Đánh giá tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn từ năm 2007 –

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA (Trang 65 - 75)

2007 – 2009

Bảng 4.13: Một vài tỷ số đánh hoạt động tín dụng ngắn hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng nguồn vốn Tr.đ 151.825 202.467 222.714 Vốn huy động " 100.941 160.254 176.279 Doanh số cho vay " 231.490 298.744 332.005 Doanh số thu nợ " 181.629 268.645 298.556 Dư nợ cuối kỳ " 122.797 152.896 186.345 Nợ quá hạn " 130 190 194 Dư nợ / tổng NV % 80,88 75,52 83,67 Dư nợ / vốn huy động % 121,05 95,41 105,71 Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 0,11 0,12 0,10 Vòng quay vốn tín dụng Lần 1,86 1,95 1,76 Hệ số thu nợ Lần 0,78 0,90 0,90

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của QTD có tập trung vào hoạt động tín dụng hay không. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của QTD. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt khi đánh giá khả năng cho vay của QTD, nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là QTD đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín dụng sẽ rất cao khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì QTD sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và thiếu vốn nữa.

Trong 3 năm, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn như sau: năm 2007 là 80,88%, năm 2008 giảm còn 75,52%. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tín dụng ở năm 2008 của QTD chưa cao nhưng QTD đã kịp thời củng cố hoạt động cấp tín dụng nên tỷ số này đã tăng lên lại vào năm 2009 là 83,67%. Để tránh tình trạng này tái lập thì QTD nên thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn đầu tư.

Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của QTD, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa. Từ bảng kết quả cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của QTD giảm qua 3 năm, nhưng đều lớn hơn 100%, chỉ riêng năm 2008 nằm ở mức 95,41% là do tình hình chung của nền kinh tế vào năm này, lãi suất tăng cao làm người dân có xu hướng chỉ muốn gởi tiền chứ không vay, nên đã làm vốn huy động không được sử dụng hết. Tình hình này đã được QTD cải thiện khi sang năm 2009, tỷ số đã tăng lên mức 105,71%, chứng tỏ nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng không bị đóng băng mà được vận dụng liên tục vào quá trình sử dụng vốn của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách, QTD đã phải huy động từ các nguồn vốn khác bên cạnh VHĐ.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của QTD. Nó phản ánh chất lượng tín dụng cũng như phản ánh khả năng thu hồi vốn của QTD đối với khách hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam, khi tỷ lệ này đạt dưới 5% thì hoạt động tín dụng được coi là hiệu quả, riêng đối với các QTD, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ này phải đạt dưới 1% mới được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại QTD trong 3 năm như sau: năm 2007 tỷ lệ này là 0,11%, hoạt động cấp tín dụng trong năm này được đánh giá là tốt. Qua năm 2008, tỷ lệ này tăng lên là 0,12% và đến năm 2009 giảm còn 0,10%, Ở QTD Mỹ Hòa tỷ lệ này rất thấp, cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn ở Quỹ tín dụng Mỹ Hòa là rất tốt. Và đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Quỹ tín dụng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Quỹ tín dụng. Vì thế, công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tại đây được đánh giá tốt, khả năng thu hồi vốn của Quỹ tín dụng tốt do những thành viên đa phần là những người có uy tín và là khách hàng lâu năm tại đây, mặt khác Quỹ tín dụng đã hạn chế cho vay đối với những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm trễ mà không có lí do chính đáng.

Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Quỹ tín dụng trong thời gian qua tương đối ổn định. Năm 2008 vòng quay vốn tín dụng là 1,95 vòng tăng so với năm 2007 và năm 2009 vòng quay vốn tín dụng giảm còn 1,76. Vòng quay vốn tín dụng tương đối ổn định qua 3 năm là do công tác thu nợ của Quỹ tín dụng được thực hiện khá tốt. Nhưng nếu vòng quay vốn tín dụng tăng thì thời gian thu hồi nợ vay càng nhanh làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ tín dụng tốt hơn.

Hệ số thu nợ

Hệ số này nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng gần 1 càng tốt, tuy nhiên với mỗi thời điểm khác nhau Quỹ tín dụng sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau, không thể đơn giản dựa vào sự tăng giảm của hệ số này mà kết luận công tác thu nợ của một QTD, cần phải liên hệ đến tình hình thực tế để đánh giá khách quan hơn.

Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy được chỉ tiêu này qua 3 năm tại QTD tăng trưởng dần tiến đến 1. Năm 2007 hệ số này là 0,78 lần. Năm 2008 tăng lên 0,9 lần và ổn định sang năm 2009. Thể hiện sự phát triển trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ của QTD. Bên cạnh đó, QTD cũng đã có những biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động tín dụng tại QTD.

4.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại QTD Mỹ Hòa

Đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đã có nhiều người nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên không phải các giải pháp đó áp dụng ở tổ chức tín dụng nào cũng đem lại hiệu quả. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thực tế của các thế hệ đi trước, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cộng với những kiến thức những lý luận được học tại trường và qua thực tập tại QTD Mỹ Hòa, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

a/ Giải pháp về công tác cán bộ

Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào yếu tố năng lực và hiệu suất của những người lao động. Mọi tổ chức muốn đạt được mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và các tổ chức tín dụng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Trong thời đại ngày nay, yếu tố con người là nhân tố quan trọng hàng đầu. Vì thế, Quỹ tín dụng Mỹ Hòa cần phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ cho vay vừa có năng lực vừa có phẩm chất tốt.

Trước mắt, cần phải hoạch định nhu cầu về nhân sự, chuẩn bị trước kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên để đón đầu nhu cầu trong tương lai. Nên có chính sách tuyển dụng cán bộ dựa trên trình độ, khả năng tiếp nhận và sự nhạy bén trong công việc để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc tại đơn vị. Bên cạnh đó, cần có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, khuyến khích cán bộ lao động theo đúng nguyên tắc và hiệu quả, thưởng phạt nghiêm minh để giữ cán bộ. Điều chỉnh cơ cấu lương hợp lí, cân đối giữa trình độ, năng lực, kết quả hoàn thành công việc và thâm niên, tạo động lực để nhân viên làm việc.

Đối với những nhân viên tín dụng không đáp ứng được yêu cầu của công việc hoặc không nhiệt tình làm việc thì QTD nhắc nhở, uốn nắng hoặc có thể cho họ thôi việc để tuyển người mới có nhiệt tình và có chuyên môn cao hơn.

Quỹ tín dụng cần thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ, nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ nhân viên, giúp cán bộ tín dụng nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả nợ đúng hạn cho Quỹ tín dụng và giảm được nợ quá hạn.

Thúc đẩy phát huy sự cố gắng, sáng tạo của cá nhân, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể. Bằng cách sử dụng CBTD phải đúng người đúng việc đồng thời quan tâm đến cả lợi ích vật chất và yếu tố tinh thần của người lao động, đảm bảo sự công bằng, biết kết hợp hài hòa mục tiêu giữa QTD với mục tiêu và lợi ích của người lao động.

Thực tế tại địa bàn QTD Mỹ Hòa, các cán bộ làm công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhiều khi nhận được khoản vay mà họ không biết phải sử dụng thế nào là hiệu quả nhất vì thế đòi hỏi CBTD phải có sự am hiểu cần thiết, trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tư vấn, gợi ý và hướng dẫn họ sản xuất, nếu làm được điều này thì hiệu quả đồng vốn sẽ là rất cao, chất lượng tín dụng sẽ có hiệu quả. Từ đó làm cho họ tin yêu và gắn bó hơn với QTD. Vì thế, CBTD ngoài việc tinh thông nghiệp vụ cũng cần phải không ngừng tìm tòi sáng tạo. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để CBTD không ngừng được đào tạo và tiếp thu những trình độ mới.

Trang bị thêm máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ vi tính để cán bộ quản lý hồ sơ vay vốn, làm các báo cáo theo quy định của NHNN Việt Nam, hàng ngày theo dõi nợ đến hạn, quá hạn, hàng tháng sao kê khế ước vay vốn nhanh chóng để thuận tiện trong việc quản lý tín dụng.

Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế. Chỉ nên thay đổi cán bộ tín dụng khi có những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của ngành. Vì trong các thông tin về khách hàng có những thông tin không được lưu giữ bằng văn bản hay mọi phương tiện lưu tin nào khác trong đó những thông tin " mắt thấy, tai nghe " từ thực tế cơ sở kinh doanh của khách hàng đóng vai trò quan trọng, những thông tin được hình thành bằng " linh cảm" và cả trực giác của cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc, quan hệ với khách hàng. Khi bàn giao giữa cán bộ tín dụng, những thông tin trên có thể bị lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng vẫn đảm bảo được khả năng đa dạng hoá đầu tư của QTD để tránh rủi ro, khắc phục mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tín dụng tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay.

b/ Tăng cường hoạt động Marketing

Ngày nay, các định chế Ngân hàng hoạt động trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến dành giật thị trường diễn ra khốc liệt. Điều đó đòi hỏi QTD phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp nâng cao vị thế cạnh tranh. Việc này chỉ được thực hiện tốt khi có giải pháp Marketing nâng động đúng hướng.

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá những hoạt động là một việc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh của tín dụng nói riêng, nhất là trong tình hình hiện nay trình độ dân trí của người dân nông thôn còn thấp, hiểu biết về hoạt động tín dụng còn có hạn. Để “ xã hội hoá công tác tín dụng” thì một trong những biện pháp quan trọng là tiếp tục triển khai họp dân để tuyên truyền chính sách của Nhà nước, cơ chế cho vay của ngành.

Do đặc thù sản phẩm và dịch vụ của QTD là vô hình do đó rất khó nhận biết. Nên cần phải tăng cường tuyên truyền, quảng cáo khuếch trương hình ảnh của QTD. Qua việc tăng cường tiếp thị với khách hàng bằng biện pháp đăng tin trên báo, đài truyền hình, truyền

thanh, tổ chức tốt hội nghị khách hàng.

Marketing giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng , nhân viên. Bộ phận Marketing giúp QTD giải quyết tốt các mối quan hệ trên thông qua các hoạt động như: Tham gia xây dựng và điều hành chính sách lãi, phí, kích thích hấp dẫn phù hợp với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên phát minh sáng kiến …nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích, lợi ích của khách hàng…

c/ Cho vay tập trung có trọng điểm

Cần đầu tư vốn tập trung có trọng điểm đối với những khách hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng lớn và phát triển bền vững. Để tránh rủi ro, nguyên tắc ‘thận trọng’ cần được QTD quan tâm. Vì vậy, QTD phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng.

QTD cần tiếp tục cho vay vào các ngành hoạt động có hiệu quả như sản xuất lúa, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, chế biến nông sản,…

d/ Đẩy mạnh cho vay qua các tổ, nhóm đơn vị làm đại lý tại địa phương

Việc cho vay qua các tổ, đại lý là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất.

Vì “ không ai hiểu rõ gia đình mình hơn những người hàng xóm của mình” Các tổ chức hội tại địa phương là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất một cách công khai, chuẩn xác, kịp thời… Qua đó QTD giải ngân nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng

Thông qua các tổ chức hội tại địa phương đồng vốn vay của QTD được kiểm tra, đôn đốc, giám sát một cách thường xuyên và hiệu quả.

Mặt khác, thông qua các tổ chức hội để các hộ sản xuất có thể tương trợ lẫn nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên vật liệu đàu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Việc cho vay qua tổ chức hội, tổ tín chấp tại địa phương sẽ đảm bảo an toàn đồng vốn của QTD. Vì ở các địa phương, nếu không trả nợ kịp thời vốn vay qua tổ sẽ có nhiều biên pháp, trong đó nhắc nhở qua các cuộc họp, qua hệ thống loa truyền thanh… do tâm lý tập quán tại địa phương, điều này gây tâm lý e ngại … chính vì vậy, do tâm lý nên người vay luôn thực hiện nghĩa vụ một cách đúng hạn, theo quy định.

Hình thức này đem lại lợi ích cho hai phía:

- Với các hộ gia đình: Họ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng QTD một cách nhanh chóng, kịp thời, không mất nhiều chi phí giao dịch , đi lại… Điều này có ý nghĩa rất quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ HÒA (Trang 65 - 75)