Hiệu lực của di chúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự pptx (Trang 96 - 98)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những

3.2.7.Hiệu lực của di chúc

Cụ Nguyễn Thiện Chơn và cụ Võ Thị Thành có hai con là ông Nguyễn Thiện Nhơn và bà Nguyễn Thị Trực đều đang định cư tại Mỹ. Ông Nhơn có con là chị Nguyễn Thị Phương Oanh; bà Trực có con là chị Nguyễn Thị Kim Hoa. Cụ Chơn chết năm 1972, không có di chúc. Năm 1973, cụ Thành phá nhà cũ (của cụ Chơn và cụ Thành), làm nhà mới trên đất của cụ Chơn và cụ Thành.

Ngày 28-1-1997 cụ Thành lập di chúc giao toàn bộ tài sản của cụ Chơn và cụ Thành tại ấp Thạnh Yên, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh T cho chị Oanh gồm: 0,8 ha đất canh tác, 0,42 ha đất màu và một ngôi nhà tổ xây tường lợp ngói cùng một hồ nước mưa. Di chúc của cụ Thành có hai người làm chứng, có xác nhận của Công an ấp và ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị.

Cụ Thành chết ngày 30-6-1998. Di sản của hai cụ do chị Hoa quản lý. Chị Oanh xin hưởng toàn bộ di sản thừa kế theo di chúc.

Chị Hoa xuất trình hai tài liệu: Một tài liệu ghi ngày 28-3-1997, một tài liệu ghi ngày 28-5-1997 mà chị Hoa cho rằng đó là di chúc của cụ Thành, có nội dung: Cụ Thành để lại toàn bộ tài sản cho hai con là Trực và Nhơn. cả hai tài liệu này đều có 2 nhân chứng xác nhận, có chữ ký ghi là "Thành".

Do chị Oanh không công nhận hai tài liệu do chị Hoa xuất trình, nên Tòa án cấp sơ thẩm phải trưng cầu giám định. Tại công văn số 297/ĐN-PC21 ngày 16-6-1999 Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh T đã kết luận không đủ yếu tố tiến hành giám định, đề nghị thu thêm mẫu chữ ký của cụ Thành. Tuy nhiên, chị Hoa không thu thêm được mẫu chữ ký.

Bản án 16/DSST ngày 6-10-1999 Tòa án nhân dân tỉnh T đã quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị Phương Oanh.

Công nhận di chúc do cụ Võ Thị Thành lập ngày 28-1-1997 là hợp pháp. Chị Oanh được hưởng toàn bộ di sản.

Chị Hoa kháng cáo: Cụ Thành định đoạt cả phần tài sản của cụ Chơn là sai, cụ Thành lập di chúc 28-1-1997 khi cụ Thành đã 96 tuổi, không còn đủ sự minh mẫn, mà chưa có xác nhận của bác sĩ nên di chúc không đủ độ tin cậy. Hơn nữa, sau khi lập di chúc ngày 28-1-1997, cụ Thành còn lập thêm 2 di chúc nữa vào ngày 28-3-1997 và 28-5- 1997. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận di chúc của cụ Thành ngày 28-1-1997 là sai.

Tại quyết định số 14/QĐ-KN ngày 18-10-1999 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T đã kháng nghị bản án sơ thẩm với lý do: Di chúc ngày 28-1-1997 chưa bày tỏ được ý chí của cụ Thành. Sau đó cụ Thành còn lập thêm 2 di chúc nữa vào ngày 28-3-1997 và 28-5- 1997, cụ Thành lập di chúc không có y chứng của bác sĩ, di chúc ngày 28-1-1997 của cụ Thành định đoạt cả phần tài sản của cụ Chơn là không đúng.

Tại bản án phúc thẩm số 86/DSPT ngày 29-3-2000 Tòa phúc thẩm H đã quyết định:

- Bác đơn kháng cáo của chị Nguyễn Thị Kim Hoa và kháng nghị số 14/QĐ-KN ngày 18-10-1999 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T và y án sơ thẩm.

Trong vụ án này, nảy sinh các vấn đề cần trao đổi sau:

- Trong số 3 di chúc trên, di chúc nào có độ tin cậy: Cụ Thành lập 3 di chúc trong khoảng thời gian 4 tháng, nhưng chỉ có di chúc đầu tiên ngày 28-1-1997 do bà Oanh xuất trình có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, nên đáng tin cậy. Đối với di chúc ngày 28-3-1997 và di chúc ngày 28-5-1997 do bà Hoa xuất trình lại không có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bà Oanh lại không công nhận 2 di chúc này. Tòa án cấp sơ thẩm đã giám định và không đủ cơ sở để kết luận có đúng cụ Thành ký vào 2 di chúc này hay không. Vì vậy, hai di chúc này không đủ độ tin cậy.

- Hiệu lực pháp luật của di chúc: Tại di chúc ngày 28-1-1997, cụ Thành đã định đoạt toàn bộ tài sản chung của cụ Thành và cụ Chơn (định đoạt cả tài sản của người khác), nên di chúc này chỉ có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Thành. Tòa án hai cấp đã công nhận di chúc này có hiệu lực toàn bộ là sai.

- Về việc có cần thiết phải có y chứng của bác sĩ hay không: Theo quy định của pháp luật thì chưa có quy định bắt buộc người ở độ tuổi bao nhiêu, trạng thái tinh thần như thế nào, sức khỏe ra sao phải đi khám sức khỏe trước khi lập di chúc. Hơn nữa, nếu phải đi khám sức khỏe thì phải khám tại những cơ sở nào mới được coi là hợp pháp thì pháp luật chưa có quy định. Vì vậy, cụ Thành mặc dù đã 96 tuổi, nhưng việc không có y chứng của bác sĩ trước khi cụ Thành lập di chúc vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự pptx (Trang 96 - 98)