4.4.1.Vốn chủ sở hữu trang trải cho tài sản dùng để hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư
Bảng 15: Tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
(Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Vốn chủ sở hữu Tài sản Chênh lệch Vốn chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng Chênh lệch 2003 572.709 685.284 -112.574 161.364 49.240 112.124 2004 629.561 707.363 -77.802 111.876 28.666 83.210 2005 521.629 584.789 -63.160 115.389 51.796 63.592
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Qua 3 năm nhận thấy, vốn để đầu tư vào các loại tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều cao hơn vốn chủ sở hữu, do vậy vốn chủ sở hữu không đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác để hoạt động. Năm 2003, vốn chủ sở hữu không đủ để trang trải cho mọi hoạt động, công ty thiếu hụt một lượng vốn khá lớn (-112,57 tỷ đồng), đây là số tiền không nhỏ. Nhưng qua các năm sau, mức độ chênh lệch của vốn chủ sở hữu dùng để tài trợ cho mọi hoạt động của công ty ngày càng giảm, đến năm 2005 công ty chỉ thiếu hụt lượng vốn là 63,2 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, việc trang trải cho các loại tài sản, cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu ở mức độ ngày càng cao.
4.4.2. Vốn chủ sở hữu và vốn vay đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty
Nhìn vào bảng 19, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh, công ty phải đi chiếm dụng hoặc đi vay, vì thế phải xem xét tính hợp lý của việc đi chiếm dụng này.
Công ty có số vốn đi chiếm dụng cao và ngày càng giảm qua các năm, vốn bị chiếm dụng thấp, mức độ chênh lệch giữa vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng cao và ngày càng giảm xuống. Để đánh giá sự giảm xuống này là tốt hay chưa tốt ta sẽ xem xét tính hợp lý của việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng trên.
- Năm 2003, số vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác tăng cao (đạt 112,57 tỷ đồng), do trong năm này khoản phải trả phải nộp khác tăng đột biến do công ty tiếp nhận hệ thống thiết bị NEDO. Số vốn đi chiếm dụng này chủ yếu để tài trợ cho tài sản cố định của công ty. Đây là biểu hiện tích cực của việc đi chiếm dụng vốn, thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được củng cố vững chắc hơn.
-Vốn bị chiếm dụng chiếm một tỷ lệ nhỏ và khá biến động qua các năm. Năm 2004, vốn bị chiếm dụng là thấp nhất chỉ là 28,7 tỷ đồng, giảm 20,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công tác phải thu của công ty trong năm rất tốt, do vậy đã hạn chế được tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty.
Mặc dù vậy, mức độ chênh lệch giữa vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng ngày càng giảm, vì thế tình trạng công ty bị chiếm dụng ngày càng tăng, bởi vì các khoản phải thu của công ty trong năm 2005 tăng cao, bên cạnh sự bổ sung của lợi nhuận vào nguồn vốn là ít ỏi, do đó công ty cần phải xem xét khả năng gia tăng lợi nhuận đối với các khoản ưu đãi cho khách hàng để cho đồng vốn đựoc quay vòng nhanh hơn.
4.5. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ4.5.1. Khả năng đảm bảo tổng vốn 4.5.1. Khả năng đảm bảo tổng vốn
Công ty Xi Măng Hà Tiên II là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty có vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn và chủ yếu là do Nhà nước cung cấp và bổ sung từ lợi nhuận để lại. Vốn do Nhà nước cấp rất ít, chiếm phần nhỏ trong tổng vốn của công ty, còn lợi nhuận để lại thì tùy theo lợi nhuận qua các năm, tình hình hoạt động kinh doanh mà phân bổ. Vì thế, vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của mình, công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để thấy rõ hơn về tính độc lập, tự chủ của công ty, ta xét khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty qua tỷ suất tự tài trợ (phản ánh tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn).
Bảng 16: Khả năng tự tài trợ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Nguồn vốn(Triệu đồng) 734.074 741.437 637.018 7.362 -104.419 Vốn chủ sở hữu(Triệu đồng) 572.709 629.561 521.629 56.851 -107.932 Tỷ suất tự tài trợ(%) 78,02 84,91 81,89 6,89 -3,02
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Qua 3 năm, tỷ suất tự tài trợ tương đối ổn định và ở mức cao, cao nhất là năm 2004 đạt 84,91%, nguyên nhân do vốn chủ sở hữu biến động cùng chiều với tổng nguồn vốn. Năm 2004, vốn chủ sở hữu tăng 56,85 tỷ đồng và tổng nguồn vốn tăng 7,36 tỷ đồng so với năm trước, do trong năm công ty sinh lời được nhiều, vốn chủ sở hữu được bổ sung đáng kể đồng thời số nợ vay được thanh toán, do vậy tính tự chủ trong việc sử dụng vốn được nâng lên. Sang năm 2005, vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều giảm so với năm 2004; nhưng sự giảm của vốn chủ sở hữu khá mạnh (-107,93 tỷ đồng) so với tổng nguồn vốn (-104,42 tỷ đồng) nếu xét về số tuyệt đối. Vì vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn nên khi nó biến động làm ảnh hưởng khá rõ nét đến tổng nguồn vốn, do quỹ đầu tư phát triển giảm mạnh đồng thời lợi nhuận được bổ sung vào nguồn vốn thấp. Điều này chứng tỏ, khả năng tự chủ, tự tài trợ về mặt tài chính cao.
