Các văn bản của công tác khám nghiệm hiện trường

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 32 - 36)

Các văn bản của công tác khám nghiệm hiện trường gồm: - Biên bản khám nghiệm hiện trường;

- Sơ đồ hiện trường; - Bản ảnh hiện trường;

- Báo cáo khám nghiệm hiện trường.

4.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường

Biên bản khám nghiệm hiện trường có thể là chứng cứ pháp lí theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 tại các Điều 64 (Chứng cứ) và Điều 77 (Biên bản về hoạt động điều tra và xét xử).

Như vậy, biên bản khám nghiệm hiện trường là một tài liệu pháp lý ghi nhận tình hình thực tế khách quan ở hiện trường và kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường. Việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường được quy định cụ thể ở các Điều 150 (khoản 3) và Điều 154 - Bộ luật TTHS năm 2003. Hình thức và nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo mẫu của loại biện bản này do Bộ Công an ban hành.

Các yêu cầu đối với một biên bản khám nghiệm hiện trường gồm:

- Việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường cần được thực hiện theo đúng yều cầu luật định;

- Việc viết biên bản khám nghiệm hiện trường có thể chia làm hai bước: + Bước 1: Viết biên bản đồng thời với quá trình khám nghiệm để kịp thời ghi nhận những thông tin, dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường;

+ Bước 2: Viết lại hoàn chỉnh sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. - Nội dung biên bản chỉ phản ánh trung thực, khách quan và đầu đủ tình hình hiện trường, không ghi những câu nhận xét, phân tích, kết luận hoặc phán đoán chủ quan vào biên bản;

- Chỉ ghi nhận vào biên bản những dấu vết, vật chứng mà cán bộ khám nghiệm phát hiện, thu lượm được ở hiện trường;

- Chỉ mô tả những sự vật có liên quan bằng những khái niệm chuẩn xác, không dùng ký hiệu riêng hay viết tắt;

- Các số trong biên bản cần phải ghi cả bằng số và bằng chữ, ngày tháng cần được ghi bằng hai con số;

- Phải viết biên bản bằng bút mực hoặc bút bi, không viết mực đỏ hoặc bút chì;

- Khi viết biên bản cần tránh tẩy xóa, trường hợp tẩy xóa phải có xác nhận của người làm chứng;

- Trường hợp biên bản có nhiều trang, phải đóng dấu giáp lai hoặc ký xác nhận vào từng trang.

Biên bản sau khi được lập xong cần được đọc cho mọi người cùng nghe và ký xác nhận vào biên bản là đúng với thực tế, nếu có bổ xung gì thì cũng ghi vào phần cuối biên bản và sau đó ký tên.

4.2. Sơ đồ hiện trường

Sơ đồ hiện trường là bản vẽ mô tả hiện trường, dấu vết vật chứng có ở hiện trường nhằm minh họa và bổ sung cho biên bản khám nghiệm hiện trường.

Sơ đồ hiện trường gồm:

* Sơ đồ chung: là loại sơ đồ mô tả bao quát toàn bộ khu vực hiện trường và vùng lân cận có liên quan.

Loại sơ đồ này nhấn mạnh vào vị trí toàn cảnh hiện trường trong mối liên quan với các đối tượng khác ở khu vực lân cận như: đường mòn, đường giao thông, đầu mối giao thông (ngã ba, ngã tư.v.v...), sông ngòi, ruộng vườn, các khu nhà và công trình xung quanh.v.v...

* Sơ đồ khu vực: là sơ đồ chi tiết hóa những khu vực nhất định của hiện trường. Tùy theo thực tế, khi cần thiết, hiện trường có thể được phân chia thành nhiều khu vực để vẽ chi tiết những khu vực cần minh họa như: từng khu nhà, gian buồng.v.v... trong hiện trường, nơi có nhiều dấu vết, tang vật. Quan trọng nhất là vẽ sơ đồ khu vực trung tâm hiện trường.

* Sơ đồ chi tiết: dùng để mô tả vị trí, hình dáng của một hay nhiều dấu vết, vật chứng có liên quan với nhau, qua đó hình dung được quá trình gây ra từng dấu vết và từ mối liên quan của các dấu vết có thể dự đoán trình tự các hoạt động của thủ phạm ở hiện trường.

