Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Hà Tiên II (Trang 58)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt và được hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây.

Biểu đồ 9: Tốc độ tăng trưởng của ROE giai đoạn 2003 – 2005

(Đvt: %)

Tỷ s uất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

10,66 17,77 15,33 0 5 10 15 20 2003 2004 2005

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty biến động qua các năm. Năm 2004, tỷ suất sinh lợi đạt được là cao nhất, đạt 17,77%. Nguyên nhân, do trong năm 2004 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn làm cho lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh tăng nhiều đồng thời lợi nhuận khác cũng tăng cao; đã làm cho tổng lợi nhuận sau cùng tăng vọt, từ kết quả trên cho thấy vốn chủ sở hữu trong năm 2004 được sử dụng có hiệu quả hơn. Sang năm 2005, tỷ số ROE giảm mạnh chỉ còn 10,66% giảm tới 7,11% so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn của vốn chủ sở hữu. Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình, do vậy trong năm 2005 tỷ số ROE giảm mạnh, chứng tỏ tài sản của công ty chưa được sử dụng hợp lý để đem về mức lợi nhuận như trong năm 2004, làm cho vốn chủ sở hữu sử dụng kém hiệu quả đi.

Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra đầu tư đạt được mức sinh lợi khá tốt, thấp nhất cũng đạt 10,66%, cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn tại Ngân hàng AGIBANK (6,8%/năm), chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư đều đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng không tốt. Công ty cần khắc phục tình trạng này để duy trì mức phát triển của năm 2004, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Tóm lại, công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu quả. Mặc

dù trong năm 2005 công ty gặp một số khó khăn lớn khiến cho lợi nhuận giảm. Nhưng đây là khó khăn chung của Thế Giới nói chung và của toàn ngành nói riêng, đặc biệt là đối với các công ty sử dụng xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào đều không tránh khỏi cảnh lao đao, khốn đốn. Trong tình cảnh này, doanh nghiệp đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực như ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giữ lò chạy dài ngày, giảm định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu, sử dụng than thay thế dầu FO, và áp dụng vận trù học trong vận chuyển tiêu thụ sản phẩm để giảm chi phí bán hàng xuống mức thấp nhất. Ngoài ra công ty còn cố gắng tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu công ty có những giải pháp thiết thực hơn trong việc dự báo những biến động về giá cả thị trường và xử lý nhanh chóng và kịp thời các tình huống đó, thì có lẽ công ty sẽ không rơi vào tình thế khó khăn như giai đoạn này. Đây sẽ là bài học lớn đối với công ty trong việc thu thập và xử lý thông tin thị trường,

do vậy đòi hỏi công ty cần phải năng động hơn nữa nhằm đối phó với biến động khó lường của thị trường.

4.7.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn4.7.2.1. Hệ số vòng quay tài sản 4.7.2.1. Hệ số vòng quay tài sản Bảng 23: Số vòng quay tài sản (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04 - 03 05 - 04

Doanh thu thuần 887.101 948.030 967.266 60.928 19.235 Vốn SX BQ 703.289 737.756 689.228 34.466 -48.528

Số vòng quay TS(vòng) 1,26 1,29 1,40 0,02 0,12

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II

Hệ số vòng quay tài sản phụ thuộc bởi doanh thu và vốn sử dụng. Số vòng quay tài sản của công ty thấp (do vốn sản xuất lớn) nhưng liên tục tăng qua các năm, hệ số vòng quay tài sản tăng là do doanh thu tăng hàng năm theo quy mô, vốn sử dụng giảm nên số vòng quay vốn tăng, cụ thể là năm 2004, tài sản đầu tư của công ty là 737,8 tỷ đồng, thu được 948,03 tỷ đồng doanh thu và do vậy số vòng quay toàn bộ vốn là 1,29 vòng. Nếu so với năm 2003 thì tốc độ luân chuyển vốn đã tăng 0,02 vòng. Sang năm 2005, tốc độ luân chuyển vốn tăng nhanh (+0,12 vòng) so với năm 2004, công ty chỉ đầu tư 689,23 tỷ đồng tài sản mà thu về được 967,3 tỷ đồng doanh thu.

Nhìn chung, cả 3 năm công ty sử dụng tài sản đều đem về hiệu quả. Tuy số vòng quay vốn thấp nhưng có chiều hướng ngày càng được cải thiện. Đây cũng thể hiện thành công trong việc sử dụng vốn của công ty.

