Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2006

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của lạm phát lãi xuất tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 47 - 48)

Nhằm phù hợp với thực tế của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm, liên tục phát sinh các khoản phải thu và khoản chi ra bằng ngoại tệ hằng ngày, hằng giờ và để dễ dàng đánh giá sự biến động của tỷ giá đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nên tỷ giá được dự báo dưới đây là tỷ giá bình quân trên thị trường trong năm 2006.

Bảng 5.4: Dự báo tỷ giá USD/VND trong năm 2006 Dự báo tỷ giá theo ngang

giá sức mua - PPP

Chênh lệch lạm phát của Việt Nam & Mỹ (Ih-If) Tỷ giá giao ngay bình quân năm 2005

1USD=15.843VND

8,0%-3,0% 8,0%-3,7% 6,7%-3,0% 6,7%-3,7%

Mức độ biến động tỷ giá

USD/VND 4,85% 4,15% 3,59% 2,89% Tỷ giá USD/VND trong

tương lai 16.612,08 16.499,94 16.412,12 16.301,33 Dự báo tỷ giá theo hiệu

ứng Fisher quốc tế

Chênh lệch lãi suất của Việt Nam & Mỹ (ih-if) 8,25%-4,75% 8,25%-5,0% 8,4%-4,75% 8,4%-5,0%

Mức độ biến động tỷ giá

USD/VND 3,34% 3,10% 3,48% 3,24% Tỷ giá USD/VND trong

tương lai 16.372,36 16.333,38 16,395.05 16.356,01

Qua bảng dự báo tỷ giá của USD/VND ta thấy tỷ lệ lạm phát năm 2006 của Việt Nam Ih lớn hơn tỷ lệ lạm phát ở Mỹ (If) là 8%-3%=5%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua – PPP, đồng ngoại tệ USD sẽ tăng giá so với nội tệ (VND) vì lạm phát trong nước vượt quá lạm phát nước ngoài. Trong cả năm 2006 tỷ giá USD/VND sẽ tăng 4,85% tức là 1USD= 16.612,08VND. Nghĩa là, ngang giá sức mua xảy ra thì đồng ngoại tệ USD sẽ tăng giá 4,85% để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nước so với nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi đúng như vậy, chỉ số giá cả nước ngoài sẽ cao bằng với chỉ số giá cả trong nước từ góc độ của người tiêu dùng trong nước. Thậm chí dù lạm phát ở nước ngoài thấp hơn nhưng với góc độ của người tiêu dùng trong nước việc tăng giá đồng ngoại tệ sẽ đẩy chỉ số giá cả nước ngoài tăng lên. Khi xét đến tác động của tỷ giá hối đoái chỉ số giá cả của hai quốc gia đều tăng 8% do sức mua hàng nước ngoài bằng với sức mua hàng nội địa.

Chương 5: Dự báo tỷ giá USD/VND, EUR/VND, EUR/USD năm 2006

Theo các chuyên viên nghiên cứu kinh tế nếu nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện bình thường sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 7,51% thì lạm phát sẽ ở mức 6,7% . Một số nguồn thông tin từ các báo kinh tế của Mỹ nền kinh tế của quốc gia này có thể tăng chỉ số lạm phát lên 3,7% trong năm 2006.

Được thể hiện trong các trường hợp II, III, IV xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái giảm: 4,15%; 3,59%; 2,89%, với trường hợp IV chỉ số lạm phát của Việt Nam 6,7% cao hơn chỉ số lạm phát của Mỹ là 3% (6,7%-3,7%) theo ngang giá sức mua đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 2,89% so với nội tệ, tức là 1USD = 16.301,33VND.

Riêng lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 3,34% (trường hợp I) so với nội tệ là VND, nghĩa là 1USD = 16.372,36VND. Như vậy nếu một nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam bằng đồng Việt Nam với lãi suất là 8,25%/ năm thay vì đầu tư vào Mỹ với mức lãi suất chỉ có 4,75%/năm thì nhà đầu tư sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi thực cao từ đầu tư vào Việt Nam. Khi đó hiệu ứng Fisher quốc tế sẽ xảy ra để tỷ suất sinh lợi thực từ hai góc độ đầu tư này bằng nhau từ góc nhìn đầu tư trong nước, khi đó ngoại tệ sẽ tăng giá để bù trừ vào chênh lệch lãi suất giữa VND và USD là 3,34%.

Theo các nhà kinh tế Mỹ dự báo mức lãi suất của FED công bố chỉ là mức lãi suất tạm thời để điều chỉnh kinh tế vĩ mô, mức lãi suất này có thể tăng lên 5%, còn lãi suất tiền gởi kỳ hạn của đồng Việt Nam do ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo sẽ có thể tăng lên 8,4% để phản ánh lại xu hướng tăng lãi suất của Mỹ, tăng khả năng cạnh tranh từ huy động vốn trong dân.

Do vậy, độ nhạy cảm của sự biến động tỷ giá sẽ diễn biến khác nhau: 3,10%, 3,48%, 3,24%, trong các trường hợp II, III, IV. Ở trường hợp IV lãi suất kỳ hạn của đồng Việt Nam ih lớn hơn lãi suất kỳ hạn ở Mỹ if (8,4%-5%=3,4%) như vậy ih > if , tức là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù đắp sự chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ nên đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 3,24% so với nội tệ nghĩa là 1USD = 16.356,01VND.

Qua hai lý thuyết dự báo tỷ giá (ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế) đồng VND luôn rớt giá so với USD trong năm 2006 do lạm phát trong nước luôn cao hơn nước ngoài, đồng thời lãi suất Việt Nam cao hơn lãi suất Mỹ. Với hai lý thuyết cho kết quả USD tăng giá so với VND bình quân là: 3,58% nghĩa là trong năm 2006 1USD=16.443 VND (giá trị bình quân).

+ Mức cao nhất: 1USD= 16.612,08VND. + Mức trung bình: 1USD= 16.410,28VND + Mức thấp nhất: 1USD=16.301,33 VND.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của lạm phát lãi xuất tỷ giá đến tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 47 - 48)