Công ty Xi Măng Hà Tiên II với chức năng sản xuất và kinh doanh Xi Măng và Clinker. Bên cạnh hoạt động sản xuất Xi Măng để cung cấp cho các tỉnh phía Nam, công ty còn có nhiệm vụ cung cấp Clinker – bán thành phẩm để làm nguyên liệu đầu vào cho các công ty ở các tỉnh lân cận. Ra đời từ rất lâu (năm 1964), đến nay công ty đã có một trụ sở làm việc ổn định và lớn mạnh; 4 chi nhánh và 8 trạm giao dịch ở khắp các tỉnh phía Nam.
Hoạt động sản xuất của công ty với hệ thống công nghệ dây chuyền ổn định, được đưa vào vận hành ngay từ buổi ban đầu, mặc dù hệ thống dây chuyền thiết bị đã cũ, nhưng đến nay vẫn còn khả năng hoạt động tốt và cho sản lượng thực tế vượt công suất thiết kế. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ít có sự biến động lớn, công ty cũng không xây dựng lớn, ít mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Hiện nay, công ty đang cố gắng, nỗ lực, không ngừng tăng cường đưa sản phẩm ra thị trường ngày càng nhiều. Thực trạng trên khiến cho vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn.
Bảng 1: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn
(Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 04/03 So sánh 05/04 Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng vốn 734.07 4 741.43 7 637.01 8 7.363 101 -104.419 85,92 Vốn lưu động 436.422 477.873 463.210 41.451 109,5 -14.663 96,93 Vốn cố định 297.652 263.564 173.808 -34.088 88,55 -89.756 65,95
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Tổng vốn của công ty có xu hướng giảm, đặc biệt năm 2005 tổng vốn giảm mạnh, tốc độ giảm bình quân hàng năm là -7%2, phải chăng đây là dấu hiệu công ty đang sử dụng nguồn vốn theo một xu hướng không mấy khả quan? Năm 2004, tổng vốn so với năm trước tăng không đáng kể chỉ có 1%, tương đương lượng tăng tuyệt đối là 7,4 tỷ đồng. Sang năm 2005, tổng vốn giảm mạnh, so với năm 2004 giảm 14,08% và lượng giảm tuyệt đối là 104,42 tỷ đồng. Nguyên nhân là do vốn cố định qua các năm đều giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2005 và vốn lưu động trong năm này cũng hơi giảm, điều này đã đẩy nhanh mức giảm chung của tổng vốn. So với năm trước, vốn lưu động năm 2004 tăng 41,5 tỷ đồng; năm 2005 giảm 14,7 tỷ đồng; vốn cố định năm 2004 giảm 34,1 tỷ đồng; năm 2005 giảm tới 89,8 tỷ đồng. Vậy nguyên nhân chính của tình trạng giảm mạnh của tổng vốn là do đâu? Để thấy rõ hơn sự tăng giảm của nhân tố nào làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng vốn ta sẽ đi vào phân tích tỷ trọng của từng khoản mục qua các năm như sau.