Giải pháp thứ hai: Đa dạng hóa rổ ngoại tệ

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của lạm phát lãi xuất tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 72 - 77)

Ở giải pháp này yêu cầu doanh nghiệp nên tối đa hóa rổ ngoại tệ, nghĩa là khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường có đồng tiền mà khả năng thanh toán cao, cụ thể là EUR, USD…), doanh nghiệp sẽ tận dụng đồng tiền đó để chia sẻ rủi ro tỷ giá. Bằng cách doanh nghiệp yêu cầu họ thanh toán cho doanh nghiệp bằng ngoại tệ đó, doanh nghiệp có thể thanh toán cho những khách hàng bằng ngoại tệ mà họ yêu cầu khi nhập khẩu sản phẩm. Đồng thời kết hợp với giải pháp thứ nhất doanh nghiệp cần tài trợ nợ ngắn hạn bằng danh mục ngoại tệ nghĩa là doanh nghiệp vay 30%USD và 70%EUR.

Ở giải pháp này, giả sử tỷ trọng ngoại tệ thanh toán tương đương với cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu:

Bảng 6.18: Bảng tỷ trọng ngoại tệ thanh toán

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 60

-10% 0% 10% 20% 30% 40% 50%

USD/VND EUR/VND Doanh thu EBIT Lãi vay Lợi nhuận

Trung bình/ thấp nhất Cao nhất/ thấp nhất

Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

ĐVT: Triệu Thanh toán xuất khẩu Cơ cấu Ngoại tệ thanh toán

EUR 40,00% EUR 13,71

USD 60,00% USD 25,20

Thanh toán nhập khẩu

EUR 28,58% EUR 0,70

USD 71,42% USD 2,14

Bảng 6.19: Giải pháp 2 tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm 2006 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Thấp nhất Trung bình Cao nhất

Tỷ giá USD/VND 16.301,33VND 16.410,28VND 16.612,08VND Tỷ giá EUR/VND 20.148,17VND 20.392,77VND 20.529,09 VND

Tỷ giá EUR/USD 1,22583USD 1,24088USD 1,25329USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu USD 45,00 USD 45,00 USD 45,00

Kim ngạch xuất khẩu EU EUR 13,71 EUR 13,71 EUR 13,71 Kim ngạch xuất khẩu Mỹ USD 25,20 USD 25,20 USD 25,20 Kim ngạch nhập khẩu EU EUR 0,70 EUR 0,70 EUR 0,70 Kim ngạch nhập khẩu Mỹ USD 2,14 USD 2,14 USD 2,14

Kim ngạch xuất khẩu ròng EU EUR 13,01 EUR 13,01 EUR 13,01 Kim ngạch xuất khẩu ròng Mỹ USD 23,06 USD 23,06 USD 23,06

Doanh thu xuất khẩu 637.904,86 643.598,12 650.024,03

Tổng doanh thu 814.704,86 820.398,12 826.824,03

Thay đổi EBIT - + 5.693,27 + 12.119,17

EBIT 36.426,55 42.119,82 48.545,72

Lãi vay 3.659,29 3.691,47 3.719,51

Lãi vay bằng USD 1.168,65 1.176,46 1.190,93

Lãi vay bằng EUR 2.007,11 2.031,48 2.045,06

Lãi vay bằng VND 483,52 483,52 483,52

Lợi nhuận trước thuế 32.767,26 38.428,35 44.826,21

Bảng 6.20: Ảnh hưởng của tỷ giá với đa dạng hóa rổ ngoại tệ

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 61 Chỉ tiêu Trung bình/ thấp nhất Cao nhất/ thấp nhất Tỷ giá USD/VND 0,67% 1,91% Tỷ giá EUR/VND 1,21% 1,89% Tỷ giá EUR/USD 1,23% 2,24% Tổng doanh thu ròng 0,71% 1,51% EBIT 15,63% 33,27% Lãi vay 0,88% 1,65%

