b) Đánh giá tình hình mua bán biên giới (tiểu ngạch)
b.3 Phân tích tình hình nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
Mặt hàng nhập biên (tiểu ngạch)
Nhập tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu những mặt hàng: nông sản, phế liệu, hàng tiêu dùng và trái cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Lào…Các mặt hàng này được nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động mua bán tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên, và một số chợ nơi khác: Châu Đốc, Long Xuyên,…
Bảng 10. Một số hàng hoá nhập khẩu biên giới tại cửa khẩu Tịnh Biên.
Mặt hàng Tên hàng Xuất xứ
Hàng nông sản
Quả me khô chưa bóc vỏ Thái Lan
Quả xoài tươi Thái Lan
Quả sầu riêng tươi Thái Lan
Quả Bòn Bon tươi Thái Lan
Lúa hạt Campuchia
Hàng phế liệu Mủ vụn, đồng, thép nhôm vụn Giấy phế liệu thu từ thùng carton Các mặt hàng khác
Xà phòng giặt, xà bông, mỹ phẩm Thái Lan
Chất tẩy bồn cầu Thái Lan
Dao Inox, Cước kim loại, nồi tráng men,.…
Thái Lan
Nguồn: Cục Hải Quan An Giang.
Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
Biểu đồ 4. Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
Nguyên nhân giá trị nhập biên thay đổi không ổn định
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
Nhập khẩu tiểu ngạch trong năm qua tại cửa khẩu Tịnh Biên có những chuyển biến rỏ nét. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch tại đây chỉ 0.44 triệu USD nhưng đến năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch đạt 1,228 triệu USD (tăng gấp 2.4 lần so với năm 2000). Nguyên nhân giá trị nhập biên thay đổi trong những năm gần đây là do:
Năm 2002, chợ Xuân Tô được nâng cấp thành chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Từ đó chợ cửa khẩu đã phần nào tác động đến
mua bán, trao đổi giữa cư dân hai nước. Hàng hóa tại chợ hầu như không thiếu thứ gì nhưng có lẽ hấp dẫn du khách nhất vẫn là mặt hàng vải sợi, mỹ phẩm, kế tiếp là quần áo may sẳn và hàng mấy chục loại trái cây nhập khẩu. Mặt hàng hàng vải sợi được nhập từ Campuchia, bán khá đắt do giá rẻ (mỗi mét vải giá từ 5000- 80.000 đồng). Nhiều du khách rất ưa chuộng loại vải được dệt như lông chó xù, chó đốm, cọp, beo…, bán
với giá 40.000-50.000 đồng/mét được nhập từ Campuchia về. Gọi là vải “nghĩa địa” nhưng thật ra là vải tồn kho mà Campuchia nhập từ các nước khác rồi chuyển sang Việt Nam qua CKQT Tịnh Biên.
Một hộ kinh doanh vải tại đây cho biết: “ Ban đầu, tôi chỉ lấy 1 ít vải bán thử. Còn bây giờ phải mở rộng ra bốn kiốt liền kề để trưng bày đầy đủ cho khách hàng tham quan dễ lựa chọn. Mặt hàng này rất được ưu chuộng, đa số đều nhập từ Campuchia. Giá rất rẻ nên đến đây ai cũng mua vài chục thước đem về làm quà. Có người nói “đặc sản” ở chợ này là…vải!”.
Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu là phục vụ cho các hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu và một số được đưa đến các nơi như: chợ Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Thành Phố HCM,… Đối với những mặt hàng nhập khẩu được đưa vào chợ kinh doanh thì thủ tục nhập khẩu do Chính Phủ qui định (HQ/2002 – Nhập Khẩu) có phần đơn giản hơn so với loại hình nhập khẩu khác. Các hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu chỉ cần nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Quan hệ mua bán giữa các tiểu thương đã được hình thành và dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt là phía bạn hàng Campuchia còn có thể bán gối đầu nợ với số lượng lớn cho các tiểu thương tại chợ Tịnh Biên. Các tiểu thương tại chợ Tịnh Biên khi cần hàng thì chỉ cần điện thoại cho những chủ hàng Campuchia. Mặc khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa từ Campuchia đưa vào cửa khẩu Tịnh Biên được nhanh và dễ dàng hơn, các chủ hàng Campuchia đã xây dựng khá nhiều nhà kho chứa hàng dọc trên tuyến lộ từ gò Tà Lập đến trạm kiểm soát phía Campuchia.
Một tiểu thương tại đây đã thừa nhận: “ Hàng hóa bên kia đưa qua chơ Tịnh Biên còn nhiều hơn con số thống kê nhưng chủ yếu là nợ”
Bên cạnh đó, người dân Campuchia tại các xã giáp với huyện Tịnh Biên chủ yếu là sống bằng nghề nông. Hằng năm đến mùa thu hoạch của vụ Đông Xuân thì cư dân tại các xã biên giới của Campuchia và các thương lái thu mua lúa từ các nơi khác mang lúa sang Việt Nam bán với khối lượng tương đối lớn. Do giá lúa tại Việt Nam trong những năm gần đây có sự chênh lệch cao hơn so với giá lúa của
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
người dân từ Campuchia đem qua bán từ 20 – 30 đồng/ kg vì thế mà tại thị trấn Tịnh Biên đã hình thành lên các vựa lúa, nhà máy chuyên thu mua lúa từ Campuchia chuyển qua (vựa lúa 21 tại An Nông gồm có 5 chủ thu gom, nhà máy Mai Thành,…) và các chủ vựa nhỏ nằm bên lề của Cầu Hữu Nghị (hoạt động thu mua theo thời vụ)