4.7.2.2. Phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt, khả năng thu hồi nợ của công ty và được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 24: Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Doanh thu thuần (Triệu đồng) 887.101 948.030 967.266 Các khoản phải thu (Triệu đồng) 48.685 28.157 51.372

Vòng quay các khoản phải thu (lần) 18,22 33,67 18,83 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 20,03 10,84 19,39

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty khá nhanh và biến động qua các năm. Năm 2004, tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng 15,45 vòng8 so với năm 2003, mỗi vòng tăng 9,2 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng (+60,93 tỷ đồng) trong khi đó khoản phải thu lại giảm (-20,53 tỷ đồng), chứng tỏ công tác quản lý các

khoản phải thu trong năm 2004 rất tốt. Sang năm 2005, tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm, cụ thể là giảm từ 33,67 vòng trong năm 2004 xuống còn 18,83 vòng trong năm 2005 (giảm tới 14,84 vòng). Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khoản phải thu tăng với tốc độ cao (năm 2005 tăng 82,5% so với năm trước), trong khi đó doanh thu thuần tăng với tốc độ chậm hơn (năm 2005 chỉ tăng 2,03% so với năm 2004). Tình hình thu hồi nợ trong năm này không tốt bằng so với trong năm 2004, biểu hiện công tác quản lý các khoản phải thu chưa được tốt, làm tăng thời gian chuyển đổi của các khoản phải thu thành tiền mặt, tăng việc bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy với đặc điểm ngành nghề kinh doanh thì công ty có tốc độ quay vòng vốn khá nhanh, thời gian thu hồi nợ ngắn, chứng tỏ công ty rất cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng có khả năng thanh toán để nhanh chóng thu hồi vốn, tăng vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cũng cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty khá tốt. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển khoản phải thu có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu chưa tốt, do vậy công ty cần phải chú trọng trong công tác quản lý chúng hơn nữa.

4.7.2.3. Phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho

Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho cần phải kết với điều kiện kinh doanh và chỉ tiêu chung của ngành. Trước tiên ta sẽ làm phép so sánh biểu hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho của 2 công ty trong 3 năm được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 25: Hệ số vòng quay của hàng tồn kho của công ty xi măng Hà Tiên II và của nhà máy xi măng An Giang

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II Gía vốn hàng bán (Triệu đồng) 109.26 7 717.714 121.63 1 761.459 108.29 8 843.367 Hàng tồn kho (Triệu đồng) 11.209 139.993 15.773 164.671 15.706 170.514 Số vòng quay HTK (lần) 9,75 5,13 7,71 4,62 6,9 4,95 Số ngày BQ 1VQ HTK (Ngày) 37,44 71,19 47,33 78,93 52,93 73,8

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II và bảng báo cáo tài chính của nhà máy xi măng An Giang.

Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng hóa tồn kho của công ty thấp và có chiều hướng xấu đi; ở mức cao nhất (năm 2003) tốc độ luân chuyển cũng chỉ đạt 5,13 vòng, thấp hơn của xi măng An Giang tới 4,62 vòng, do hàng tồn kho của công ty được dự trữ ở mức cao. Năm 2004, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là thấp nhất đạt 4,62 vòng, mỗi vòng tới 78,93 ngày; so với năm trước thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2004 giảm 0,51 vòng, do vậy mỗi vòng tăng 7,74 ngày. Đến năm 2005, số vòng luân chuyển hàng tồn kho khá hơn so với năm 2004, nhưng vẫn còn thấp hơn 1,95 vòng so với tốc độ của nhà máy An Giang. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm được đánh giá là chưa tốt. Nguyên nhân do hàng tồn kho của công ty tăng mạnh, tốc độ tăng hàng tồn kho cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, hàng tồn kho bình quân tăng 10,36% mỗi năm, doanh thu thuần tăng bình quân 4%.

Nhu cầu hàng tồn kho của công ty tăng qua các năm để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng đột xuất xảy ra khi khách hàng cần hàng hóa mà không có để cung cấp dẫn đến mất khách hàng điều này không tốt cho việc kinh doanh lâu dài của công ty. Thế nhưng việc dự trữ hàng tồn kho cao đã làm cho số vòng quay giảm, số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho ngày một tăng lên. Việc đáp ứng nhu cầu tức thời cũng rất cần thiết trong tình hình thị trường cung không đủ để đáp ứng cho cầu như hiện nay, nhưng nếu công ty dự trữ hàng tồn kho quá cao thì sẽ làm cho số vốn của công ty bị ứ đọng, làm tăng thời gian dự trữ hàng; gia tăng rủi ro, chi phí trong việc dự trữ và quản lý, hiệu quả sử dụng vốn kém, làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm. Qua phân tích điều kiện thị trường và so sánh với các công ty khác trong cùng tình hình đã phản ánh công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa được tốt.

4.7.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được phản ánh qua 2 chỉ tiêu: số vòng quay vốn lưu động và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động. Để đánh giá chính và có cơ sở ta sẽ so sánh các chỉ tiêu này của công ty so với của nhà máy xi măng An Giang, thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây.