Việc vẽ sơ đồ hiện trường được thực hiện qua hai bước:

- Bước 1: vẽ phác họa sơ đồ trong khi tiến hành khám nghiệm. Sơ đồ phác họa tuy chưa cần vẽ đúng tỉ lệ nhưng vẫn phải vẽ đầy đủ đường nét, đủ các đối tượng cần mô tả và ghi lại đủ số liệu kích thước, vị trí của từng vật.

- Bước 2: sau khi kết thúc khám nghiệm, dựa vào sơ đồ phác họa vẽ hoàn chỉnh sơ đồ hiện trường.

Khi vẽ sơ đồ hiện trường, cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại hiện trường, loại sơ đồ và đặc điểm của đối tượng cần mô tả... để lựa chọn phương pháp vẽ sơ đồ cho phù hợp. Các phương pháp vẽ sơ đồ hiện trường gồm: phương pháp vẽ mặt bằng, phương pháp vẽ mở, phương pháp vẽ mặt cắt, phương pháp vẽ phối cảnh).

4.3. Bản ảnh hiện trường

Bản ảnh hiện trường là tài liệu bổ sung cho biên bản khám nghiệm hiện trường, ghi nhận bằng hình ảnh toàn bộ quang cảnh hiện trường cũng như vị trí, trạng thái của đồ vật, dấu vết, vật chứng có ở hiện trường.

Để đáp ứng những yêu cầu bản ảnh hiện trường, khi tiến hành khám nghiệm phải chụp bốn loại ảnh hiện trường sau:

- Ảnh định hướng: nhằm mô tả vị trí và phương hướng của hiện trường liên quan với cảnh vật xung quanh như đường xá, nhà cửa, cánh đồng, ao hồ.v.v... và đường ra vào hiện trường cũng như dẫn tới các đường giao thông;

- Ảnh toàn cảnh: nhằm mô tả phạm vi, quang cảnh cấu trúc của hiện trường và mối liên quan giữa các khu vực của hiện trường với nhau và với nạn nhân, đồ vật, dấu vết, vật chứng.v.v... ở hiện trường. Ảnh toàn cảnh cũng phản ánh mối quan hệ của hiện trường với các vùng lân cận xung quanh;

- Ảnh từng phần: loại ảnh này chụp từng khu vực của hiện trường để thể hiện rõ vị trí, trạng thái của các đồ vật, nạn nhân, dấu vết, vật chứng trong mối

liên quan với nhau và với cảnh vật xung quanh. Khu vực trung tâm hiện trường cần được chụp riêng;

- Ảnh chi tiết: loại ảnh này phản ánh vị trí, đặc điểm của từng đồ vật, dấu vết, vật chứng như dấu vết cạy phá cửa, vết thương, dấu vết vân tay, tài liệu.v.v... ở tại hiện trường để phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá, giám định dấu vết.

Tùy trường hợp cụ thể, điều tra viên phụ trách khám nghiệm quyết định số lượng từng loại ảnh phải chụp để đáp ứng yêu cầu của bản ảnh hiện trường.

Khi chụp ảnh dấu vết phải có thước tỉ lệ và cần đặt máy vuông góc với vật mang dấu vết. Thước đo và việc đặt phim ở mặt phẳng song song với vật sẽ giúp

cho việc phóng to ảnh hay rửa ảnh theo đúng kích thước 1×1 được dễ dàng,

thuận lợi và chính xác.

4.4. Báo cáo khám nghiệm hiện trường

Báo cáo khám nghiệm hiện trường là một loại tài liệu nghiệp vụ (không phải văn bản pháp lí) do điều tra viên chủ trì cuộc khám nghiệm hiên trường viết để lưu hồ sơ vụ án và gửi lãnh đạo cơ quan điều tra. Nó phản ánh một số vấn đề sau:

- Kết quả khám nghiệm;

- Những biệp pháp, phương pháp nghiệp vụ đã áp dụng; - Những phương tiện kĩ thuật đã áp dụng;

- Những nhận định và những đề xuất các biện pháp giải quyết tiếp theo. Báo cáo khám nghiệm hiện trường gồm bốn nội dung:

+ Tóm tắt tình hình vụ việc và hiện trường;

+ Quá trình và kết quả công tác điều tra và khám nghiệm hiện trường; +Ý kiến phân tích, nhận định;

+ Ý kiến đề xuất.

Báo cáo khám nghiệm hiện trường được gửi kèm theo biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG HIỆN TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Khám nghiệm hiện trường (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w