Phân tích tình hình xuất biên tại CKQT Tịnh Biên:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế An Giang (Trang 33 - 35)

b) Đánh giá tình hình mua bán biên giới (tiểu ngạch)

b.2 Phân tích tình hình xuất biên tại CKQT Tịnh Biên:

Mặt hàng xuất biên (tiểu ngạch)

Mặt hàng xuất biên giới tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên chủ yếu là: hàng bông (rau củ các loại: bắp cải, dưa leo, hủ qua,…), trái cây (nhản, táo, quýt, cam,…), dừa, khô và những mặt hàng tiêu dùng (mì gói, bột giặt, nước mắm, nước tương,…), phân bón,

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

thuốc BVTV, nhựa, giày dép, nhôm,…những mặt hàng này được các thương lái đưa đến các chợ, phum sóc của Campuchia.

Bảng 9. Lượng hàng xuất qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên Mặt hàng Năm

2003 2004 2005

Hàng bông 2728 tấn 2010 tấn 882 tấn

Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng cửa khẩu Tịnh Biên

Sở dĩ hàng hóa Việt Nam được cư dân Campuchia ưu chuộng là do những mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam có giá cả hợp lý, phù hợp với đại đa số những người dân có thu nhập thấp.

Giá trị xuất biên tại CKQT Tịnh Biên trong năm:

Biểu đồ 3. Kim ngạch xuất biên tại CKQT Tịnh Biên

Nguyên nhân xuất biên thay đổi theo hướng giảm:

Kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch qua các năm tăng nhanh (năm 2003 tăng gấp 6 lần so với năm 2002). Riêng trong năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch giảm mạnh chỉ đạt 2,48 % so với năm 2003. Xuất biên tại CKQT Tịnh Biên giảm mạnh, đều đó không gây ảnh hưởng gì đến tình hình mua bán giữa Việt Nam và Campuchia tại cửa khẩu Tịnh Biên. Nguyên nhân chính là 1 số doanh nghiệp xuất tiểu ngạch chuyển sang xuất kinh doanh dưới dạng chính ngạch để được hưởng thuế ưu đãi (thuế VAT).

Theo sự ghi nhận từ 1 cán bộ Hải Quan tại trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên: “Trước đây mặt hàng bột giặt (Net, Tico), mì Topa xuất sang Campuchia dưới dạng tiểu ngạch nhưng khi được thị trường Campuchia biết đến ngày càng nhiều, được người tiêu dùng ưu chuộng vì thế mà các mặt hàng này đã có mặt ở các siêu thị, cửa hàng của Campuchia. Chính vì vậy mà các công ty trong nước bắt đầu chuyển sang hình thức xuất chính ngạch với số lượng ngày lớn hơn để được hưởng ưu đãi về thuế VAT,…

Sở dĩ một số sản phẩm VN, đặc biệt là các loại thực phẩm như mì gói Acecook, bánh kẹo Bibica, Kinh Đô, thực phẩm chế biến Vissan, cà phê Trung Nguyên... được thị trường Campuchia chấp nhận và tiêu thụ ngày càng nhiều là do giá rẻ, chất lượng tốt, hàng hóa lại phong phú. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã từng

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

bước thiết lập một mạng lưới phân phối và hậu mãi chu đáo, tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường Campuchia.

Chủ một cửa hàng tại Campuchia cho biết mì ăn liền của VN “ăn đứt” hàng Thái vì vừa ngon vừa rẻ. Khách chọn mua mì của Hãng Vifon, Acecook, Vifood... vì giá chỉ 400 ria/gói, trong khi mì Thái Lan 600 ria/gói. Đặc biệt loại mì Hạnh Phúc có hình con thỏ, ở vùng quê Campuchia bán giá 250 ria/gói phù hợp với túi tiền nông dân trong khi mì Mama của Thái giá 500 ria/gói.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế An Giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)