Bảng 26: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II DTT (Triệu đồng) 133.382 887.101 140.711 948.030 120.148 967.266 LNST (Triệu đồng) 12.766 84.258 5.818 106.805 2.362 61.361 TSLĐ BQ (Triệu đồng) 38.232 443.975 40.117 457.147 45.553 470.542 Vòng quay TSLĐ (Vòng) 3,49 2,00 3,51 2,07 2,64 2,06

Thời gian của 1 vòng

quay TSLĐ (Ngày) 104,62 182,50 104,06 176,23 138,38 177,18 Tỷ lệ sinh lời TSLĐ (%) 33,39 18,98 14,50 23,36 5,19 13,04

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II và báo cáo tài chính của nhà máy xi măng An Giang

Số vòng quay vốn lưu động của công ty tăng theo chiều hướng tốt nhưng hơi chậm và ở mức thấp, thấp hơn so với của nhà máy An Giang. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động theo chiều hướng ngày một tốt hơn, làm giảm tình trạng ứ đọng vốn, và hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt được khá cao. Năm 2004, số vòng quay vốn lưu động là 2,07 vòng (thấp hơn của nhà máy An Giang là 1,44 vòng), mỗi vòng là 176,23 ngày, nhưng tỷ lệ sinh lời đạt được lại cao hơn so với của nhà máy An Giang rất nhiều, cao hơn tới 8,86%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần và của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (doanh thu thuần tăng 6,9%, lợi nhuận sau thuế tăng 26,8%, vốn lưu động sử dụng bình quân tăng 3% so với năm 2003). Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2004 tốt hơn so với năm 2003 và tốt hơn so với nhà máy An Giang, đây là biểu hiện của việc sử dụng vốn có hiệu quả, nhưng so với của nhà máy An Giang thì công ty có tốc độ quay vòng vốn thấp, làm cho vốn bị ứ đọng, khả năng tạo ra lợi nhuận chậm. Sang năm 2005, số vòng quay vốn lưu động giảm nhẹ và chỉ còn 2,06 vòng (giảm 0,01 vòng và tăng 0,94 ngày/vòng so với năm 2004), nhưng tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động giảm đáng kể, giảm 10,23% so với năm trước. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2005 tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động sử dụng bình quân.

Trong khi đó lợi nhuận trong năm lại có tốc độ giảm mạnh. Nhưng có lẽ do tình hình biến động chung của ngành nên tỷ lệ sinh lời đạt được cao hơn so với của nhà máy An Giang rất nhiều, tới 7,85%. Mặc dù tỷ suất sinh lợi đạt được qua các năm cao hơn và tốt hơn so với của nhà máy An Giang, nhưng công ty có tốc độ quay vòng vốn thấp (so với nhà máy An Giang qua các năm đều thấp hơn), làm cho vốn bị giam giữ lâu, khả năng tạo ra lợi nhuận chậm. Trong năm 2005, công ty có tốc độ luân chuyển, và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn. Như vậy, trong năm 2005 tình hình sử dụng vốn lưu động chưa được tốt, làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm, tăng khả năng ứ đọng vốn, gây lãng phí.

4.7.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty, góp phần tạo nên lợi nhuận cho công ty. Do vậy, phải đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài sản cố định để từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Hiệu quả sự dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 27: Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu

2003 2004 2005

XM An

Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II XM An Giang XM Hà Tiên II

DTT (Triệu đồng) 133.382 887.101 140.711 948.030 120.148 967.266 LNST (Triệu đồng) 12.766 84.258 5.818 106.805 2.362 61.361 TSCĐ BQ (Triệu đồng) 16.046 259.314 14.972 280.608 14.538 218.686

Vòng quay TSCĐ (Vòng) 8,31 3,42 9,40 3,38 8,26 4,42 Tỷ lệ sinh lời TSCĐ (%) 79,56 32,49 38,86 38,06 16,25 28,06

Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II và báo cáo tài chính của nhà máy xi măng An Giang

Tốc độ luân chuyển vốn cố định của công ty tương đối thấp, thấp hơn nhiều so với của nhà máy An Giang, nhưng đã tăng lên, chứng tỏ vốn cố định được sử dụng ngày càng tốt hơn. Do lợi nhuận biến động mạnh nên tỷ lệ sinh lời vốn cố định biến động đáng kể theo chiều hướng xấu đi, nghĩa là khi bỏ ra đầu tư một đồng tài sản cố định công ty sẽ thu về mức lợi nhuận ngày càng ít ỏi. Tỷ suât lợi nhuận đạt được qua các năm ít hơn của nhà máy An Giang.

Số vòng quay vốn cố định năm 2004, do doanh thu tăng, nhưng vốn cố định sử dụng bình quân tăng nhanh hơn, làm cho số vòng quay vốn cố định giảm nhẹ (giảm 0,04 vòng so với năm trước). Nhưng tỷ lệ sinh lời ở mức cao (38,06%), cao nhất trong 3 năm, tăng 5,57% so với năm 2003. Do trong năm tài sản cố định được khai thác hết công suất, đem về cho công ty một mức lợi nhuận tăng cao, chứng tỏ đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản cố định trong năm này thì thu về một mức lợi nhuận gia tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Hà Tiên II (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)