Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam:

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản (Trang 31 - 34)

Sau cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuNn ở Mỹ đã dẫn đến sự phá sản và chuyển đổi mô hình hoạt động của hàng loạt các tập đoàn tài chính hoặc ngân hàng có liên quan đến hoạt động cho vay bất động sản. Thông qua khủng hoảng có thể nhìn thấy một số bài học kinh nghiệm sau đây cho các Ngân hàng thương mại Việt nam:

- Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ là việc các Ngân hàng cạnh tranh tung ra nhiều sản phNm nhằm kích thích người vay và chính sách cho vay quá dễ dãi. Vì vậy, các ngân hàng cần tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định và quy chế cho vay, cần có quy chế rõ ràng cho việc cho vay vào thị trường bất động sản, trong đó việc đào tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực thNm định đánh giá của các nhân viên tín dụng là rất quan trọng, bảo đảm chính xác ngay từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay đối với lĩnh vực bất động sản là phương pháp phòng chống rủi ro hiệu quả nhất. Đối với các khoản vay bất động sản, ngân hàng cần chú trọng đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp là bất động sản.

- Các Ngân hàng tại Mỹ phớt lờ và không tư vấn cho khách hàng những rủi ro có thể gặp phải khi lãi suất được điều chỉnh theo thị trường. Tại Việt nam, các ngân hàng cho vay với thời hạn từ 10 - 30 năm và lãi suất cho vay cũng tính theo

lãi suất thị trường, nhưng các Ngân hàng gần như không tư vấn cho khách hàng những rủi ro có thể gặp phải khi lãi suất tăng. Trong thời gian qua, khi tính khả năng trả nợ của khách hàng tại thời điểm vay vốn, các ngân hàng thường dùng lãi suất cho vay ở thời điểm hiện tại, không chú ý đến lãi suất tăng theo thời gian do các yếu tố khác nhau tác động như lạm phát, tỷ giá, cạnh tranh... Do vậy, việc xuất hiện rủi ro lãi suất tăng làm nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ. Vì vậy, ngân hàng nên có những giải pháp phòng ngừa cũng như tư vấn cho khách hàng của mình để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Trong trường hợp khi thị trường bất động sản đang nóng, việc định giá bất động sản để cho vay là điều khó khăn. Các ngân hàng nên cNn trọng trong việc xác định giá bất động sản, đề phòng khi thị trường sụt giảm, giá bất động sản đang thế chấp sẽ giảm theo gây nên rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần có bộ phận định giá bất động sản độc lập, tránh tình trạng nhân viên tín dụng vừa thNm định cho vay, vừa định giá tài sản đảm bảo.

- Các ngân hàng khi đầu tư vào thị trường bất động sản cần tránh suy nghĩ chủ quan là thị trường bất động sản sẽ không giảm. Nên giám sát tỷ trọng cho vay bất động sản trong tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng để có sự phân bố rủi ro phù hợp. Các ngân hàng cần đa dạng hoá cho vay vào một số ngành nghề có tính ổn định như lương thực, sản xuất nhu yếu phNm cần thiết, sản xuất hàng tiêu dùng, song song với việc cho vay vào các ngành nghề sản xuất hàng cao cấp như sản xuất xe hơi, sản xuất mỹ phNm... để phòng chống và hạn chế rủi ro trong trường hợp nền kinh tế chững lại và suy giảm như thời gian vừa qua.

- Khi các loại hình hoạt động kinh doanh khác phát triển như việc mua bán công ty, mua bán nợ, các sản phNm phái sinh, chứng khoán hóa các khoản cho vay, chứng khoán hóa bất động sản... càng làm cho thị trường tài chính, ngân hàng phát triển mạnh. Do vậy, việc quản lý rủi ro sẽ ngày một khó khăn. Các ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, rủi ro thanh khoản, tạo sự ổn định và phát triển cho hoạt động ngân hàng.

- Thị trường bất động sản gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng, nên hoạt động kiểm soát nội bộ ngân hàng phải thường xuyên giám sát và quản lý rủi ro có hệ thống và theo một tiêu chuNn thống nhất đảm bảo giảm thiểu rủi ro tối thiểu cho ngân hàng.

- Ngân hàng nhà nước cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng bất động sản, khống chế việc sử dụng đòn bNy tài chính quá lớn của các ngân hàng.

- Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ, định kỳ đánh giá lại khách hàng cũng như tài sản đảm bảo để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng.

Kết luận chương 2:

Nội dung chương 2 đi sâu vào tìm hiểu tình hình bong bóng bất động sản tại Mỹ và diễn biến của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Mỹ. Từ đó tìm ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng bất động sản Mỹ và đưa ra các bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại tại Việt nam.

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản (Trang 31 - 34)