế biến Lương thực thực phẩm, Công ty Cổ phần….

Năm 2006 đạt 641.314 triệu đồng tăng 45.716 triệu đồng tương đương 7,68% so với 2005 do doanh số cho vay tăng, đồng thời dư nợ của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng (từ 23,72% năm 2005 lên 44,86% năm 2006)

Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản Có sinh lời lớn, quan trọng của các NHTM, dư nợ năm 2005 và 2006 chiếm hơn 90% tổng tài sản và mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Từ số tổng trên ta có thể thấy rõ hơn tình hình dư nợ của ngân hàng khi phân tích theo từng khía cạnh như sau:

4.2.3.1 Theo địa bàn

Ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng ở ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng có phần giảm xuống sau mỗi năm. Cụ thể: năm 2004 đạt 268.430 triệu đồng (chiếm 69,95% tổng dư nợ), năm 2005 đạt 362.838 triệu đồng (chiếm 60,92%) tăng 94.408 triệu đồng tương đương 35,17% so với 2004 và năm 2006 chỉ còn 53,07% tổng dư nợ. Nguyên nhân: năm 2004, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm trong tỉnh còn yếu; từ năm 2005, 2006, mỗi năm có hơn 35 hợp tác xã và 145 doanh nghiệp tăng thêm, đồng thời thực hiện mô hình kết hợp giữa vườn cây ăn trái – khai thác dịch vụ du lịch tại Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp theo quy hoạch 10.000 ha, nhu cầu đầu tư mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 61, các đường nối liền với các tỉnh xung quanh và các huyện xã trong tỉnh tăng… đã làm cho dư nợ NH ngày càng tăng.

Dư nợ ngoài tỉnh cao là điều tốt, nhưng ngân hàng mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn trong tỉnh, nhằm duy trì tỷ trọng dư nợ trong tỉnh cao hơn, vì đây mới chính là lượng khách hàng chủ yếu và lâu dài của BIDV – HG.

4.2.3.2 Theo thời hạn

Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm.

Đối với BIDV – HG, dư nợ ngắn hạn tăng ngày càng nhanh, nếu như năm 2004 DN ngắn hạn đạt 244.566 triệu đồng (chiếm 63,73% tổng dư nợ) thì đến năm 2006 đạt 491.393 triệu đồng (chiếm 76,62%) tăng 105.695 triệu tương đương 27,4% so với 2005. Nguyên nhân: do ngân hàng đã mở rộng được thị phần tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thường có nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, khi đó doanh số cho vay ngắn hạn nhiều thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ tương ứng.

4.2.3.3 Theo lĩnh vực

Đối với BIDV – HG, với cái tên là đầu tư nhưng NH không chỉ định bắt buộc phải đầu tư vào ngành nghề cụ thể nào, mà theo tình hình thực tế – thương mại hóa – ngành nghề nào có lời thì mới đầu tư. Hiện nay, NH đã mở rộng TD đến với mọi thành phần và tập trung vào những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh, địa phương như

a) Nuôi trồng thủy sản

Ba năm qua dư nợ Ngân hàng về lĩnh vực này luôn tăng: năm 2005 đạt 32.574 triệu đồng (chiếm 5,47%) tăng 6.554 triệu đồng so với 2004 (đạt 26.020 triệu đồng) tương đương 25,19%; năm 2006 đạt 36.850 triệu đồng (chiếm 5,75%) tăng 4.276 triệu đồng so với 2005 tương đương 13,13%; do ngân hàng cho vay theo chính sách của tỉnh – mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản làm dư nợ lĩnh vực này tăng thêm.

Nhưng xét về cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực thì nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ, từ 6,78% năm 2004 xuống còn 5,75% năm 2006. Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

Qua kết quả dư nợ của ngân hàng ta thấy, nổi bật trong dư nợ theo lĩnh vực vẫn là dư nợ đối với ngành công nghiệp chế biến, luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, trên 30% trong tổng dư nợ. Cụ thể: Năm 2005 đạt 198.434 triệu đồng (chiếm 33,32%) tăng 72.858 triệu đồng so với 2004 (đạt 125.576 triệu đồng ) tương đương 58,02%; năm 2006 đạt 244.846 triệu đồng (chiếm 38,18%) tăng 46.412 triệu đồng so với 2005 tương đương 23,39%

Dư nợ tăng là do một số doanh nghiệp được tổ chức và sắp xếp lại sản xuất thiết bị, công nghệ, tăng thêm năng lực sản xuất mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tăng chất lượng hàng hóa, nâng dần sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Điển hình, trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO như Cafatex, Casuco, Việt Hải, Tân Phú Thạnh.

c) Thương mại dịch vụ

Lĩnh vực này có dư nợ giảm 36.365 triệu đồng so với năm 2005 vào năm 2006 trong khi năm 2005 tăng 65.198 triệu đồng với tỷ trọng 25,02% tổng dư nợ, tương đương 77,79%

Bởi năm 2005 là năm thứ 2 sau khi đi vào hoạt động, ngân hàng chưa chú trọng triển khai rộng về TM – DV, thêm vào đó là Hậu Giang phải đối mặt với các khó khăn thách thức lớn: Kinh tế phần lớn còn dựa vào nông nghiệp là chính; cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, nhất là hạ tầng giao thông bộ, hệ thống thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém…đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hoạt động TM – DV, nên dư nợ 2005 tăng với tốc độ rất nhanh nhằm tiếp tục nâng cấp và mở rộng khu du lịch sinh thái Tây Đô (xã Tân Bình), đầu tư khai thác xây dựng mới khu du lịch sinh thái Tầm Vu, đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm thương mại….

Nhưng sang 2006, biết phát huy đầu tư những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng mạnh, vòng quay vốn nhanh, hoạt động TM – DV phát triển nhanh, hàng hóa phong phú, đa dạng phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tạo lợi nhuận nhiều nên góp phần làm giảm dư nợ NH xuống còn 112.645 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 45 - 49)