Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường và với các lực lượng nghiệp vụ khác

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 46 - 50)

1. Thực trạng hoạt động khám nghiệm hiện trường trong thời gian qua Kết quả

2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường và với các lực lượng nghiệp vụ khác

hiện trường và với các lực lượng nghiệp vụ khác

Bộ luật TTHS chưa có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của từng lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường, vì vậy việc phân công cũng

như phối hợp hoạt động giữa các lực lượng này là yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công của một cuộc khám nghiệm.

Lực lượng kỹ thuật hình sự là lực lượng tiến hành khám nghiệm hiện trường còn điều tra viên là người chủ trì cuộc khám nghiệm, do đó để tránh tình trạng các cán bộ khám nghiệm không chủ động được kế hoạch khám nghiệm thì cần có sự trao đổi thông tin cần thiết giữa hai lực lượng này. Trong nhiều trường hợp do không được xác định rõ vai trò, nhiệm vụ mà lực lượng kỹ thuật viên đôi khi thiếu nhiệt tình trong công tác còn các điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm thì phó mặc những công việc mang tính nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên. Chính vì vậy, việc phối hợp tốt giữa điều tra viên và các kỹ thuật viên không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng lực lượng khi tham gia khám nghiệm hiện trường.

Đại diện Viện kiểm sát tham gia vào quá trình khám nghiệm hiện trường là bắt buộc. Viện kiểm sát mà trực tiếp là kiểm sát viên phải thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khám nghiệm hiện trường, đảm bảo cho việc khám nghiệm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Kiểm sát viên cần phối hợp với các lực lượng khác trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát của mình nhằm phát hiện nhanh chóng những vi phạm pháp luật nhằm ngăn chặn kịp thời không để phát sinh những hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp phát hiện có sai sót, vi phạm của cơ quan điều tra và Điều tra viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải đưa ra các yêu cầu để Cơ quan điều tra và Điều tra viên khắc phục. Cơ quan điều tra khi nhận được những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nhanh chóng. Mục đích cuối cùng là đảm bảo cho hoạt động khám nghiệm hiện trường tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả của hoạt động này phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra làm rõ vụ án.

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Kỹ thuật viên khám nghiệm, Điều tra viên với cán bộ Công an cấp cơ sở để trao đổi thông tin liên quan đến vụ việc phục vụ cho công tác điều tra và khám nghiệm đạt kết quả. Lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát

phòng chống tội phạm về ma túy... khi tham gia khám nghiệm hiện trường theo chức năng cần chủ động kết hợp với việc phát hiện, xem xét dấu vết, vật chứng và các tài liệu có liên quan phục vụ yêu cầu điều tra làm rõ vụ án và yêu cầu nghiệp vụ của ngành.

Các lực lượng nghiệp vụ khác tùy theo chức năng của mình và yêu cầu của Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho công tác khám nghiệm hiện trường được tiến hành thuận lợi đạt kết quả cao.

KẾT LUẬN

Sự phát triển không ngừng của kinh tế thị trường kéo theo sự gia tăng của tội phạm cả về số lượng các vụ phạm tội và mức độ nghiêm trọng của từng loại tội phạm. Thêm vào đó, các loại tội phạm mới cũng xuất hiện theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Làm tốt công tác này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành và của toàn xã hội mà lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt, bên cạnh đó là công tác xét xử và thi hành án. Tố tụng hình sự là một quá trình do vậy cần phải được quan tâm ngay từ các bước điều tra ban đầu mới có thể giải quyết triệt để một vụ việc xảy ra. Chính vì vậy điều tra hình sự nói chung và khám nghiệm hiện trường nói riêng cần phải được quan tâm đúng mức.

Công tác khám nghiệm hiện trường là một bộ phận trong chiến thuật điều tra hình sự. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống những biện pháp, phương tiện phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ở nước ta hiện nay, mặc dù Bộ luật TTHS đã có một số quy định song công tác kỹ thuật hình sự nói chung và công tác khám nghiệm hiện trường nói riêng vẫn chưa được nhìn nhận đúng so với tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy, việc nghiên cứu về khám nghiệm hiện trường, đưa ra những vấn đề lí luận cơ bản cũng như trình tự và các yêu cầu pháp luật đặt ra đối với công tác khám nghiệm hiện trường nhằm mục đích rút ra những tồn tại của công tác này và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy lùi những hạn chế và nâng cao hiệu quả của công tác khám nghiệm hiện trường trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Đích cuối cùng là góp phần đưa những nhận thức về khám nghiệm hiện trường cũng như kỹ thuật hình sự lên đúng vị trí của nó, phục vụ đắc lực hơn nữa cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “khám nghiệm hiện trường”, em nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo. Song do giới hạn của đề tài và kiến thức của bản thân có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong có được sự tham gia góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên./.

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 46 - 50)