Một số hoạt động mua bán qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế An Giang (Trang 30 - 33)

b) Đánh giá tình hình mua bán biên giới (tiểu ngạch)

b.1Một số hoạt động mua bán qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên

Đội thồ xe gắn máy :

Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu Tịnh Biên được trở nên tấp nập và nhộn nhịp thì không thể không kể đến những chị em trong đội xe thồ gắn máy là những nông dân, tiều phu, cửu vạn người Campuchia. Một người Thồ hàng tên Mao – Thol Mao, 21 tuổi nhà ở phum Thum – Đưng gần cửa khẩu Tịnh Biên đã chín năm hành nghề thồ hàng. Trước đây những chị em thồ hàng này vào rừng lấy củi, thồ than qua chợ Việt bán. Nhưng từ khi tốp hàng Việt Nam chất lượng cao nổi lên (năm 2003), những người này mới đi thồ hàng ngược, nghĩa là dòng xe không từ Pumchrây, Thum – Đưng qua chợ Xuân Tô mà chở hàng từ Việt nam sang Campuchia bỏ mối. Mỗi chuyến có thể chở tới 2 – 3 tạ hàng trên chiếc xe máy sơn đỏ MD 70 phân khối. Hàng hóa được chất đầy lên xe đến nổi không còn chổ để chằng móc hàng, hai cái sề to sau yên xe khít rịt hàng hóa. Một chuyến hàng có trên 20 món hàng gồm bột, bánh, bì, thuốc, xà bông, bột ngọt, mì tôm Topa, sữa Vinamilk,… Mỗi chuyến từ chợ Xuân Tô qua cửa khẩu Tịnh Biên đến gò Tà Lập – dài 14 km – kiếm được 40.000 đồng (phí cho 1 xe thồ hàng từ 500 – 1000 tiền Rier, khoảng 2000- 4000 đồng tiền sau mỗi lần qua trạm Campuchia). Trong số họ còn đưa hàng Việt Nam len lỏi vào các phum sóc để đến tận tay các sư cả để tiếp thị chạy hàng. Đôi khi mất cả tuần để có thể gom đủ với số tiền hàng khoảng 4 triệu đồng.

Ở chợ Xuân Tô có trên sáu chủ cơ sở, nhà vựa chứa và cung ứng hàng chục tấn hàng tươi sống cũng như hàng của trên 50 doanh nghiệp Việt Nam sản xuất cho các xe thồ hàng Campuchia. Chị Tư, chủ một vựa trái cây bề thế ở chợ cho biết: “Có đến 50 lao động nghèo làm nghề thồ hàng, và hàng chục bạn hàng khác đã được tui cho mua gối đầu đến trên 500 triệu”. Như vậy, nhờ có những người thồ hàng Campuchia này mà hàng Việt bán tại chợ Xuân Tô có thể sang các chợ, phum sóc vùng quê của Campuchia trong những năm.

Ngoài trên 40 chiếc xe thồ MD 70 phân khối, trong năm qua chợ Xuân Tô còn xuất hiện thêm trên 10 chiếc xe gắn máy kéo

rơmooc, khổ 2,8m x 2m dùng để chở những hàng sang Campuchia với khối lượng từ 3 – 4 tấn do nguồn hàng từ chợ Châu Đốc chuyển vào như đồ mủ (ghế, thau, rổ,…), nồi, phân bón, thuốc, sắt thép, vật liệu xây dựng,…Những mặt hàng trên được xuất sang Campuchia theo con đường tiểu ngạch để phục vụ cho công viêc kinh doanh của những tiểu thương tại chợ Tà Lập (cách cửa khẩu tại Campuchia khoảng 14 km) và các tỉnh thành lân cận

Vựa trái cây lớn :

Vựa trái cây Cúc (nằm tại chợ Xuân Tô), chuyên xuất và nhập các loại trái cây Việt Nam, Thái Lan

Bảng 2. Lượng trái cây bán sang Campuchia tại vựa Cúc

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Trái cây bán sang Campuchia Số lượng

Hàng bán chậm 5 tấn – 8 tấn

Bình thường 1 ngày bán 10 tấn – 12 tấn

Ngày bán chạy

(Ngày lể lớn của Campuchia)

Trên 20 tấn Nguồn: Khảo sát thực tế

Theo ghi nhận của chủ vựa tại đây thì mặt hàng trái cây của Việt Nam rất được cư dân Campuchia thích. Một tháng người dân Campuchia có thể cúng 4 lần (1 tuần cúng 1 lần) do đó lượng tiêu thụ trái cây của người dân Campuchia khá lớn. Các mặt hàng như nhản, nho, bom, lồng mức,… thường thì bán rất chạy trong những ngày lễ lớn, có khi vựa không đủ hàng để cung ứng cho bạn hàng.

