3.2.3.1 Giữ vững sựổn định chính trị – xã hội
Trong điều kiện tình hình chính trị thế giới và trong khu vực đầy bất ổn như hiện nay, có thể nói việc Việt Nam duy trì được sựổn định về mặt chính trị - xã hội và an ninh là một thuận lợi hết sức lớn trong việc thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam, phát triển kinh tế.
Hoạt động đầu tư mang tính lâu dài, do đó khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư quốc tế luôn quan tâm đến tính ổn định tương đối của môi trường chính trị
– xã hội. Vì vậy, việc quyết tâm giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị đểổn định môi trường chính trị – xã hội lâu dài và bền vững sẽ là điều kiện tiên quyết trong việc
cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như khuyến khích đầu tư trong nước, góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Đây là một lợi thế thật sự cần phải duy trì nhằm bảo đảm cho mức rủi ro quốc gia thấp cũng như một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
3.2.3.2 Tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia
Điều cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là bộ máy hành chính phải theo kịp những thay đổi của nền kinh tế. Mặc dù đã có những nỗ lực trong cải cách hành chính như chính sách “một cửa, một dấu” nhưng cơ chế này cũng chưa được áp dụng phổ biến, chỉ duy trì tại một số nơi. Từđó vẫn còn tồn tại gây trở ngại cho các hoạt
động kinh tế trong cơ chế mới nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng nhất là trong giai đoạn hội nhập WTO hiện nay. Mặc dù chưa có cuộc khảo sát chính thức và định lượng hóa về những cản trở này nhưng theo nhận định của rất nhiều chuyên gia kinh tế, đây là các vật cản lớn trong guồng máy vận hành kinh tế theo cơ chế thị trường. Do đó, việc cải cách nền hành chính quốc gia theo nhóm tác giả là quan trọng, mang ý nghĩa to lớn và tất nhiên là không đơn giản vì vấn đề chủ yếu chính là cải cách con người trong bộ máy hành chính. Thật vậy, cho dù bộ máy quản lý hành chính có tốt
đến đâu, quy trình quản lý có hiệu quả cách mấy nhưng con người trong guồng máy
đó không nhiệt tình thực hiện hay thiếu quyết tâm của các cấp lãnh đạo và cấp quản lý cơ sở thì những giải pháp đề ra cũng khó có tính khả thi.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về đầu tư nhằm khắc phục tình trạng bộ máy cồng kềnh, hoạt động thiếu nhịp nhàng, phối hợp giữa các bộ phận liên quan, chất lượng quản lý thấp. Để thúc đẩy hơn nữa nền hành chính quốc gia, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn việc chuyển nền hành chính quản lý đơn thuần sang nền hành chính “dịch vụ”. Thật sự đem lại dịch vụ hành chính đúng với khẩu hiệu “là đầy tớ
của nhân dân” chứ không theo kiểu “ông chủ” thì quá nhiều, “đầy tớ” thì quá ít nên dẫn tới sự chậm trễ, quan liêu.
3.2.3.3 Kiên quyết chống lại tham nhũng:
Trong những năm gần đây, vấn đề tham nhũng đã trở thành mối lo của chính phủ
cũng như nhân dân. Chính vì tình trạng tham nhũng mà đã làm thất thoát tài sản nhà nước cũng như làm cho hiệu quả sử dụng vốn kém, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Và trong những tháng gần đây, nhiều người đã liên tưởng vấn đề tham nhũng làm thất thoát đầu tư công là nguyên nhân của tình trạng lạm phát đang lo ngại như hiện nay. Tham nhũng làm phát sinh các khoản chí phí tiêu cực cho các nhà đầu tư, đồng thời vi phạm rào cản đạo đức trong kinh doanh.
Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam
Chính vì lẽđó, chúng ta nên mạnh dạn, kiên quyết loại khỏi bộ máy Nhà nước những công chức thoái hóa, biến chất, quan liêu hách dịch, cửa quyền. Một ý kiến mà tác giả nêu ra ởđây thì ngoài vấn đề về cơ chế giám sát thì vấn đề quan trọng nhất ởđây có lẽ là vấn đề tổ chức và con người. Tại sao lại có thể để những người không có trình độ, học vấn chưa đến phổ thông (trường hợp Cosevco) có thể quản lý một công ty có quy mô lớn của nhà nước. Và vấn đề bức xức nhất của tác giả cũng như mọi người là tại sao những trường hợp bị khiển trách, cho thôi giữ chức sau một thời gian lại được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn. Phải chăng, mầm mống của tham nhũng đã đi sâu vào bộ máy quản lý nhà nước. Như vậy, dưới góc độ rủi ro quốc gia hay dưới góc độ vì mục tiêu phát triển đất nước thì có lẽ vấn đề là cần thiết có một biện pháp mang tính hệ thống và thật sự triệt để hơn từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất.
3.2.3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt về vốn đầu tư của các nước trong khu vực, nếu chúng ta không tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng hấp dẫn hơn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn thì chắc chắn các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngài đầu cảm thấy tính hấp dẫn sẽ trở nên kém hơn. Và như vậy, cánh cửa đầu tư sẽ
dần dần khép lại, mất đi một thời cơ quý báu và nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế càng không thể tránh khỏi.
Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp là con đường dài của Việt Nam nhưng trước mắt cần phải khẩn trương nâng cao trình độ vận dụng luật pháp của hệ thống chính quyền các cấp, phải thể chế hóa các quy định pháp lý kinh tế đầu tư sang hình thức Luật thống nhất để tạo niềm tin cho các nhà đầu tưđỡ phải đối phó với quá nhiều các thay đổi về
pháp lý kinh tế. Thêm vào đó, việc ban hành luật nhưng các văn bản hướng dẫn lại rất chậm chạp gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng những quy định mới tốt hơn. Ngoài ra, một điểm chính cần nhấn mạnh ở đây là vấn đề “rủi ro chính sách”. Các quy định điều hành của chính phủ đều mang tính chất đối phó, ngắn hạn và mang tính áp đặt, có vấn đề thì mới hành động. Điển hình, đó là những bất cập trong việc
điều hành chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã làm mất lòng tin của các nhà đầu tư, chỉ số thị trường chứng khoán đã từ mức 1000 điểm xuống chỉ ở mức 600 điểm như thời gian hiện nay (ngày 4/3/2008). Việc thay đổi liên tục và mang tính tạm thời đã làm thay đổi kỳ vọng đột ngột của các nhà đầu tư, tạo sự không ổn định trong môi trường đầu tư, dẫn đến sự đảo ngược đột ngột các hành động đầu tư, gây tâm lý hoang manh cho các nhà đầu tư. Như vậy, ngoài vấn đề
hệ thống pháp luật thì vấn đề ban hành các quy định chính sách cũng cần phải được
điều chỉnh lại theo hướng phải tạo sự nhất quán mang tính dài hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những phân tích về rủi ro trong chương 2, chúng ta đã xây dựng một mô hình định lượng rủi ro quốc gia cho Việt Nam. Kết quả của mô hình cho ta kết quả về
rủi ro quốc gia của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới (beta quốc gia lớn hơn 1). Đồng thời, khi phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia Việt Nam thì chúng ta phát hiện ra rằng sự bất ổn (biến động) của tỷ giá hối đoái là có ảnh hưởng nhất đến rủi ro quốc gia Việt Nam. Mặc dù, mô hình đề xuất còn có những hạn chế nhưng đã giúp định lượng cụ thểđược các thành phần trong rủi ro quốc gia. Từ đó, giúp đưa ra biện pháp cụ thể hơn. Và để giúp cho mô hình có thể hoạt động tốt nhất cần phải nâng cao hơn nữa tính minh bạch trong hệ thống thông tin thống kê kinh tế của Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hội nhập và tiếp cận với các luồng vốn quốc tế.