Nhìn chung, tỷ suất tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu của công ty cao, công ty trang trải cho hoạt động của mình chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu, chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty rất tốt.
4.5.2. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định
Bảng 17: Khả năng tự tài trợ tài sản cố định
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch
04-03 05-04
Vốn chủ sở hữu(Triệu đồng) 572.709 629.561 521.629 56.851 -107.932 Giá trị TSCĐ(Triệu đồng) 297.652 263.564 173.808 -34.088 -89.756
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) 192,41 238,86 300,12 46,46 61,26
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty tăng liên tục qua các năm. Tỷ suất tự tài trợ tăng là do vốn chủ sở hữu giảm bên cạnh sự giảm mạnh của tài sản cố định, bằng chứng là vốn chủ sở hữu có tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 4,6%6, tài sản cố định giảm 22,7%. Vốn chủ sở hữu lớn hơn giá trị tài sản cố định của công ty rất nhiều, chứng tỏ tài sản cố định của công ty được đảm bảo hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, công ty có đủ khả năng để tài trợ tài sản cố định. Vì thế, công ty đã dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản cố định và một phần trang trải cho nhu cầu vốn lưu động.
Năm 2005, vốn chủ sở hữu giảm 107,93 tỷ đồng nhưng tài sản cố định lại giảm mạnh hơn đã làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định tăng 61,26% và đạt 300,12%. Mặc dù tăng nhưng đây là xu hướng không tốt, bởi vì tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng giảm, mặt khác lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm, do các khoản chi phí đầu vào tăng nhanh, nên lợi nhuận để lại không tăng so với năm 2004, đồng thời do phải tập trung nghiên cứu thay thế đầu tư mới tài sản cố định, đầu tư thay thế hệ thống dây chuyền mới sử dụng nhiên liệu than bằng dầu.
Khả năng tự tài trợ tài sản cố định của công ty tăng rất nhanh qua các năm và vốn cố định của công ty toàn bộ được tài trợ bằng nguồn dài hạn - nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tài trợ tài sản cố định của công ty được đánh giá là rất tốt.
4.5.3. Tỷ số đảm bảo nợ
Tỷ số đảm bảo nợ đo lường khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty, đảm bảo nợ vay của công ty bằng vốn chủ sở hữu và được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 18: Tỷ số đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 04-03 05-04 Vốn chủ sở hữu (Triệu đồng) 572.709 629.561 521.629 56.851 -107.932 Tổng nợ (Triệu đồng) 161.364 111.876 115.389 -49.488 3.513 Tỷ số đảm bảo nợ (%) 354,92 562,73 452,06 207,81 -110,67
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Tỷ số đảm bảo nợ của công ty qua các năm luôn ở mức cao, cao nhất là trong năm 2004 tỷ số đảm bảo nợ đạt 562,73%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng trong khi tổng nợ giảm hay do tốc độ giảm bình quân của tổng nợ nhanh hơn của vốn chủ sở hữu7
(15,43% > 4,57%). Đến năm 2005, tổng nợ tăng chút ít (+3,5 tỷ đồng), nhưng vốn chủ sở hữu giảm mạnh (-107,93 tỷ đồng) làm cho tỷ số đảm bảo nợ giảm nhiều, chỉ còn 451,98% giảm 110,67% so với năm trước. Mặc dù tỷ số đảm bảo nợ trong năm 2005 giảm mạnh, nhưng mức độ đảm bảo nợ vay của công ty vẫn còn rất cao, khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty còn rất tốt. Công ty chủ yếu nợ tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho một phần vốn lưu động, vì vậy chủ nợ ít lo lắng về khả năng chi trả nợ vay của công ty.
6 -4,6% = [(521.629/572.709)1/2 - 1] *100% -22,7% = [(173.808/297.652)1/2 - 1] * 100%
7 -15,43% = [(115.389/161.364)1/2 - 1] *100%
4.6. Phân tích khả năng thanh toán4.6.1. Khả năng thanh toán 4.6.1. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty phản ánh nguồn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 19: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch
04-03 05-04
Tài sản lưu động(Triệu đồng) 436.422 477.873 463.210 41.451 -14.663 Hàng tồn kho(Triệu đồng) 139.993 164.671 170.514 24.678 5.843 Nợ ngắn hạn(Triệu đồng) 146.638 94.689 98.669 -51.948 3.980
Tỷ số thanh toán tạm thời (lần) 2,98 5,05 4,69 2,07 -0,36 Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 2,02 3,31 2,97 1,29 -0,34
Vốn luân chuyển(Triệu đồng) 289.783 383.183 364.541 93.399 -14.642
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Trong ba năm 2003, 2004 và năm 2005, nhìn chung các tỷ số thanh toán của công ty có sự biến động nhiều và đều lớn hơn 2, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo. Điều này có nghĩa là khi các khoản nợ đến hạn thì công ty vẫn có ít nhất 2,02 đồng để đáp ứng tức thời cho một đồng nợ, và có 2,98 đồng vốn lưu động để trả nợ khi chúng đến hạn trả.
