Chính sách lãi suấ t

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro quốc gia việt nam (Trang 34 - 36)

Qua nhiều lần thay đổi cơ chếđiều hành lãi suất, Việt Nam đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chếđiều hành lãi suất, hiện nay đã tiến tới tự do hóa lãi suất hoàn toàn. Điều này càng khẳng định chính sách tự do hóa và hội nhập tài chính quốc tế của Việt Nam. Từ tháng 6/2001, thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận

đối với ngoại tệ vào tháng 6/2002 đối với VND. Trên cơ sởđó các NHTM xác định lãi suất cho vay dựa vào cung cầu vốn trên thị trường và độ tín nhiệm của khách hàng, lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ có tính chất tham chiếu cho các NHTM.

Điều này giúp cho các thành phần khác nhau của nền kinh tế tuỳ thuộc vào chi phí cho vay và rủi ro sẽđược tiếp xúc với các nguồn tín dụng với các giá khác nhau phù hợp.

Trong năm 2007, với sự leo thang của giá cả đã gây ra áp lực lên lạm phát. Thông thường, khi lạm phát gia tăng thì lãi suất danh nghĩa hay lãi suất NH huy động tiền gửi phải tăng theo mới bù trừ cho sự mất giá này.

Tuy nhiên, khi theo dõi thị trường thì chúng ta thấy rằng lãi suất cơ bản do NHNN công bố - làm chuẩn cho lãi suất thị trường từ ngày 1/12/2005 đến 1/12/2007 là 8,25%/năm. Mặc dù, lạm phát vào năm 2005 vượt ngưỡng 8% và năm 2006 cũng trên 7% và dự báo trong năm 2007 lạm phát vào khoảng 10%. Vậy mà không có sự điều chỉnh lãi suất cơ bản nào để bám sát thị trường.

NHNN đang ngày càng hoàn thiện càng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Để

hình thành nên hành lang lãi suất với lãi suất tái cấp vốn là mức trần lãi suất và lãi suất chiết khấu là mức sàn lãi suất. Và cho lãi suất thị trường biến động thông qua đo lường lãi suất liên NH. Nhưng với mức lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm và lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm theo Quyết định 1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/2005 của NHNN Việt Nam có hiệu lực vào ngày 1/12/2005. Như vậy, với mức lãi suất trần không đổi từ năm 2005 với mức lạm phát từ năm 2005 đến nay luôn trên 7.5%/ năm. Đồng thời, cuối tháng 12 năm ngoái, đầu tháng 1 năm nay, vào lúc tiền đồng khan hiếm, lãi suất qua đêm trên thị trường liên NH tăng mạnh, sau đó “bình chân” xung quanh mức 5%/năm. Cuối tháng 6/2007 khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NH tăng dự trữ

bắt buộc, lãi suất qua đêm vọt lên 7%/năm. Nhưng từ đó đến nay, lãi suất qua đêm lại rơi tự do, chỉ còn 3,5 - 4%/năm, thấp hơn cả lãi suất cho vay qua đêm của đồng USD là 5,25%/năm (điều chưa từng xảy ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam nhiều năm qua). Tuy nhiên, trong tháng 11, có những thời điểm mà lãi suất vay qua đêm tăng vọt vào khoảng 15% - 17%/năm, sau đó quay trở lại dao động xung quanh 8%/năm. Vượt trên mức lãi suất trần. Vậy thì có thể thấy rằng hành lang lãi suất vẫn chưa phát huy được kỳ vọng là sẽ góp phần điều chỉnh thị trường.

Chúng ta có thể nhìn nhận cục diện thị trường hiện nay là lạm phát đang ở mức cao, khan hiếm tiền đồng trong hệ thống NH – lãi suất vay qua đêm bị đẩy vọt lên và NHNN phải bơm hơn 11 ngàn tỷđồng vào thị trường để giúp làm giảm áp lực thanh toán của các NH. Như vậy, cuộc đua tăng lãi suất là không thể tránh khỏi. Tăng lãi suất có thể giúp các NH giữ chân khách hàng, khi mà các NH còn cạnh tranh nhau về

mức lãi suất chứ không phải là dịch vụ, tăng dư nợ tín dụng để đáp ứng Chỉ thị 03, có thể giải quyết được tình trạng mất khả năng thanh toán tiền đồng và có thể tạo ra một lượng tiền đồng để hấp thụ hàng tỷ USD sẽđổ vào thị trường Việt Nam. Nhưng là lợi bất cập hại, khi tăng lãi suất huy động thi cũng làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, làm tăng chi phí sản xuất, gây ra tác động lên giá thành; cuộc đua tranh này có thể làm phá vỡ cam kết lãi suất giữa các NH.

Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc độ rủi ro quốc gia

Và tình trạng khan hiếm tiền đồng và “chạy đua” lãi suất giữa các ngân hàng đã trở

nên quyết liệt hơn vào những tháng đầu năm 2008, nhất là thời điểm sau tết sau khi NHNN buộc các NHTM mua vào tín phiếu kho bạc với lý do là kiềm chế lạm phát

đang gia tăng. Cuộc “chạy đua” này đã đẩy mức lãi suất lên đến hơn 12%/năm ở hấu hết các ngân hàng, nhất là các NHTM nhỏ. Lãi suất huy động cao cho các kỳ hạn ngắn phản ánh sự thiếu hụt lớn về tiền đồng của các ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất huy

động cao làm gia tăng lãi suất cho vay dẫn đến hạn chế cung cấp tín dụng. Khi lãi suất có nguy cơ tiếp tục bịđẩy cao thì NHNN lại đưa ra một biện pháp hành chính là giới hạn mức lãi suất huy động trần tối đa là 12%/năm vào ngày 27/2/2008. Điều này tuy làm giảm nhiệt sự gia tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng, nhưng đã chứng tỏ sự quản lý kém hiệu quả, mang tính tạm thời bịđộng trước những xu hướng biến

động lãi suất của thị trường của cơ quan quản lý là NHNN.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng các loại lãi suất mà NHNN áp dụng vẫn chưa giúp điều chỉnh thị trường. Một chính sách lãi suất chậm chạp và đặc biệt là lãi suất cơ bản không phản ánh thị trường cũng như là thước đo cho các NHTM khác sử dụng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro quốc gia việt nam (Trang 34 - 36)