KẾT LUẬN
Rủi ro quốc gia tạo thành rủi ro tổng thể mà các nhà đầu tư phải đối mặt khi đầu tư
vào thị trường các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài nghiên cứu đã tiến hành phân tích định tính rủi ro quốc gia Việt Nam đồng thời sử dụng mô hình
đánh giá rủi ro quốc gia để xếp hạng cho rủi ro quốc gia Việt Nam. Từđó, tác giả có những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro quốc gia quốc gia của Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.
Nhưđã trình bày ở trên, rủi ro quốc gia phản ánh toàn bộ rủi ro của quốc gia đó, cho nên giảm thiểu rủi ro quốc gia chính là một chiến lược nhằm thu hút các nguồn vốn nước ngoài, nhất là trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Đây không chỉ là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà các doanh nghiệp cũng cần có những thái độđúng mực đối với vấn đề này vì chính rủi ro quốc gia sẽ tác động đối với những hoạt động của họ, nhất là khi họ có quan hệ kinh doanh ra bên ngoài. Vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng hơn nữa. Vấn đề nghiên cứu rủi ro quốc gia luôn cần phải xem xét trong giai đoạn hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay. Qua những phân tích định lượng về rủi ro quốc gia Việt Nam dựa trên cách tiếp cận beta quốc gia. Chúng ta thấy được rằng mức độ
rủi ro trung bình của Việt Nam là cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Ngoài ra, khi phân tích thành tố tác động lớn nhất đến rủi ro quốc gia Việt Nam (dưới góc
độđầu tư nước ngoài) thì sự biến động tỷ giá hối đoái là cần phải lưu tâm nhất. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách điều hành tỷ giá là quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam.
PHỤ LỤC 1
MÔ HÌNH XẾP HẠNG RỦI RO QUỐC GIA ICRG
Mô hình ICRG phân rủi ro quốc gia thành ba bộ phận : rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính. Mỗi bộ phận rủi ro này sẽ được cho điểm theo nguyên tắc giá trị cao nhất thể hiện rủi ro ít nhất và giá trị thấp nhất thể hiện rủi ro nhiều nhất. Chỉ số rủi ro tổng hợp thể hiện hạng mức rủi ro quốc gia , được tính toán dựa trên cơ sở của ba loại rủi ro trên theo một công thức mà rủi ro chính trịđóng góp 50% và rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính mỗi loại đóng góp 25%.
Xếp hạng rủi ro các loại rủi ro :
Mục tiêu chính của xếp hạng rủi ro chính trị là để cung cấp một sự đánh giá về tính
ổn định chính trị trong một quốc gia ở một thời điểm cụ thể.
• Bộ phận cấu thành đầu tiên của hạng mức rủi ro chính trị là sựổn định của chính phủ. Nhân tố này nhằm nắm bắt quy mô mà chính phủ có thể tiến hành các chính sách cũng như khả năng tại vị của nội các.
• Thành phần thứ hai là các điều kiện kinh tế – xã hội đánh giá các áp lực kinh tế – xã hội mà có thể chế ngự hành động của chính phủ hay gây ra bất mãn trong xã hội.
• Thành phần thứ ba, tiểu sửđầu tư, đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro cho
đầu tư mà không bao gồm các thành phần khác của rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế
và rủi ro tài chính.
• Các xung đột bên trong và bên ngoài là một thành phần tác động đến khả năng
điều hành của chính phủ.
• Tham nhũng, hối lộđe dọa đến việc đầu tư thông qua khả năng làm bóp méo môi trường kinh tế và tài chính, làm giảm hiệu quả của chính phủ, hiệu quả kinh doanh.
• Anh hưởng của quân đội cũng như tôn giáo đối với chính trị là hai nhân tố có thể đóng góp vào việc làm giảm bớt tính dân chủ.
