Thành lập phòng th.m định, định giá bất động sản

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

4.3.3 Thành lập phòng th.m định, định giá bất động sản

Hiện nay, việc khó khăn lớn của các cán bộ tín dụng trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản chính là việc thNm định giá bất động sản chính xác, làm cơ sở để xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, hoạt động thNm định giá tại ngân hàng lại thường được các cán bộ tín dụng thực hiện, trong khi bản thân các cán bộ tín dụng lại bị hạn chế về trình độ thNm định, họ không được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này,

lại còn bị hạn chế về nguồn thông tin về bất động sản trên thị trường, do đó việc định giá bất động sản kém hiệu quả, dễ rủi ro và mất nhiều thời gian.

Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả tín dụng bất động sản, các ngân hàng cần thành lập phòng thNm định để định giá bất động sản một cách chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng quy trình định giá bất động sản gắn với thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác tín dụng đạt hiệu quả.

Ngoài việc cho vay tối đa bằng 70% giá trị định giá, Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá lại tài sản thế chấp và yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp nếu giá trị tài sản có biến động lớn, không còn đảm bảo đủ cho dư nợ hiện tại.

Theo các chuyên gia kinh tế, cho vay mua bất động sản ít rủi ro hơn cho vay mua chứng khoán nhờ có tài sản bảo đảm có giá trị tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản suy thoái, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Chẳng hạn, tại thời điểm cho vay, khu đất có giá 5 tỷ đồng, ngân hàng cho vay 70% là 3,5 tỷ đồng. Nếu thị trường bất động sản suy sụp, giá khu đất chỉ còn 2,5 tỷ đồng, ngân hàng có khả năng mất cả tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)