“Buôn có bạn bán có phường”, chủ vựa cho biết “Các bạn hàng Campuchia tại đây đều có mối quan hệ làm ăn lâu năm, những người mình bỏ hàng qua thì họ sẽ đem hàng về theo yêu cầu mình điện thoại”. Như vậy việc mua bán giữa hai bên thực hiện hai chiều, tức là họ mang trái cây Việt Nam sang Campuchia bán sau đó đem trái cây Thái Lan từ Campuchia xuống bán cho các chủ vựa tại đây. Tùy theo mối quan hệ và uy tín mà từ đó số tiền gối đầu mà chủ vựa cho thiếu lớn hay nhỏ.

Bảng 3. Số lượng trái cây Thái Lan bán tại vựa Cúc Trái cây Thái Lan,…bán tại vựa Số lượng

Ngày bán chậm 0,5 tấn – 1 tấn

Ngày bán chạy (Tháng 2, 3, 4)

4 tấn – 5 tấn Nguồn: Khảo sát thực tế

Hoạt động thu mua lúa của 1 số vựa tại thị trấn Tịnh Biện :

Do điều kiện tự nhiên mà người dân tại Campuchia chỉ có thể làm lúa hai vụ: Đông Xuân (thu hoạch tháng 3, tháng 4) và Hè Thu (thu hoạch tháng 8, tháng 9). Có khu vực chỉ làm được một vụ Đông Xuân.

Vựa lúa 21 (tại đường Xứ, xã An Nông - Tịnh Biên)

Tại khu vực này gồm có 5 vựa chuyên thu mua lúa của các mối lái và cư dân người Campuchia đem sang. Vựa lúa 21 có lợi thế là nằm trên gò đất gần cánh đồng của Campuchia. Lúa từ Campuchia được chuyển đến bằng đường bộ (xe cải tiến, xe tải) và bằng đường sông (ghe, tàu). Do đó số lượng thu gom của các vựa lúa tại đây có khối lượng tương đối lớn (thu nhiều nhất là ở vụ Đông Xuân).

Bảng 4. Số lượng lúa được thu mua tại Vựa Lúa 21

Vựa Lúa 21 (xã An Nông)

Ngày thu được ít ( thu theo thời vụ)

Ngày thu được nhiều (thu theo thời vụ)

Vựa 1 10 tấn 80 tấn Vựa 2 20 tấn 120 tấn Nguồn: Khảo sát thực tế SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ghi nhận của chủ vựa tại đây thì hoạt động mua bán của các tiểu thương tại đây đã được hình thành từ lâu (trên 10 năm), chính nhờ vậy mà quan hệ buôn bán giữa đôi bên dựa trên sự tin tưởng và uy tín là chính. Đặc biệt là chỉ ở Campuchia mới có giống lúa Hương Lài (do người dân tại các nơi của Campuchia trồng) các thương lái người Campuchia đến các địa phương khác để thu gom bằng xe tải (20 – 60 tấn), sau đó chia nhỏ chở về Việt Nam bằng xe cải tiến (5 – 10 tấn). Tiền hàng chủ yếu được thanh toán bằng tiền Việt.

Nhà máy Mai Thành : (gần chợ cửa khẩu Tịnh Biên)

Công việc kinh doanh của nhà máy có từ 20 năm. Trước đây là nhà máy có qui mô nhỏ nay trở thành nhà máy có qui mô lớn nhất tại thị trấn Tịnh Biên. Hoạt động thu mua diễn ra theo thời vụ, thường nhiều nhất là vụ Đông Xuân. Lúa được chở xuống bằng xe cải tiến (50 –60 bao/1 lần). Tiền hàng có khi được nhà máy thanh toán ngay hoặc có khi lúa được đem xuống trước vài ngày sau thương lái mới xuống lấy tiền.