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

Đồ thị 6.8: Đa dạng hóa rổ ngoại tệ với sự biến động của tỷ giá

Qua đồ thị (6.8) và bảng phân tích (6.20) ta thấy khi doanh nghiệp đa dạng hóa rổ ngoại tệ kết hợp với tài trợ bằng danh mục ngoại tệ, làm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí. Cụ thể tỷ giá tăng từ 0,67% đến 1,91% (USD/VND) hoặc là 1,21% đến 1,89% (EUR/VND)… thì EBIT và lợi nhuận tăng nhiều hơn so với mức độ tăng tỷ giá là 15,63% đến 33,27%. Riêng lợi nhuận cũng tăng nhưng với mức độ khá cao là 17,28% đến 36,80%, được thể hiện ở đồ thị là đỉnh cao nhất trên đường line đậm (tỷ giá dự báo ở mức cao nhất) tại đó EBIT sẽ được tối đa hóa. Như vậy tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nghĩa là khi tỷ giá tăng với một mức độ nhất định thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng với mức độ cao tương ứng.

Ở giải pháp thứ hai tương đối hiệu quả hơn nhiều nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa thuận với khách hàng khi giao dịch mua bán. Đồng thời khi doanh nghiệp đa dạng hóa rổ ngoại tệ sẽ chịu nhiều rủi ro về giao dịch tỷ giá, chịu các khoản chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi… nên khi áp dụng doanh nghiệp nên liên kết với các ngân hàng để được thỏa thuận giá cả và thời hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng mua bán quyền chọn (option) ở các ngân hàng ngoại thương, ngân hàng Nhà nước…đề phòng rủi ro tỷ giá. Nghĩa là khi có khoản phát sinh yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, mà doanh nghiệp cần trong 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hoặc 1 năm thì chọn hợp đồng mua quyền chọn mua ngoại tệ kỳ hạn. Vì theo dự báo USD hoặc EUR tăng giá so với VND, khi doanh nghiệp mua quyền chọn mua ngoại tệ thì doanh nghiệp phải trả

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 62

-10% 0% 10% 20% 30% 40%

USD/VND EUR/VND EUR/USD Doanh thu EBIT Lãi vay Lợi nhuận

Trung bình/ thấp nhất Cao nhất/ thấp nhất

Tỷ lệ tăng

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

khoản phí và có quyền không thực hiện hợp đồng khi đến kỳ hạn mà tỷ giá giao ngay trên thị trường thấp hơn tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng (nhưng doanh nghiệp phải mất một khoản phí đã trả trước cho ngân hàng).

Ngược lại, khi doanh nghiệp có một lượng ngoại tệ cần bán mà dự báo ngoại tệ đó có thể giảm giá trong tương lai, doanh nghiệp sẽ chọn mua hợp đồng mua quyền chọn bán ngoại tệ, đồng thời khi đến kỳ hạn mà tỷ giá ngoại tệ giao ngay trên thị trường cao hơn tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng, thì doanh nghiệp có thể không thực hiện hợp đồng mà chỉ mất khoản phí đã trả cho ngân hàng (với vị thế là người bán quyền chọn bán). Vì vậy, doanh nghiệp luôn là người chủ động trong mọi hoạt động mua bán nhưng phải chịu một khoản phí phải trả cho người bán, khoản phí cao hay thấp tùy thuộc vào lượng ngoại tệ giao dịch và tỷ giá kỳ hạn thoả thuận trên hợp đồng. Do vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc để không bị thiệt khi kinh doanh ngoại tệ, vì hoạt động này tùy thuộc vào dự đoán và diễn biến của thị trường ngoại hối.

