Kết thúc khám nghiệm hiện trường 1 Họp rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 28 - 32)

3.1. Họp rút kinh nghiệm

Lực lượng khám nghiệm hiện trường tiến hành họp sau khi khám nghiệm xong với mục đích rà soát lại toàn bộ công tác khám nghiệm, kiểm tra lại nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong quá trình nghiên cứu, phát hiện, thu

lượm, bảo quản dấu vết, vật chứng theo đúng yêu cầu kĩ thuật và pháp luật. Đây là một hoạt động cần thiết, ngoài việc xem xét lại các dấu vết, vật chứng thu thập được ở hiện trường, hoạt động này còn giúp chính lực lượng khám nghiệm xem xét lại mình về tổ chức đồng thời đúc rút những kinh nghiệm cần thiết cho những lần khám nghiệm sau, đặc biệt là những kỹ thuật viên trẻ.

Sau khi họp rút kinh nghiệm cần tiến hành thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường ngay tại hiện trườg. Biên bản khám nghiệm hiện trường do điều tra viên lập và được những người tiến hành, tham gia và chứng kiến cuộc khám nghiệm thông qua và ký xác nhận.

3.2. Đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu được tại hiện trường tại hiện trường

Công việc này được tiến hành ngay sau khi lực lượng khám nghiệm tiến hành hội ý rút kinh nghiệm. Việc sơ bộ nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tài liệu thu được ở hiện trường nhằm đánh giá được sự việc đã xảy ra. Các tài liệu thu nhận được ở hiện trường có thể được đánh giá qua các nguồn tin báo, lời khai người báo tin, tố giác, người bị hại, nhân chứng...

Để rút ra được các thông tin về: đối tượng, quá trình xảy ra sự việc... lực lượng khám nghiệm cần đánh giá sơ bộ các dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường, đồng thời tiến hành đánh giá các di biến động của các đối tượng trên địa bàn, nơi xảy ra sự việc, đánh giá về dư luận quần chúng đối với sự việc xảy ra...

Dấu vết vật chứng cần được đánh giá theo hai phương pháp:

- Đánh giá từng dấu vết, vật chứng để từ đó khai thác giá trị thông tin thông báo của từng dấu vết, vật chứng;

- Đánh giá theo tổ hợp, hệ thống của các dấu vết, vật chứng nhằm tìm được giá trị thông tin thông báo về quá trình hoạt động của tội phạm trên hiện trường.

Quá trình đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu tại hiện trường nhằm rút ra các kết luận sau:

- Thời gian và tính chất của sự việc xảy ra; - Đối tượng bị xâm hại;

- Hậu quả, tác hại;

- Động cơ, mục đích, thói quen và trạng thái tâm lí của người để lại dấu vết, vật chứng tại hiện trường;

- Phương thức, thủ đoạn hoạt động của người này; - Số lượng người đã thực hiện hành vi;

- Phương tiện, công cụ thực hiện hành vi; - Thủ đoạn che dấu hành vi.

Các kết luận này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ ra phương hướng điều tra tiếp theo được đúng hướng, sát với thực tế của vụ việc và những công việc phải hoàn thành trong thời gian tới của các lực lượng.

3.3. Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng

Việc đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảo quản theo đúng yêu cầu luật định (Điều 75 – BLTTHS); - Tránh mọi tác động tiếp xúc từ bên ngoài;

- Tránh mọi khả năng đổ vỡ, va chạm giữa dấu vết, vật chứng với nhau và với các vật khác;

- Chống sự hủy hoại do quá trình thối rữa, mốc, ôxy hóa, ăn mòn hoặc do các phản ứng lí, hóa học khác;

- Tránh làm bẩn, tránh mọi sự tiếp xúc giữa dấu vết, vật chứng với nhau, với mẫu so sánh, với dụng cụ đóng gói hoặc với các vật khác;

- Tránh gây nhầm lẫn giữa dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh do việc ghi nhận, đánh dấu không rõ ràng.

Bảo quản dấu vết, vật chứng thu được tại hiện trường là một công việc quan trọng và mang ý nghĩa to lớn đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường nói riêng và công tác điều tra hình sự nói chung. Những nhầm lẫn phạm phải trong khi thẩm vấn hoặc ở những lĩnh vực khác của cuộc điều tra sơ bộ có thể sửa chữa được nhưng nhầm lẫn phạm phải trong khi khám nghiệm hiện trường cũng như bảo quản dấu vết, vật chứng thì không thể sửa chữa lại được. Để đạt

được những yêu cầu đã nêu trên, việc bảo quản, vận chuyển dấu vết, vật chứng cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh phải được đóng gói từng vật tách rời nhau, tránh mọi khả năng tiếp xúc với nhau;

- Những vât dính máu, ẩm ướt như quần áo, giầy dép... phải để nơi thoáng gió dưới bóng râm cho khô trước khi đóng gói để tránh mốc, thối, mục làm hỏng dấu vết, vật chứng;

- Mọi dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh thu được phải được đóng gói trong những dụng cụ phù hợp:

+ Các chất ăn mòn phải được đựng trong các dụng cụ không bị ăn mòn; + Lông, tóc, sợi hoặc các vật thể nhỏ phải được bảo quản trong các dụng cụ sạch sẽ như túi polyetilen, lọ thủy tinh.v.v... tránh bị dính các loại tạp chất;

+ Mọi vật chứng, đặc biệt là các đồ vật dễ vỡ phải có cách đóng gọi như buộc, dính bằng băng dính và có lót tránh mọi sự lay động, va chạm và làm rơi đổ vỡ.

- Cần phải giữ nguyên trạng thái của các dấu vết, vật chứng khi đóng gói, ví dụ tại hiện trường tìm được các loại dao gập, kìm, kéo.v.v... thì cần phải giữ nguyên trạng thái của chúng như khi thu thập (không gập dao lại, không đóng kìm, kéo lại). Riêng đối với súng cần phải tháo đạn và khóa chốt an toàn.

- Các loại chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, vũ khí, đạn và các vật nguy hiểm khác phải được đóng gói an toàn đúng theo quy định đối với từng loại. Bên ngoài vỏ bọc phải ghi rõ tên vật, mức độ nguy hiểm, cần tránh gì, những kí hiệu chú ý khi vận chuyển (ví dụ: “dễ vỡ”, “tránh nước”, “chất cháy”, “chất nổ”...).

- Phải ghi đầy đủ những thông tin cần thiết kèm theo vật mang dấu vết hoặc viết lên đồ đóng gói để tránh thất lạc. Những thông tin này bao gồm: vụ gì; ở đâu; ngày – tháng – năm xảy ra; ngày – tháng – năm thu giữ; tên dấu vết, vật chứng; số lượng; trên đồ vật mang vết nào; phương pháp thu; người thu...

- Vỏ ngoài của vật liệu đóng gói phải bền vững trong quá trình vận chuyển. Vật liệu dùng bao gói dấu vết, vật chứng thường là; giấy, bìa các -

tông, gỗ, hộp nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, túi polietilen. Dụng cụ bao gói cần phải sạch, riêng túi polietilen chỉ được dùng một lần.

Quá trình vận chuyển các dấu vết, vật chứng đảm bảo giữ gìn cẩn thận, tránh mọi hư hỏng, đặc biệt là các chất như: chất độc, chất dẽ cháy nổ...

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w