nhập 1 – 2 lần/tuần Thích đi đây đó và thích khám phá những sản phẩm mới nên ít trung thành với thương hiệu. Trái cây đông lạnh
Trong 3 khúc thị trường trên, khúc thị trường 1 và 2 hấp dẫn hơn so với khúc thị trường 3 do thu hút được số lượng lớn khách hàng và mức tiêu thụ tại đây cũng cao hơn so với khúc thị trường 1 (tần suất sử dụng 3 – 4 lần/tuần). (Sở dĩ
mức độ tiêu thụ cao vậy là do tạo được sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho công nhân viên vốn là những người không có đủ thời gian cho việc đi chợ lựa chọn sản phẩm. Đối với các bà nội trợ, mức độ tiêu thụ cao là do sản phẩm Công ty độc đáo và “sạch”). Hơn nữa, nhóm khách hàng này đa số có thu nhập ổn định nên khả năng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm của Công ty cũng cao hơn nhóm 3 là chưa có thu nhập. Do đó, Công ty sẽ tập trung phục vụ cho khúc thị trường 1 và 2 này.
Qua thăm dò, trong 2 khúc thị trường này nhu cầu tiêu dùng cao nhất (khoảng 87%) tập trung vào các sản phẩm rau quảđông lạnh mà cụ thể là đậu nành rau và bắp non hiện là các sản phẩm thế mạnh của Công ty, chưa có đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên giá các loại sản phẩm này khá cao, chẳng hạn đậu nành rau là 4.000
đồng/gói (200g) nếu dùng làm bữa rau trong gia đình thì không đủ, phải từ 2 gói trở lên. Nếu vậy thì quá đắt so với các loại rau thông thường. Do đó, nhìn chung sản phẩm của Công ty phù hợp hơn với những khách hàng có thu nhập từ trung bình khá trở lên. Như vậy, khách hàng mục tiêu của Công ty sẽ là các đối tượng công nhân viên và nội trợ có thu nhập từ trung bình khá trở lên. Trong đó, Công ty sẽ tập trung phát triển trọng điểm 2 sản phẩm chủ lực đậu nành rau và bắp non
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 2 nhóm khách hàng này, rút ngắn thời gian biết đến thương hiệu thông qua 2 sản phẩm độc đáo trên. Đồng thời kết hợp chiến lược đa dạng hóa sản phẩm tạo sự thuận tiện cho sự lựa chọn của người tiêu dùng, góp phần phát triển thương hiệu Antesco.
3.Đo lường nhu cầu nông sản trong hiện tại và tương lai: 3.1.Đo lường nhu cầu hiện tại đối với nông sản chế biến tại Việt Nam:
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời sự đô thị hoá ngày càng cao dùng với sự hội nhập AFTA, về phía người tiêu dùng có những đặc
điểm sau:
Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm rất cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường, chất lượng đồng đều, giá thành hạ; mẫu mã, qui cách đa dạng.
Nhận thức tiêu dùng cao.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi (ưa chuộng những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, có hàm lượng dinh dưỡng hay quan tâm đến tác dụng của sản phẩm nhiều hơn).
Quyết định chọn lựa cũng thay đổi. Chia các giai đoạn tiêu dùng:
Ăn no →Ăn ngon → Thưởng thức → Công dụng của sản phẩm.
Theo kết quảđiều tra của Báo Sài Gòn Tiếp Thị trong việc lưa chọn tiêu dùng tại các vùng khác nhau đối với nhu cầu tiêu dùng về ăn uống trong cơ cấu sử