Bảng 6.21: So sánh với kế hoạch năm 2006

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp1/kế hoạch Giải pháp2/kế hoạch

Doanh thu 850.000,00 861.455,86 863.724,63 1,35% 1,61% Lợi nhuận 22.000,00 30.614,28 32.767,26 39,16% 48,94%

ROI 2,59% 3,55% 3,79% 37,31% 46,58%

Đồ thị 6.9: So sánh với kế hoạch năm 2006

Qua bảng (6.21) và đồ thị (6.9) ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp có được ở hai giải pháp đều cao hơn so với kế hoạch kinh doanh năm 2006. Cụ thể: doanh thu của giải pháp 1 so với kế hoạch tăng 1,35% nhưng lợi nhuận và ROI tăng lần lượt 39,16% và 37,31%, nếu đem so với giải pháp 2 thì mức độ tăng sẽ cao hơn nhiều, cụ thể doanh thu tăng 1,61%, lợi nhuận tăng 48,94% riêng ROI tăng 46,58%. Điều này thể hiện, hai giải

Sinh viên thực hiên: Lê Thanh Long – DH3TC Trang 63

0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 50,00% Thay đổi

Doanh thu Lợi nhuận ROI

Giải pháp 1/kế hoạch Giải pháp 2/kế hoạch

Chương 6:Tỷ giá dự báo ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp năm 2006

pháp trên rất có ý nghĩa cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được doanh thu và các chỉ tiêu tài chính vượt kế hoạch. Hai giải pháp không những giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đề phòng được rủi ro tỷ giá vì trong bảng (6.12) được so sánh với tỷ giá dự báo thấp nhất, nếu tỷ tăng từ trung bình trở lên kết quả này sẽ rất lớn, khi đó lợi ích của doanh nghiệp sẽ tăng lên gấp bội. Ngược lại, nếu tỷ giá trong tương lai mà thấp hơn dự báo thì vẫn còn 39,16% và 48,94% lợi nhuận là 22 tỷ đồng doanh nghiệp có thể đạt được. Như vậy doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và đạt được chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2006.

Tóm lại: Cả hai giải pháp về kế hoạch kinh doanh theo dự báo tỷ giá luôn đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp. Có thể giúp doanh nghiệp tìm được nguồn tài trợ từ dự báo biến động của tỷ giá, kết hợp với lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận và khắt phục được rủi ro tỷ giá. Không chỉ như thế, mà việc dự báo tỷ giá còn bao hàm cả các yếu tố lạm phát, lãi suất và biến động nền kinh tế… cho nên thông qua công cụ dự báo doanh nghiệp có thể ước lượng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Nếu đứng ở giác độ tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy được việc dự báo tỷ giá không thể thiếu trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nên không riêng vì công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, mà các doanh nghiệp khác nếu có khoản phát phải thu bằng ngoại tệ thì liệu doanh nghiệp có đảm bảo được thu nhập hay doanh thu thật sự có thể có hay không? Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng của tỷ giá là rất lớn, cần phải có một công cụ dự báo và công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá tương đối chính xác và hiệu quả, mới có thể đưa doanh nghiệp đến một vị thế cao trong kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu rủi ro và có nhiều cơ hội đầu tư tốt.

Đối với thị trường xuất khẩu, mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá có thể giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường tiềm năng thông qua các lý thuyết ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher quốc tế…vì 3 lý thuyết này cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quát sức mạnh cạnh tranh về giá cả hàng hóa trong quan hệ mậu dịch. Nếu như nước bạn hàng có lạm phát cao hơn so với nước chủ nhà thì đây là cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường này, bởi vì hàng hóa ở nước họ sẽ đắt hơn so với hàng hóa của chúng ta sản xuất. Cho nên, để có thể vứng bước trong tiến trình hội nhập quốc tế, doanh nghiệp cần phải dự báo các diễn biến của thị trường để tìm cơ hội tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa đầu tư, tối thiếu hóa chi phí thì không thể không nghĩ đến mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá.

Kiến nghị và kết luận

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN



Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của lạm phát lãi xuất tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 72 - 77)