Chương 5: Xây dựng chiến lược GVHD: Ths. Nguyễn Vũ Duy cho Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần thơ
CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX CẦN THƠ
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược
5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu
5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu
Triển vọng của ngành
Căn cứ vào mô hình viên kim cương (Diamond model) của Michael E.Porter ta thấy ngành kinh doanh sản phẩm khí đốt rất có triển vọng vì đang có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cụ thể:
Điều kiện về các nhân tố sản xuất
Các nhân tố sản xuất chính của ngành gồm: nguyên liệu, lao động và vốn • Nguồn nguyên liệu: khí đốt
Nguồn nguyên liệu khí đốt cho ngành có ưu điểm dồi dào về số lượng: sản lượng khí đốt của Việt Nam năm 2005 là 5 tỷ mét khối trong đó hơn 4 tỷ mét khối cung cấp cho nhu cầu trong nước còn lại bán cho Malaysia. Nhưng hiện nay Việt Nam chỉ mới thăm dò được gần một phần ba diện tích thềm lục địa của mình và chắc chắn còn nhiều mỏ dầu khí đốt tiềm ẩn ở những nơi chưa tiến hành thăm dò. Ngay cả khu vực nhà đầu tư cũng chưa chắc hẳn phát hiện hết nguồn tài nguyên quan trọng này. Theo kết qủa thu thập được từ các cuộc thăm dò của PetroVietnam và các nhà đầu tư nước ngoài trong 10 năm nữa trữ lượng dầu khí của Việt Nam sẽ đạt 12 – 15 tỷ mét khối.
• Lao động
Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng không thể thiếu nguồn nhân lực và ngành kinh doanh sản phẩm khí đốt cũng vậy. Mặc khác, khi xã hội càng phá triển thì nhu cầu của mọi người cũng thay đổi theo hướng ngày càng cao không chỉ ở chất lượng mà họ yêu cầu sản phẩm không chỉ mang đến cho họ sự an toàn mà còn không gây ô nhiễm môi trường. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ nhân viên bán hàng am hiểu tường tận về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường. Ở ĐBSCL hiện nay, khoa kinh tế trường Đại Học Cần Thơ và trường Đại Học An Giang hàng năm đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing. Và ở Cần Thơ hàng năm đều có mở các lớp nghiệp vụ đào tạo ngắn hạn nâng cao hoạt động bán hàng.
Điều kiện về nhu cầu
Nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam liên tục tăng cao trong 10 năm qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới. Theo Petrolimex, năm 1994 tiêu thụ đạt 16.400 tấn, năm 1996 tăng mạnh lên 91.000 tấn, năm 1999 tăng lên 225.000 tấn (NK 58.000 tấn), năm 2002 đạt 500.000 tấn (NK 340.000 tấn), năm 2003 tiêu thụ đạt mức 630.000 tấn, trong đó NK 360.000 tấn, năm 2005 tăng lên 830.000 tấn, trong đó NK khoảng 500.000 tấn và lượng sản xuất của Nhà máy gas Dinh Cố (thuộc Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí- PV Gas) khoảng 300.000 tấn. Tiêu thụ gas
Chương 5: Xây dựng chiến lược GVHD: Ths. Nguyễn Vũ Duy cho Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần thơ
tăng mạnh đã thu hút nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới như BP, Shell, Total, PTT, Petronas... nhảy vào thị trường VN và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Thời kỳ đầu, gas bị đánh thuế nhập khẩu khá cao là 30%, sau đó mức thuế nhập khẩu gas giảm dần, hiện nay còn 5%. Trước tháng 6/1999, toàn bộ lượng gas tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đều là gas nhập khẩu, phần lớn từ Thái Lan, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Từ tháng 6/1999 đến 3/2001, phần lớn lượng gas tiêu thụ ở trong nước là gas do Nhà máy Dinh Cố (thuộc Tổng Công ty dầu khí VN) sản xuất.
Theo dự báo của Petrolimex, nhu cầu tiêu thụ gas ở VN trong 5 năm tới sẽ tăng 9-12%/năm do những nguyên nhân sau: gas là chất đốt sạch, cho nhiệt độ cao, năng suất tỏa nhiệt lớn, không gây ô nhiễm môi trường, không gây nhiễm bẩn thực phẩm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp, độ an toàn cao do được hóa lỏng dưới áp suất thấp, không ăn mòn, tiện lợi trong việc vận chuyển, tồn trữ và sử dụng.
(www.vneconomy.com.vn. Bài: thị trường gas lại nóng lên)
Chiến lược của Công ty
Ngành gồm nhiều Công ty cỡ vừa và lớn cộng với tình trạng trên thị trường hiện nay có nhiều cửa hàng bán sỉ và lẻ hoạt động với quy mô lớn nhỏ khác nhau nên cường độ cạnh tranh cao vì nhiều Công ty có thể:
- Tăng quy mô hoạt động đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. - Đẩy mạnh công tác ngiên cứu thị trường và hoạt động Marketing nhằm
nâng cao hoạt động bán hàng và giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
- Đa dạng hóa loại hình hoạt động không chỉ cung cấp gas cho các hộ tiêu dùng và các xí nghiệp mà còn tư vấn cho họ cách sử dụng an toàn và tiết kiệm gas, đồng thời tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Ngoài ra, hiện nay một số Công ty còn thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa bếp gas cho khách hàng.
Như vậy, chính nhờ cạnh tranh mà các Công ty trong ngành đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn đủ sức chinh phục được thị trường cả nước.
• Dự báo nguồn nguyên liệu
Sản lượng khí đốt của Việt Nam năm 2005 là 5 tỷ mét khối. Nhưng mỗi năm đều có những phát hiện mới. Do vậy, trữ lượng khí đốt là con số thay đổi và theo dự báo của PetroVietnam trong 10 năm nữa sản lượng khí đốt của Việt Nam sẽ đạt 12-15 tỷ mét khối.
SVTH: Đỗ Thị Vân Anh Trang 46
Biểu đồ 5.1: Nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam qua các năm
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1994 1996 1999 2002 2003 2005 Năm T ấn
S W T O
Chương 5: Xây dựng chiến lược GVHD: Ths. Nguyễn Vũ Duy cho Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần thơ
5.1.2. Mục tiêu của Petrolimex Cần Thơ đến năm 2010
5.1.2. Mục tiêu của Petrolimex Cần Thơ đến năm 2010
Trên cơ sở phân tích triển vọng ngành và dự báo các chỉ tiêu cơ bản của ngành đến năm 2010, tác giả đưa ra các mục tiêu phát triển cho Công ty TNHH gas
Petrolimex Cần Thơ như sau: