Chương hai – Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nộ
2.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nộ
dựng Hà Nội
2.2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động của công ty trong năm 2005 chủ yếu được tài trợ từ vốn vay còn vốn tự bổ sung và vốn chiếm dụng của khách hàng là không đáng kể. công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp nhà
nước, hiện đang tiến hành cổ phần hóa, hiện nay có tổng vốn là 98.960.550.587 đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 9.074.446.403 đồng còn lại là vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại. Qua bảng 9 ta thấy tổng vốn lưu động của công ty năm 2005 tăng 9.701.552.175 đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng là 14 %. Như vậy, quy mô của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng lên trong năm 2005.
Tỷ trọng của khoản vốn hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng lần lượt là 4.3 % và 5.8 % (năm 2004); 5 % và 3.8 % (năm 2005). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đạt mức 3.845.436.728 đồng phản ánh sự an toàn hơn trong kinh doanh, tăng mức độ tự chủ về mặt tài chính, bên cạnh đó cũng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là khá tốt, lợi nhuận thu được không chỉ giúp công ty bù trừ các khoản lỗ và chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh… mà còn giúp cho doanh nghiệp tái đầu tư bằng phần lợi nhuận sau thuế.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và để bù đắp sự thiếu hụt về vốn các doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại như một nguồn tài trợ thêm vốn cho mình. Vấn đề đặt ra là công ty phải chú ý tới việc sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả, phải có vật tư hàng hóa đảm bảo và phải thanh toán đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. Năm 2005 số vốn lưu động được tài trợ bằng tín dụng ngân hàng đã tăng 9.723.848.954 đồng, tương ứng là 16.05%. Sử dụng vốn tín dụng giúp công ty khắc phục được tình trạng thiếu hụt vốn, phân tán được rủi ro trong kinh doanh, nhưng chi phí vốn sẽ cao hơn do đó công ty phải lựa chọn, phân tích, đánh giá khi quyết định lựa chọn nguồn để huy động vốn nhất là trong tình trạng hiện nay hệ số nợ của công ty đã lên tới hơn 90 %.
Bảng 5
Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty trong năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: đồng
Nguồn
Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ % Tỷ trọng % Vốn chủ sở hữu 2.897.648.843 4.3 3.845.436.728 5.0 956.787.885 33.02 0.7 Vốn tín dụng 60.581.076.968 89.9 70.304.925.923 91.2 9.723.848.955 16.05 1.3 Vốn chiếm dụng 3.908.456.578 5.8 2.929.371.913 3.8 -979.084.665 -25.05 -2.0 Tổng 67.387.182.389 100 77.088.734.564 100 9.071.552.175 14.4 0
2.2.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động và nguồn bảo đảm 2.2.2.1. Phương pháp xác định
Năm 2005 phòng Tài chính – Kế toán của công ty tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm 2005 bằng phương pháp dựa vào số vốn lưu động bình quân năm 2004, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2005 theo công thức:
B
C
Trong đó:
- A: Số dư bình quân vốn lưu động năm 2004
- B: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động ước tính năm 2005 - C: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm 2004
- a: Tỷ lệ rút ngắn số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004
Sau khi tính toán công ty thu được kết quả Nhu cầu vốn lưu động trong năm 2005 là 82.634.586.270 đồng, trên thực tế vốn lưu động trong sản xuất của công ty năm 2005 là 77.088.734.564 đồng, chênh lệch là 5.545.851.706 đồng. Như vậy công ty đã xác định Nhu cầu vốn lưu động cao hơn thực tế gây nên sự lãng phí vốn, làm chậm lại tốc độ luân chuyển vốn lưu động, mặt khác cũng làm phát sinh những chi phí không hợp lý làm ảnh hưởng tới giá thành và làm giảm lợi nhuận.
2.2.2.2. Nguồn bảo đảm
Thông thường tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên còn tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động tạm thời. Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa hai nguồn này nhằm bảo đảm nhu cầu chung về vốn lưu động của doanh nghiệp.
Dựa vào số liệu ở bảng cân đối kế toán để đánh giá mức độ sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên là:
Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Qua chỉ tiêu này thấy được mức độ chủ động về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu mức vốn lưu động thường xuyên càng
lớn thì mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiepj càng cao. Tại thời điểm 31/12/2005 vốn lưu động thường xuyên của công ty là 4.156.809.760 đồng. Mức vốn lưu động thường xuyên này tạo ra mức độ an toàn cho công ty trong kinh doanh, bảo đảm cho tình trạng tài chính của công ty vững chắc hơn.
2.2.3. Kết cấu vốn lưu động
Qua bảng 6 ta thấy được kết cấu vốn lưu động theo tiêu thức phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng số vốn lưu động của công ty là 77.088.734.564 đồng, chiếm 77.9 % trong tổng số vốn kinh doanh, tăng 9.701.552.175 đồng so với năm 2004. Kết cấu vốn lưu động tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình lớn do vậy vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, trong khâu sản xuất và trong khâu lưu thông chiếm giữ tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn lưu động. Ta xem xét cụ thể như sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
Đầu năm 2005 có 625.175.571 đồng tương ứng 0.93% đến cuối năm 2005 tỷ lệ loại vốn này giảm chỉ còn 0.32%, vốn trong khâu này chỉ còn 374.939.432 đồng (giảm 59.97%). Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy là do tới cuối năm hầu hết các hợp đồng đã được thực hiện và chuẩn bị hoàn thành do đó dẫn tới sự sụt giảm về lượng vật liệu dự trữ cho sản xuất do đó lượng vốn lưu động trong khâu này giảm. Đây cũng là đặc điểm của loại vốn này trong các doanh nghiệp sản xuất, đó là giảm dần theo tiến độ thực hiện các hợp đồng sản xuất, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào chính sách dự trữ của từng doanh nghiệp nhằm thực hiện được kế hoạch của mình trong năm.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ kết chuyển… Trong doanh nghệp sản xuất nói chung tỷ lệ phần sản phẩm dở dang thường lớn, thực tế chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ so với đầu năm tăng 5.234.154.195 đồng (25.49%). Nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng là do giá trị sản lượng thực hiện trong năm 2005 tăng so với năm 2004, cụ thể: giá trị sản lượng thực hiện trong năm 2004 là 82.000.000.000 đồng, còn năm 2005 là 98.000.000.000 đồng, một phần khác là do khối lượng sản phẩm đã bán nhưng chưa nhận được thanh toán. Chi phí chờ kết chuyển cuối năm có chiều hướng tăng, 1166.134.568 đồng, đây là khoản chi phí thực tế đã phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan đến kỳ sản xuất kinh doanh kế tiếp, hoặc các chi phí thuộc loại phân bổ nhiều lần nhưng chưa phân bổ hết và phải kết chuyển sang các kỳ tiếp theo. Hai khoản chi phí này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số vốn lưu động 34.16%. Để sử dụng có hiệu quả số vốn lưu động hiện có, bảo toàn được vốn lưu động của công ty thì phải chú ý tới quản lý quá trình sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng, sớm bàn giao sản phẩm để đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn và giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu sản xuất.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Loại vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động 67.93% vào đầu năm và giảm xuống còn 65.51% vào cuối kỳ nhưng thực tế số vốn lưu động trong khâu lưu thông tăng 4.726.202.844 đồng. vốn bằng tiền tăng 927.301.247 đồng với tỷ lệ tăng 17.31%. Lượng tiền mặt tồn quỹ tăng rất nhanh 106.22% , với lượng tiền mặt tồn quỹ (bao gồm cả ngân phiếu) là 165.362.330 đồng tương ứng 2.63% giúp công ty duy trì các chỉ số thanh toán ngắn hạn tạo điều kiện thuận lợi khi công ty mua hàng hóa phục vụ
