Chỉ định người phân chia di sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự pptx (Trang 46 - 49)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những

2.2.9. Chỉ định người phân chia di sản

Người phân chia di sản cũng giống như người giữ di chúc, người quản lý di sản đều do người lập di chúc chỉ định. Người phân chia di sản là người nào đó bất kỳ, không bó hẹp trong phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người phân chia di sản có nghĩa vụ phải phân chia di sản theo đúng ý chí của người lập di chúc. Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế, thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật, thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác, thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. Trong trường hợp di chúc không định đoạt toàn bộ di sản thì việc phân chia phần di sản còn lại phải được sự đồng ý của toàn thể những người thừa kế theo pháp luật.

Người phân chia di sản cũng có thể do những người thừa kế cử ra, trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không chỉ định người phân chia di sản. Người phân chia di sản được hưởng thù lao theo di chúc hoặc theo sự thỏa thuận với các thừa kế.

Theo pháp luật dân sự Nhật Bản và pháp luật dân sự Pháp thì người lập di chúc có quyền chỉ định một hoặc nhiều người thực hiện di chúc, trong đó có phân chia di sản (Điều 1006, 1007 Bộ luật dân sự Nhật Bản, Điều 1025, 1026 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp). Pháp luật dân sự của Pháp còn quy định: "Người chưa thành niên không được là người thực hiện di chúc dù người giám hộ hay người quản tài của họ cho phép" (Điều 1030) [5].

2.2.10.Dành một phần di sản để di tặng

Điều 674 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 671 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về di tặng như sau:

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người di tặng, thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này [6], [7].

Trước tiên cần phải khẳng định rằng: Di tặng không phải là hợp đồng tặng cho, bởi vì hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, chủ thể tặng cho và chủ thể được tặng cho đều còn sống và cả hai bên đều thể hiện ý chí tặng cho tài sản và nhận tặng cho tài sản. Trong quan hệ di tặng, thì việc di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, không thể hiện ý chí của người được di tặng. Nếu như trong hợp đồng tặng cho thì hợp đồng được coi là hoàn thành khi người được tặng cho nhận được tài sản (đối với tài sản không phải đăng ký) hoặc kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu), thì trong di tặng quyền của người được di tặng chỉ phát sinh tại thời điểm mở thừa kế (khi người di tặng chết).

Người được di tặng có quyền nhận hoặc không nhận quyền hưởng di tặng. Trong thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo di chúc chỉ được hưởng di sản sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại từ di sản. Người được di tặng không phải dùng tài sản được di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết nếu di sản khác của người để lại di tặng vẫn còn đủ để thanh toán. Nếu người được di tặng từ chối nhận di tặng, thì phần tài sản di tặng được chia thừa kế theo pháp luật.

Quyền của người lập di chúc để lại di tặng chỉ bị hạn chế trong trường hợp có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản để di tặng. Đây là điểm tương đồng với pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp. Theo pháp luật Cộng hòa Pháp thì người lập di chúc có quyền di tặng toàn bộ tài sản của mình cho người được di tặng. Điều 1003 Bộ luật dân sự Pháp quy định: "Di tặng toàn bộ tài sản là quy định của di chúc theo đó người lập di chúc cho một hoặc nhiều người toàn bộ tài sản người ấy để lại sau khi chết" [5].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự pptx (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)