Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro quốc gia việt nam (Trang 75 - 76)

3.2.2.1 Thc hin chc năng hoch định chiến lược phát trin kinh tế - xã hi

Một điểm yếu của chúng ta trong thời gian qua là việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội còn mang tính khái quát, chưa có những chi tiết cụ thể cho từng trường hợp, đôi khi những dự báo còn mang tính lạc quan, chưa lường trước những biến động của kinh tế thế giới. Vì vậy, để có thể giúp cho kinh tế tăng trưởng ổn

định, giúp duy trì rủi ro quốc gia, thì cần phải có những chiến lược mang tính dài hạn và những biện pháp đối phó cần thiết cho những biến động ngắn hạn. Có như vậy, các chính sách ban hành mới đồng bộ, nhất quán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

3.2.2.2 Ci thin và nâng cao hiu quđầu tư vn

Để có tăng trưởng, cần có đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hiệu quảđầu tư của Việt Nam còn rất thấp, hệ số ICOR cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hiệu quả đầu tư vốn thấp được giải thích bởi sự lãng phí, tham nhũng trong đầu tư

công, mà đây chính là nền tảng cho phát triển kinh tế vì đa phần đầu tư công là vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Do đó, để có thể thúc đẩy tăng trưởng thì việc nâng cao hiệu quảđầu tư vốn, nhất là đối với khu vực công cần phải được thực thi sớm.

3.2.2.3 Chính sách n định lm phát

Vấn đề đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát luôn được đặt ra trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phú. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và việc duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là rất cần thiết. Vì vậy, chính phủ luôn tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà điều hành cũng đòi hỏi duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có thể chấp nhận được. Với tỷ lệ lạm phát vừa phải này cũng có tác động tích cực đối với tăng

Chương III: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam

trưởng kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, gần đây, sự phát triển quá nóng của thị

trường chứng khoán, kéo theo tăng trưởng tín dụng quá cao, luồng vốn nước ngoài

đổ vào mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ phải mua vào ngoại tệ… dẫn đến tình trạng lạm phát cao, gây rất nhiều khó khăn cho các công ty cũng như người dân, nhất là những người nghèo. Chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng cao trong những tháng vừa qua. Chính vì vậy, chính phủ cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát một cách hữu hiệu nhất. Để ổn định lạm phát thông thường chính phủ sẽ sử

dụng chính sách tiền tệ mà công cụ sử dụng chủ yếu là lãi suất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ lạm phát phải vừa bảo đảm cho tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng cùng với yếu tố lạm phát có thể dẫn đến tỷ giá hối đoái USD/VND tăng lên, điều này lại tạo áp lực trở lại đối với lạm phát và các nguyên liệu đầu vào của Việt Nam là nhập khẩu. Trong những ngày qua, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát thông qua chính sách tiền tệ như phát hành tín phiếu, tăng lãi suất… Tuy nhiên theo tác giả, một vấn đề mà chính phủ không biết là có quan tam hay không khi thực sựởđây, lạm phát cao nhưng tình trạng thiếu hụt VND lại xảy ra. Như vậy, vấn đề là

ở chỗ sự tăng trưởng tín dụng, chính sách tăng cường đầu tư công trong thời gian trước đó đã thực sự không có hiệu quả khi những luồng tiền đó đã không tạo ra thêm của cải, hàng hóa cho xã hội. Hay ởđây, chính là hiệu quảđầu tưđã bị xao lãng. Như vậy để thực hiện ổn định tỷ lệ lạm phát trong hạn mức cho phép không chỉ là để

kiểm soát rủi ro quốc gia cho Việt Nam mà còn để thúc đẩy phát triển kinh tế thì cần có những biện pháp như: ổn định lãi suất trong nước, giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài (chẳng hạn như việc nhập khẩu xăng dầu trong khi Việt Nam lai xuất khẩu dầu thô ), có chính sách tiền tệ phù hợp, cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro quốc gia việt nam (Trang 75 - 76)