Đảm bảo quyền có người bào chữa trong những trường hợp pháp luật quy định

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 45 - 49)

quy định

Theo khoản 2, Điều 57 Bộ luật TTHS: “Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo, hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự.

b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Đầu tiên phải khẳng định rằng bị can, bị cáo thuộc các trường hợp trên vẫn có quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa, những quyền này được bảo đảm bằng những quy định của pháp luật, nhưng khi họ không mời người bào chữa thì họ sẽ được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định người bào chữa cho. Vậy tại sao họ lại có quyền được chỉ định người bào chữa? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng trường hợp.

Trường hợp thứ nhất: bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là

tử hình.

Trong hệ thống hình phạt, tử hình là hình phạt nghiêm khác nhất bởi vì hình phạt này tước đoạt đi quyền sống của người phạm tội. Khi biết mình phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, có thể bị tuyên án tử hình, bị can, bị cáo thường có những biểu hiện tâm lý bất thường, chán nản, thần kinh suy nhược. Đặc biệt là tại phiên toà, do tính chất nghiêm trọng của vụ án, không khí xét xử căng thẳng, một số trường hợp bị cáo trong vụ án bị xét xử theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đã không giữ được bình tĩnh, hoảng loạn, có trường hợp ngất tại phiên toà. Vì vậy, bị can, bị cáo trong trường hợp này rất cần có người bào chữa, những người sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho bị can, bị cáo. Mặt khác, sự

có mặt của người bào chữa sẽ giúp cho vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng được nhìn từ nhiều góc độ, được tiến hành một cách khách quan, có sự cọ sát giữa buộc tội và gỡ tội, để các quyết định và hành vi tố tụng của các cơ quan THTT được chính xác hơn, tránh được các quyết định sai lầm đặc biệt là việc tuyên một bản án tử hình thiếu chính xác bởi khi bản án ấy được thi hành thì sẽ không bao giờ có thể sửa sai được nữa.

Trường hợp thứ hai: bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

Bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo pháp luật TTHS nước ta là những bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đặc điểm lứa tuổi đây là những người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tâm thần; tâm, sinh lý chưa ổn định, nhiều suy nghĩ và hành động còn bột phát, chưa có đầy đủ năng lực để kiểm soát hành vi của mình. Chính vì vậy, có thể nói “trong TTHS, người chưa thành niên được hưởng một sự bảo vệ kép. Lớp bảo vệ thứ nhất là lớp bảo vệ mà pháp luật TTHS giành cho tất cả những công dân tham gia TTHS, lớp bảo vệ thứ hai là lớp bảo vệ đặc biệt giành riêng cho người chưa thành niên”(1). Bộ luật TTHS nước ta đã dành hẳn 1 chương (Chương XXIII thuộc phần thứ bảy thủ tục đặc biệt) để quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Về quyền bào chữa cũng vậy, người chưa thành niên do chưa phát triển đầy đủ, chưa có kinh nghiệm sống nên họ không thể thực hiện quyền tự bào chữa của mình một cách tốt nhất, thế nên pháp luật TTHS quy định ngoài quyền tự bào chữa, nếu họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì sẽ được các cơ quan THTT chỉ định người bào chữa cho.

Trường hợp thứ ba: người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Là những người bị câm, khiếm thị, khiếm thính hoặc bị những khuyết tật về tâm, sinh lý. Do những nhược điểm này họ khó có thể thực hiện tốt quyền tự bào chữa của mình.

Như Võ Thanh Xuyên, bị cáo bị câm điếc và mù chữ bị TAND tỉnh Hậu Giang đưa ra xét xử về tội giết người. Trong phiên toà ngày 09/02/2004, mặc dù

1 (1)Bộ Tư pháp-Vụ pháp luật hình sự-hành chính, Bảo vệ quyền của người chưa thành niên

đứng trước vành móng ngựa nhưng bị cáo không thể hiểu HĐXX hỏi gì, không thể trình bày ý kiến trước toà (Xuyên chưa được học giao tiếp bằng cách ra hiệu). HĐXX chủ yếu hỏi luật sư và cha mẹ bị cáo đồng thời dựa vào các chứng cứ khác của vụ án để xét xử.(1)

Như vậy có thể thấy rằng sự tham gia của người bào chữa trong các vụ án có những người quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS là hết sức cần thiết. Pháp luật không quy định rõ thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa trong những trường hợp này, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì người bào chữa chỉ được chỉ định cho bị can, bị cáo. Đối với người bị tạm giữ (là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) không có quy định về việc được chỉ định người bào chữa. Vậy có thể hiểu rằng người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Quyền được chỉ định người bào chữa của bị can, bị cáo trong các trường hợp này được thực hiện ở tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Các cơ quan THTT phải đảm bảo quyền được cử người bào chữa cho họ nếu không sẽ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trừ trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên nhưng khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 57 Bộ luật TTHS.

Bị can, bị cáo trong các trường hợp này có quyền được chỉ định người bào chữa nhưng họ và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Không ai được phép ép buộc họ nhận người bào chữa mà họ không đồng ý. Tuy nhiên, cũng có khi họ không chấp nhận người bào chữa do họ không hiểu pháp luật (như lo không có tiền trả thù lao, sợ rằng có người bào chữa sẽ bị coi là ngoan cố và tội sẽ nặng hơn). Do đó cơ quan THTT phải xem xét kỹ và giải thích cho bị can, bị cáo rõ.

Đảm bảo quyền có người bào chữa cho những người được quy định tại điểm a, b, khoản 2 Điều 57 là một trong những quy định thể hiện rõ nhất nguyên

tắc bảo đảm quyền bào chữa đồng thời thể hiện tính dân chủ và nhân đạo của pháp luật TTHS nước ta.

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊTẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA

CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w