sản xuất, tuy nhiên lượng tiền mặt tồn quỹ quá nhiều lại ảnh hưởng không tốt tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. công ty tăng tiền gửi Ngân hàng 842.126.596 đồng, nâng mức tiền gửi lên thành 6.119.077.913 đồng, lượng tiền mặt nhìn chung là nhỏ so với lượng vốn lưu động trong kỳ. Thực tế cho thấy công ty chi bằng tiền mặt rất nhiều nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất bàn giao sản phẩm. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm giảm 51.91%. Xét các khoản vốn trong thanh toán, phải thu của khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác, tạm ứng cuối ký so với đầu năm giảm bớt do công ty áp dụng các biện pháp hợp lý nhằm nhanh chóng thu hồi nợ. Riêng khoản phải thu nội bộ tăng 11.890.110.271 đồng (tăng 58.27%). Qua phân tích trên thấy rằng sự phân bố vốn lưu động của công ty trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh là chưa hợp lý bởi số vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông quá nhiều còn phần vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất lại quá nhỏ, điều này phản ánh lượng vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng là khá lớn gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo toàn vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Để biết rõ hơn tình hình phân bổ vốn lưu động trong khâu lưu thông ta đi vào phân tích bảng số 6.
Do đặc điểm của nền kinh tế và do chế độ tài chính hiện hành mà trong quá trình sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội luôn tồn tại một khoản vốn trong thanh toán: đó là các khoản phải thu, phải trả. Các khoản phải thu nhìn chung tăng 3.950.751.597 đồng so với năm 2004 (tăng 9.84%). Xét cụ thể, phân tích từ bảng 7 cho thấy, phải thu từ khách hàng giảm, công ty thu lại số tiền trả trước cho nhà cung cấp vật liệu số tiền 647.669.343 đồng. Phải thu tạm ứng đầu năm là 7.551.901.339 đồng đến cuối năm còn 1.493.805.279 đồng, số tạm ứng này chủ yếu do
luân chuyển chứng từ chậm. khoản phải thu khác cuối kỳ đã giảm chỉ còn 364.399.386 đồng. Phải thu khác là số tiền bảo hiểm xã hội mà công ty phải thu lại từ một số người. Các khoản phải thu trong năm biến động hợp lý chỉ có phải thu nội bộ tăng còn những khoản mục khác đều có xu hướng giảm với mức giảm đáng kể giúp cho khả năng thanh toán của công ty được cải thiện. Có được những kết quả trên là do công ty đã áp dụng một số biện pháp như: phòng Tài chính – Kế toán trực tiếp mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng thời hạn không đẻ xảy ra tình trạng nợ quá hạn, ngay khi xây dựng kế hoạch cho năm 2005 công ty đã chọn cách thức yêu cầu khách hàng đặt cọc trước một phần giá trị đơn hàng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh…
Nợ phải trả là nguồn vốn do công ty huy động và khai thác trên cơ sở các chính sách do Nhà nước quy định, các hợp đồng đã thỏa thuận, công ty chỉ được quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định sau đó sẽ phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Trong năm tài chính 2005 công ty đã có được một lượng vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ, đó là: trả khoản nợ dài hạn (gồm vay dài hạn và nợ dài hạn) 4.228.136.686 đồng nên tính đến cuối năm 2005, nợ dài hạn của công ty chỉ còn 6.010.723.872 đồng. Đây là tìn hiệu tốt làm lành mạnh hơn tình hình tài chính của công ty. Đối với khoản nợ ngắn hạn năm 2005 đã tăng hơn năm trước 8.2%, trong đó khoản phải trả công nhân viên và người mua trả trước tăng nhanh lần lượt là 321.61% và 180.84% sau đó là khoản phải trả người bán tăng 11.77% so với năm 2004 các khoản này vừa là nguồn bổ sung cho nhu cầu Vón lưu động của công ty vừa làm gia tăng gánh nặng trả nợ cho công ty. Mặt khác công ty cũng đã trả 267.516.585 đồng cho khoản vay ngắn hạn, trả thuế 198.453.175 đồng, nộp cấp trên 2.865.961.633 đồng. Như vậy công ty
thanh toán các khoản phải trả một cách hợp lý không có các khoản phải trả quá hạn, nâng cao uy tín đối với các khách hàng.