• Luật pháp và khả năng thực thi pháp luật đánh giá sức mạnh và tính công bằng của hệ thống pháp luật cũng như sự tuân thủ của quần chúng đối với pháp luật. • Sự căng thẳng dân tộc là một thành phần nhằm đánh giá mức độ căng thẳng đó
• Cuối cùng, mức độ dân chủ và mức độ quan liêu đánh giá sự đáp ứng chính phủ
và chất lượng của bộ máy công quyền.
Giá trị cao nhất của rủi ro chính trị tổng hợp là 100.
Xếp hạng rủi ro kinh tế hướng tới việc cung cấp một phương tiện đánh giá điểm mạnh, điểm yếu hiện thời của nền kinh tế một quốc gia, bao gồm năm thành phần chuẩn được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các cơ quan xếp hạng rủi ro. Các nhân tố
này là : GDP trên đầu người, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát năm, % cán cân ngân sách trên GDP, % tài khoản vãng lai trên GDP. Giá trị cao nhất của hạng mức rủi ro kinh tế là 50.
Xếp hạng rủi ro tài chính cung cấp phương tiện đánh giá năng lực của một quốc gia
đểđáp ứng cho các nghĩa vụ nợ chính thức, thương mại và mậu dịch. Rủi ro tài chính gồm : % nợ nước ngoài trên GDP, % tài khoản vãng lai trên xuất khẩu, dự trữ quốc tế ròng tính hằng tháng nhập khẩu, và tính ổn định của tỷ giá hối đoái. Giá trị cao nhất của hạng mức rủi ro tài chính là 50.
Xếp hạng rủi ro quốc gia tổng hợp :
Hạng mức rủi ro tổng hợp từ rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính được tính toán bằng cách sử dụng công thức :
CR = 0,5 x ( PR + FR + ER )
Với CR ( composite risk ) : tổng hạng mức rủi ro tổng hợp PR ( political risk ) : tổng hạng mức rủi ro chính trị
FR ( financial risk ) : tổng hạng mức rủi ro tài chính ER ( economic risk ) : tổng hạng mức rủi ro kinh tế
Giá trị xếp hạng cao nhất là 100 điểm và thấp nhất là 0 điểm. Hạng mức rủi ro tổng hợp cao thể hiện rủi ro thấp và hạng mức thấp thể hiện rủi ro cao. Bảng các loại rủi ro và bộ phận cấu thành : XẾP HẠNG RỦI RO CHÍNH TRỊ XẾP HẠNG RỦI RO KINH TẾ XẾP HẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH Mức tối đa Mức tối đa Mức tối đa Sựổn định của chính phủ 12 GDP trên đầu người (tính theo mức trung bình) 5 Nợ nước ngoài (% của GDP) 10 Sự thống nhất trong chính 4
phủ
Sức mạnh của cơ quan lập pháp
4 Sựủng hộ của công chúng 4
Điều kiện kinh tế – xã hội 12 Tỷ lệ tăng trưởng thực 10 Dịch vụ nợ (% trên xuất khẩu)
10
Thất nghiệp 4
Niềm tin tiêu dùng 4
Sự nghèo đói 4
Tiểu sửđầu tư 12 Tỷ lệ lạm phát 10 Tài khoản vãng lai (% trên xuất khẩu)
15
Khả năng kéo dài của hợp
đồng
4 Chuyển lợi nhuận về nước 4 Trì hoãn thanh toán 4
Xung đột nội bộ 12 Cán cân ngân sách (% trên GDP) 10 Dự trữ chính thức (tính theo tháng nhập khẩu) 5 Nội chiến 4 Xung đột chính trị, khủng bố 4 Mất ổn định nội bộ 4
Xung đột bên ngoài 12 Cán cân vãng lai (% trên GDP) 15 Tính ổn định của tỷ giá hối đoái 10 Chiến tranh 4 Xung đột biên giới 4 Ap lực nước ngoài 4 Tham nhũng, hối lộ 6
Anh hưởng của tôn giáo 6 Luật pháp 6 Căng thẳng tôn giáo 6 Mức dân chủ hóa 6