Bảng 5. Số lượng lúa từ Campuchia chở đến nhà máy Mai Thành Nhà máy xay lúa

Mai Thành

Số lượng Thu gom ít nhất (ngày) Thu gom nhiều nhất (ngày) Vụ Đông Xuân 70 tấn 250 tấn Vụ Hè Thu 40 tấn 150 tấn Hàng chở bằng xe cải

tiến 50 bao – 60 bao

Hàng chở bằng vỏ lãi 10 tấn - 25 tấn

Nguồn: Khảo sát thực tế

Các sạp kinh doanh tại chợ CKQT Tịnh Biên

Tháng 9/2002 cửa khẩu Xuân Tô được chính thức nâng cấp nâng thành cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Trước mắt được tỉnh đầu tư chợ cửa khẩu Tịnh Biên với trên 100 kíôt mua bán. Số hộ có sạp kinh doanh cố định thường xuyên tại chợ Xuân Tô tăng cao qua các năm (năm 2002 chợ cửa khẩu chỉ có 100 sạp, đến năm 2005 tăng lên là 452 sạp)

Bảng 6. Số lượng sạp kinh doanh tại chợ Tịnh Biên Năm Số lượng

(sạp) Ghi chú

2002 100 Chợ Tịnh Biên chính thức đi vào hoạt động.

2003 300

2004 350

2005 452

Nguồn: BQL chợ cửa khẩu Tịnh Biên.

Chợ cửa khẩu Tịnh Biên thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nhất là vào thời điểm sau tết nguyên đán kéo dài đến cuối tháng 4 âm lịch (lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam).

Bảng 7. Lượng người và xe đến tham quan mua sắm tại chợ Tịnh Biên.

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Chi tiết Năm

2004 2005

Lượt người /ngày 1400 1700

Lượng xe /tuần 120 200

Nguồn: BQL chợ cửa khẩu Tịnh Biên.

Khách đến tham quan và mua sắm những mặt hàng như vải sợi, mỹ phẩm, hàng điện tử và trái cây nhập khẩu các loại. Do mỗi năm lượng khách đến tham quan mua sắm ngày càng tăng nên doanh số bán hàng của cả chợ qua các năm tăng mạnh (năm 2005 doanh số bán ra cả năm là 60 tỷ đồng).

Bảng 8. Tình hình mua bán tại chợ CKQT Tịnh Biên.

Khoản mục Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2004 2005

Doanh số bán ra cả năm (tỷ đồng) 27 60

Doanh số bình quân trong tháng (tỷ đồng) 2,25 5

Lượng khách tham quan mua sắm (người) 534.000 640.000

Nguồn: BQL cửa khẩu Tịnh Biên

Theo Ban Quản Lý chợ cửa khẩu Tịnh Biên, trong hai tháng (1 và 2) năm 2006, chợ đã thu hút trên 60.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm, như vậy đạt tổng doanh số bán ra gần 6 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là trong tháng 2/2006 là thời điểm có Liên hoan Du lịch đồng bằng sông Cửu Long và vào mùa Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, do đó khách du lịch cao gấp đôi tháng trước; trong đó các ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật lượng khách tăng đột biến gần 3.000 lượt/ngày, tăng gấp 3 lần và doanh số hàng hóa bán ra cũng tăng gấp 3 lần so với ngày bình thường.

Nhận xét:

Từ những hoạt động kể trên, có thể nhận ra rằng cư dân hai xã biên giới đã có những mối quan hệ mua bán khá lâu đời. Mọi hoạt động tại đây đều dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, chúng được lập đi lập hàng ngày. Từ đó, làm cho quan hệ mua bán, trao đổi của cư dân hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua CKQT Tịnh Biên ngày càng trở nên thân thiện hơn. Góp phần đưa hàng của hai bên thâm nhập vào thị trường của nhau. Nhất là hàng hóa Việt Nam được các bạn thồ Campuchia, không ngại ngắn mưa tiếp thị đến các chợ Phum, Sóc vùng quê của Campuchia. Nhờ vậy mà hoạt động mua bán cửa khẩu Tịnh Biên, nhất là tại chợ Xuân Tô trở nên khởi sắc hơn, góp phần khới động tiềm năng tiềm ẩn của tuyến biên giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế An Giang (Trang 30 - 33)