Ngoài ra, để đánh giá tình hình công nợ phải thu và phải trả ta tính hai chỉ tiêu: tỷ suất nợ phải thu và tỷ suất nợ phải trả. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy các khoản nợ phải thu (phải trả) chia cho tổng tài sản (tổng nguồn vốn) và cho kết quả như sau
Như vậy ta có thể thấy vốn chiếm dụng nhiều hơn vốn bị chiếm dụng, công ty có được một lượng vốn nhất định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Số vốn này được xem là hợp lý bởi các khoản phải thanh toán của công ty
còn trong thời hạn hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán.
Do những đặc điểm cơ bản của sản xuất là chu trình sản xuất phức tạp, cách thức thanh toán của khách hàng… dẫn đến tình trạng vốn lưu động bị ứ đọng nhiều trong khâu lưu thông và khâu sản xuất. Đây chính là điểm cần lưu ý nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 6
Kết cấu vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Tỷ suất nợ phải thu 40.66% 44.56% 4.1%
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ
%
Tỷ trọng
%
1 2 3 4 5 6=4-2 7=6/2 8=5-3
Vốn lưu động trong khâu
dự trữ 625.175.571 0.93 250.236.139 0.32 -374.939.432 -59.97 -0.61
NVL tồn kho 540.533.379 86.4
6 239.770.591 95.82 -300.762.788 -55.64 8.36Công cụ, dụng cụ 84.642.192 13.5 Công cụ, dụng cụ 84.642.192 13.5
4 10.465.548 4.18 -74.176.644 -87.64 -9.36
Vốn lưu động trong khâu
sản xuất 20.986.542.901 31.14 26.336.831 34.16 5.350.288.763 25.49 3.02
Chi phí SXKD dở dang 20.266.114.034 96.57 25.500.268.229 96.82 5.234.154.195 25.88 0.25 Chi phí chờ kết chuyển 720.428.867 3.43 836.563.435 3.18 116.134.568 16.12 -0.25
Vốn lưu động trong khâu
lưu thông 45.775.463.917 67.93 50.501.666.761 65.51 4.726.202.844 10.32 -2.42 Vốn bằng tiền 5.357.138.996 11.70 6.284.440.243 12.44 927.301.247 17.34 0.74 Tiền mặt tồn quỹ 80.187.679 1.50 165.362.330 2.63 85.174.651 106.22 1.13 Tiền gửi NH 5.276.951.317 98.50 6.119.077.913 97.37 842.126.596 15.96 -1.13 Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 271.800.000 0.59 119.850.000 0.24 -151.950.000 -55.91 -0.25 Vốn trong thanh toán 40.146.524.921 87.70 44.097.376.518 87.32 3.950.851.597 9.84 -0.38 Phải thu của khách hàng 7.497.328.554 18.67 6.344.962.023 14.39 -1.152.366.531 15.37 -4.29 Trả trước cho người bán 4.246.825.205 10.58 3.599.155.862 8.16 -647.669.343 15.25 -2.42 Phải thu nội bộ 20.404.843.697 50.83 32.294.953.968 73.24 11.890.110.271 58.27 22.41 Phải thu khác 485.626.126 1.21 364.499.386 0.83 -121.126.740 24.94 -0.38 Tạm ứng 7511901339 18.71 1.493.805.279 3.39 -6.018.096.060 80.11 -15.32
Tổng cộng 67387182389 100 77.088.734.564 100 9.701.552.175 14.40 0
Bảng 7
Các khoản phải thu và nợ phải trả của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Đơn vị tính: đồng
Số đầu kỳ Số cuối năm Chênh lệch