Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế An Giang (Trang 55 - 58)

c. Đánh giá tình hình XNK tại CKQT Vĩnh Xương:

c.2 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương

Mặt hàng nhập khẩu chính ngạch

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại CKQT là: Gỗ, tơ thô, máy móc, phế liệu kim loại. Bên cạnh đó, xuất hiện một số mặt hàng khác: Hạt điều, mè, cao su thiên nhiên, tinh dầu xá xị,…

Bảng 26. Lượng hàng nhập khẩu tại Vĩnh Xương.

Mặt hàng Năm 2004 2005 + Gỗ 625,39 tấn 931 tấn + Khoai mì lát 851,83 tấn + Hạt điều 713,13 tấn + Mè vàng 330 tấn + Mè đen 2.813 tấn

+ Tơ thô, máy móc và các loại khác 284 tấn 150 tấn

+ Sắt phế liệu 3.781 tấn

+ Cao su thiên nhiên 148,77 tấn

+ Tinh dầu xá xị 4,46 tấn

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương

Loại hình nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương

So với các cửa khẩu khác tại An Giang thì tại nơi đây xuất hiện khá nhiều loại hình nhập khẩu: nhập kinh doanh, nhập sản xuất kinh doanh, nhập tạm nhập tái xuất, nhập sản xuất đăng ký nơi khác

Bảng 27. Các loại hình nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương.

Đơn vị: Triệu USD.

Loại hình Năm 2004 2005

+ Nhập kinh doanh 0,29 0,38

+ Nhập sản xuất kinh doanh 5,00 1,97

+ Nhập sản xuất kinh doanh đăng ký nơi khác 0,62 0

+ Nhập tạm nhập tái xuất 1,44 0,24

Tổng cộng 7,35 2.59

Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương

Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch

Biểu đồ 13. Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch.

Nguyên nhân tăng giảm:

Trong những mặt hàng nhập khẩu vào Việt nam (trừ gỗ và 1 số mặt hàng nông sản của Campuchia), rất nhiều hàng hoá tiêu dùng có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc. So với cửa khẩu Tịnh Biên thì kim ngạch nhập kinh doanh tại Vĩnh Xương rất thấp, nhập khẩu chủ yếu là tiểu ngạch với mức thuế nhập khẩu vẫn còn khá (trên 30%). Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng có nguồn gốc từ Thái này tại đây không nhiều, phần lớn được đưa vào chợ trung tâm thương mại Tân Châu.

Mặt hàng nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương chủ yếu là hàng nông lâm sản, chưa có sản phẩm nhập khẩu qua chế biến từ nguyên liệu trong nước. Mặt hàng xuất khẩu của người dân địa phương còn rất nhỏ và manh mún, chủ yếu là những mặt hàng như: lúa, đâu, bắp,… Ngoài ra còn có một số mặt hàng được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch: giày dép, máy móc, xi đánh giày,…có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc với mức thuế nhập khá cao (trên 40%). Công tác thu thuế tại đây gặp một số khó khăn do hàng nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng thông thường, số lượng ít, tiền thu

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

thuế thấp như: phế liệu, nông sản,…Còn những mặt hàng nhập khẩu khác bằng container đểu chuyển về cảng Sài Gòn, Hải Phòng để làm thủ tục nộp thuế, không nộp tại cửa khẩu Vĩnh Xương.

Kim ngạch trong năm tăng đáng kể, đặc biệt là trong năm 2003, 2004 kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng mạnh. Điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã bắt đầu khai thác thị trường nguồn nguyên liệu từ Campuchia. Do có vị trí thuận lợi về đường thuỷ nên các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn cửa khẩu Vĩnh Xương để làm nơi nhập khẩu hàng hóa vì vậy mà tại đây xuất hiện nhiều loại hình nhập khẩu kéo theo kim ngạch tăng giảm không ổn định.

Bảng 28: Hàng đăng ký nơi khác thực nhập qua các cửa khẩu Vĩnh Xương. Mặt hàng Năm SL

(Tấn) Kim ngạch (USD) Ghi chú

Hạt điều Tháng 04/2004 300 198.017 Hạt mè Tháng 10/2004 175 129.515 Máy móc, thiết bị, giày dép, quần áo Tháng 01/2005 187 125.400 Doanh nghiệp nhập khẩu ngoài tỉnh Nguồn: Cục Hải Quan An Giang

TÓM LẠI

Tổng kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại CKQT Vĩnh Xương chiếm tỷ trọng cao (chiếm 77,3% tổng kim ngạch mua bán, XNK qua các cửa khẩu trong tỉnh). Trong đó, xuất khẩu chính ngạch tại chiếm kim ngạch khá lớn

Vĩnh Xương với đường biên vừa dưới sông vừa trên bộ. Nhưng hoạt động mua bán, XNK chủ yếu bằng đường sông là chính do CSHT tại đây còn nhiều hạn chế. Chợ xã biên giới chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của cư dân hai xã Vĩnh Xương và Komxano (huyện Letdek tỉnh Kaldal). Mặt hàng nhập của cư dân biên giới chủ yếu là nông sản. Hoạt động mua bán, trao đổi cư dân tại đây còn khá khiêm tốn so CKQT Tịnh Biên. Tuy nhiên, tiềm năng chính tại CKQT Vĩnh Xương chính là hoạt động xuất khẩu bằng con đường chính ngạch (chiếm 98,8% tổng kim ngạch mua bán, xuất khẩu tại cửa khẩu Vĩnh Xương) với nhiều mặt hàng chiếm kim ngạch khá cao.

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế An Giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)