- Năm 2004, tỷ số thanh toán là lớn nhất và đạt 5,05 lần về khả năng thanh toán tạm thời, 3,31 lần về khả năng thanh toán nhanh, do trong năm vốn lưu động tăng (41,45 tỷ đồng), đồng thời nợ ngắn hạn giảm mạnh (-51,95 tỷ đồng) so với năm trước, đã làm cho tỷ số này tăng lên, nguyên nhân tăng là do trong năm công ty gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền, gia tăng vốn chủ sở hữu và thanh toán bớt nợ ngắn hạn, nhưng hàng tồn kho của công ty cũng tăng nhưng mức độ tăng chậm hơn.
- Vào năm 2005, khả năng thanh toán giảm mạnh so với năm trước, vì tồn kho tăng và nợ ngắn hạn cũng tăng, trong khi vốn lưu động lại giảm mạnh, tình hình này được đánh giá là chưa tốt vì vốn bằng tiền giảm và khoản phải thu tăng làm gia tăng khả năng bị chiếm dụng vốn, chậm vòng quay vốn.
Mặc dù khả năng thanh toán của công ty giảm nhưng vẫn còn rất tốt cho thấy công ty có khả năng chủ động để huy động các nguồn tiền đáp ứng ngay lập tức nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Các chủ nợ có thể yêu tâm và chắc chắn rằng công ty hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ khi chúng đáo hạn. Tuy nhiên, qua 2 tỷ số trên cũng chứng tỏ được rằng số vốn lưu động của doanh nghiệp hiện đang bị ứ đọng, gây nên sự lãng phí trong việc sử dụng vốn và do đó doanh nghiệp cần phải có sự quản lý tốt hơn để việc dự trữ vốn lưu động được hợp lý nhằm làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài 2 tỷ số trên, để đo lường khả năng thanh toán người ta còn dùng chỉ tiêu vốn luân chuyển - là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty.
- Qua 3 năm, công ty đều có số vốn luân chuyển dương và tăng qua các năm, ở mức thấp nhất (trong năm 2003) vốn luân chuyển cũng đạt 289,78 tỷ đồng, số tiền này khá cao, chứng tỏ công ty có khả năng chi trả nợ rất tốt khi chúng đến hạn. Năm 2004,
vốn luân chuyển tăng mạnh so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 vốn luân chuyển lại giảm nhẹ, do trong năm công ty đã vay nợ thêm để tài trợ cho tài sản lưu động đồng thời phần tài trợ cho tài sản lưu động bằng vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Tuy vốn luân chuyển giảm nhưng vẫn còn rất cao, các chủ nợ hoàn toàn có thể yên tâm vào khả năng chi trả nợ vay của công ty khi chúng đến hạn.
4.6.2. Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp.
Công ty hoàn toàn không vay nợ (nợ ngắn hạn và dài hạn) nên không có chi phí lãi vay. Do đó, hàng năm công ty không phải lo chi trả lãi vay và vì vậy phần lợi nhuận sau cùng được bảo toàn.
4.7. Hiệu quả sử dụng vốn
4.7.1. Phân tích hiệu quả sinh lời
4.7.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2003 – 2005) trong bảng dưới đây.
Biểu đồ 7: Tốc độ tăng trưởng của ROS giai đoạn 2003 – 2005
(Đvt: %) 6,34 1,97 11,27 9,5 4,13 9,57 0 2 4 6 8 10 12 2003 2004 2005 Hà Tiên II A n Giang
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu biến động qua các năm. Năm 2004, tỷ số này tăng lên đến 11,27%, tăng 1,77% so với năm 2003 và cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của nhà máy xi măng An Giang đến 7,14%. Do vậy mức lợi nhuận đạt được trong năm này được đánh giá là khá tốt. Nguyên nhân là do trong năm 2004 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn làm cho doanh thu tăng, từ đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng, công ty giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng lợi nhuận khác. Chính những yếu tố này đã góp phần làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhưng đến năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong 3 năm, giảm 4,92% so với năm 2004. Trong năm 2005, công ty đã cố gắng, nỗ lực tìm mọi biện pháp sao cho lợi nhuận đem về là cao nhất bằng chứng là việc đầu cơ hàng tồn kho để nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Thế nhưng, lợi nhuận thu về chỉ đạt 61,4 tỷ đồng, giảm tới 45,44 tỷ đồng so với năm trước. Từ việc so sánh trên mọi người sẽ đặt câu hỏi tại sao sản lượng tiêu thụ tăng mà lợi nhuận lại giảm? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản và chủ yếu nhất là từ đầu năm 2005, các loại vật tư đầu vào đều đồng loạt tăng giá rất mạnh (cả điện, than, cước vận chuyển,…) nhưng giá bán xi măng vẫn giữ nguyên ở mức 850.000