Cần làm tốt công tác bảo vệ hiện trường

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 45 - 46)

1. Thực trạng hoạt động khám nghiệm hiện trường trong thời gian qua Kết quả

2.4. Cần làm tốt công tác bảo vệ hiện trường

“Bảo vệ hiện trường là việc sử dụngcác lực lượng, biện pháp và các phương tiện phù hợp nhằm giữ nguyên trạng của hiện trường nói chung, dấu vết, vật chứng có ở hiện trường nói riêng cũng như phát hiện, ghi nhận những thông tin, thay đổi ở hiện trường có liên quan đến vụ việc đã xảy ra.” (1)

Hiện trường có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân: do con người, do súc vật, côn trùng, do thiên nhiên.v.v... Những thay đổi của hiện trường có ảnh hưởng rất lớn tới công tác khám nghiệm hiện trường. Vì vậy nếu tổ chức tốt công tác bảo vệ hiện trường sẽ đảm bảo tính khách quan, nguyên vẹn của hiện trường giúp cho lực lượng khám nghiệm hiện trường có thể nhanh chóng phát hiện, thu thập các dấu vết, vật chứng một cách chính xác mà ít có sự nhầm lẫn.

Lực lượng bảo vệ hiện trường vẫn chưa được Bộ luật TTHS quy định, trên thực tế lực lượng này rất đa dạng. Họ có thể gồm: cán bộ công an cấp cơ sở; cán bộ bảo vệ các cở quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường; thành viên các tổ an ninh nhân dân; các công dân tốt... trong trường hợp cần thiết có thể huy động lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ tham gia bảo vệ hiện trường. Những lực lượng này về cơ bản không có kiến thức về nghiệp vụ bảo vệ hiện trường do đó không đảm bảo được yêu cầu trong khi thực thi nhiệm vụ.

Do đó để làm tốt công tác bảo vệ hiện trường cần:

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nhiệm vụ bảo vệ hiện trường cho cán bộ cấp quận, huyện, thị và lực lượng cơ sở gồm: Công an xã, phường, bảo vệ dân phố... Trong tương lai cần xây dựng một lực lượng bảo vệ hiện trường có kiến thức chuyên môn, điều này là cần thiết bởi một hiện trường được bảo vệ tốt là tiền đề quan trọng cho một cuộc khám nghiệm hiện trường đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu đặt ra;

- Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và những vấn đề khác có liên quan đến công tác bảo vệ hiện trường. Tận dụng sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân không chỉ giúp nắm thông tin về vụ việc một cách nhanh chóng mà còn giúp cho quá trình bảo vệ hiện trường đạt hiệu quả. Trong nhiều trường hợp người đầu tiên phát hiện ra hiện trường là các công dân, khi có sự việc xảy ra họ có thể báo ngay cho cơ quan công an biết. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cho quần chúng về công tác bảo vệ hiện trường khiến họ không vì tò mò mà đi vào khu vực hiện trường gây biến đổi hiện trường mà còn tích cực giúp đỡ nhân viên bảo vệ cũng như cán bộ khám nghiệm hiện trường trong việc bảo vệ hiện trường cũng như cung cấp thông tin có liên quan đến vụ việc.

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w