Mức lãi suất thấp kỷ lục

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản (Trang 30 - 31)

Một nguyên nhân quan trọng khác sau sự sụp đổ của các công ty dot-com và tiếp sau đó là suy thoái trong 2 năm liên tiếp 2001-2002 đó là FED đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, từ 6.5% xuống chỉ còn 1%. Nguyên chủ tịch FED, ông Alan Greenspan thừa nhận tình trạng bong bong bất động sản chủ yếu bắt nguồn từ sự sụt giảm lãi suất dài hạn. Tại Mỹ, lãi suất cho vay thế chấp thường được chọn mốc so với lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm, và lãi suất trái phiếu kho bạc lại bị ảnh hưởng bởi lãi suất đưa ra bởi FED và FED đã thừa nhận có mối quan hệ giữa lãi suất thấp, giá nhà cao.

Cũng giống như giá cả các loại tài sản khác, giá nhà bị ảnh hưởng bởi lãi suất, và ở một vài quốc gia, thị trường địa ốc là một kênh quan trong trọng của các chính sách tiền tệ. Bởi vì lý do này, nhiều người đã chỉ trích nguyên Chủ tịch FED, Alan Greenspan, đã tạo nên cơn sốt nhà đất với lập luận rằng “Chính do việc cắt giảm lãi suất đã làm cho lãi suất cho vay thế chấp 30 năm giảm từ mức 8% xuống mức thấp nhất trong lịch sử 5.5%. Lãi suất cho vay thế chấp một năm giảm từ 7% xuống còn 4%”. Việc cắt giảm lãi suất của FED đã vô tình tạo nên cơn sốt đầu cơ tại thị trường bất động sản và hậu quả diễn ra là một sự điều chỉnh lớn của thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu chủ sở hữu nhà.

Lãi suất cho vay thế chấp giảm làm chi phí sử dụng nợ giảm và hấp dẫn người tiêu dùng vay nợ để mua nhà. Càng nhiều người mua nhà thì giá nhà càng bị đNy lên cao. Theo tính toán thì nếu lãi suất giảm 1% thì giá nhà sẽ tăng 10%, tức là hệ số co giãn giữa giá nhà và lãi suất tại thị trường Mỹ là 10-1. Nên với 2% giảm trong lãi suất cho vay thế chấp thì giá nhà sẽ tăng 10x2% = 20%, nếu người tiêu dùng sử dụng lãi suất cho vay thế chấp có điều chỉnh thì hệ số nhân là 16 chứ không còn là 10 vì vậy khi lãi suất giảm đi 3% thì giá nhà sẽ tăng 16x3% ≈ 50%. Tại nhiều vùng nước Mỹ giá nhà được cho rằng tăng vượt mức 50% và làm cho chi phí trả nợ vay thế chấp tăng trên 50% dù trả với lãi suất đã giảm.

Vào giữa các năm 2004 và 2006, FED đã lần lượt tăng mức lãi suất lên 17 lần, từ 1% lên 5.25%, trước khi tạm dừng vì lo ngại mức lãi suất cao sẽ làm trầm

trọng hơn tình hình thị trường bất động sản và ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, nhà kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại Học New York lại cho rằng “Nếu FED thắt chặt tín dụng sớm hơn thì đã chặn đứng được cơn sốt nhà đất”

Đã từng có nhiều tranh luận liệu FED có nên tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất vào cuối năm 2007. Và đại đa số các nhà kinh tế cho rằng FED nên duy trì mức lãi suất 5.25% cho đến hết năm 2008, tuy nhiên, vào ngày 18/9/2008, FED đã một lần nữa cắt giảm lãi suất xuống còn 4.75%. Và hiện nay, với tình hình kinh tế đang sụt giảm nghiêm trọng, FED đã chính thức đưa lãi suất cơ bản đồng USD từ mức 1% về mức thấp chưa từng có là 0 - 0.25%.

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản (Trang 30 - 31)