Định lượng là các tài liệu thống kê về dữ kiện và phân tích 9
Theo kết quả điều tra 3.461 hộ nghèo trực tiếp qua phiếu kê khai hộ gia đình tại TP Long Xuyên của Phòng LĐTBXH vào tháng 9, 10 và 11cho thấy nguyên nhân nghèo chủ yếu của người dân.
17.32% 0.69%
23.12% 9.25%
49.62%
Không có việc làm hoặc thiếu việc làm Không có trình độ và tay
nghề
Không đất và thiếu đất sản xuất
Gia đình đông người phụ thuộc nhưng thiếu lao động
Người già neo đơn tàn tật
Biểu đồ 13 : Nguyên nhân nghèo
Kết quả 49,62% hộ không có tay nghề và trình độ học vấn thấp là rất chính xác vì thiếu trình độ và tay nghề họ khó tìm được việc làm có lương cao chủ yếu là làm thuê, trình độ thấp cho nên khi có cơ hội vay vốn họ không biết cách sử dụng làm cho số tiền vay được trở nên vô nghĩa nhưng lại phải gánh một món nợ lớn, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng chậm nên việc sản xuất cũng không đạt kết quả cao.
Phần lớn trong số này là những hộ nghèo theo chuẩn cũ, tùy theo hoàn cảnh của từng hộ đã được địa phương hỗ trợ bằng nhiều hình thức như cho vay vốn, cất sữa nhà tình thương hoặc nhà đại đoàn kết, được khám điều trị bệnh miễn phí, con em đi học thì được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác…Tuy nhiên, một số lớn trong những hộ này do trình độ kém, thiếu kiến thức làm ăn nên bị lâm vào hoàn cảnh nợ nần và khó vươn lên thoát nghèo; một số khác do lười biếng lao động hoặc dính vào các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, số đề,…thường có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước nên không chí thú làm ăn và khó vươn lên thoát nghèo.
4.2. Tính đa dạng của nghèo đói 4.2.1. Nghèo đói và dinh dưỡng
Một trong những đặc trưng cơ bản của nghèo đói là tình trạng không bảo đảm nhu cầu lương thực-thực phẩm dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư, đặc biệt là nhóm trẻ em, phụ nữ nghèo. Tình trạng suy dinh dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong tương lai của người nghèo đó là tình trạng sức khỏe yếu kém và bệnh tật
Đối với các hộ nghèo thời gian họ bỏ ra lo kiếm sống nhiều hơn khi chăm sóc con của họ. Vả lại, trong buổi ăn của họ cũng không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả người lớn và trẻ em. Cho nên, các thành viên trong gia đình rất dễ bị suy dinh dưỡng, nếu thể lực không tốt thì sẽ không có sức khỏe để lao động tạo ra thu nhập.
4.2.2. Nghèo đói và môi trường sống
Hầu hết các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môi trường sống không thuận lợi, song một bộ phận không nghèo cũng phải chịu cảnh chung đó mà bản thân họ tuy có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo, nhưng cũng không có khả năng tự vượt qua như họ phải sống trong các ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo, thiếu nước sạch và không có điện. Ngay cả vùng đô thị cũng còn khá nhiều người có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn cao hơn chuẩn nghèo phải sống trong các ngôi nhà ổ chuột, thậm chí phải làm nhà trên kênh thoát nước thải, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, mức độ cạnh tranh gay gắt trong cuộc sống, tâm lý căng thẳng trong việc duy trì cuộc sống và tồn tại.
Sống trong môi trường không tốt cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và làm hạn chế khả năng lao động của người dân.
4.2.3. Nghèo đói và bình đẳng xã hội, đặc biệt là bình đẳng giới
Thu thập thông tin từ các cuộc điều tra về nghèo đói, điều tra mức sống dân cư cho thấy nghèo đói đi đôi với bất bình đẳng về phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư. Thông thường cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập, mức sống của các tầng lớp dân cư đều tăng lên, song mức tăng lên của các nhóm dân cư không đều nhau, nhóm giàu tăng nhanh hơn nhóm khá, trung bình, nghèo và rất nghèo. Không chỉ bất bình đẳng về phân phối thu nhập mà còn có sự bất bình đẳng về giới cả ở phạm vi quốc gia, các vùng lãnh thổ mà còn ở cấp hộ gia đình. Điều này không chỉ diễn ra ở các hộ nghèo mà còn diễn ra ở các hộ có thu nhập thấp trên chuẩn nghèo. Thông thường thì phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới ở cả vùng đô thị và nông thôn.
Bởi vì, lao động chính của gia đình thường là nam giới, phụ nữ chỉ có thể ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái. Phụ nữ không có sức lực mạnh mẽ như nam giới nên khi tìm việc làm cũng khó khăn hơn. Do đó, trong gia đình không có nam giới thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn đến nghèo đói hơn.
4.2.4. Nghèo đói và môi trường pháp lý
Khá nhiều người nhập cư trái phép vào các đô thị lớn, xét thuần túy về thu nhập thì họ không thuộc nhóm nghèo, nhưng nếu họ không được hưởng các dịch vụ công từ Nhà nước thì mức sống của họ chẳng khác gì người nghèo, thậm chí chỉ ngang bằng với nhóm có thu nhập thấp nhất trong nhóm nghèo, vì họ phải trả chi phí dịch vụ cao hơn về y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, sản xuất,…Cũng có khá nhiều hộ gia đình di cư tự do vào các vùng khác sinh sống, họ không được chia đất sản xuất, không tiếp cận được với tín dụng chính thức, không được hỗ trợ kịp thời trong sản xuất, con cái của họ không được đi học.
Nhận xét tổng quan là họ cũng hoạt động như những người dân địa phương, nhưng dân nhập cư không chính thức ở đô thị, dân di cư tự do ở vùng nông thôn, họ phải trả chi phí cao hơn người bản địa. Vì vậy, họ đã nghèo lại nghèo hơn hoặc có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo nhưng mức sống chẳng khác gì hộ nghèo.
người có mức thu nhập trên chuẩn nghèo nhưng do công việc bấp bênh, không ổn định, nên họ có thể mất việc bất cứ lúc nào hoặc những người nông dân sống ở vùng đô thị hóa nhanh, họ vốn sống bằng nghề nông, nay không còn đất nhưng khả năng thích ứng với công việc mới phi nông nghiệp của họ rất hạn chế và nguy cơ tái nghèo rất cao.
Theo các chuyên gia, đã chứng kiến có đến hàng ngàn thanh niên sống quanh các khu công nghiệp lớn nhưng chính họ lại bị thất nghiệp vì khả năng thích ứng chậm và không nắm bắt được cơ hội trong quá trình phát triển mà những cơ hội đó đối với người nghèo người có thu nhập thấp lại thường là những cơ hội ngẫu nhiên. Khác với người giàu, cơ hội lựa chọn được chuẩn bị trước chu đáo hơn.
4.2.6.Nghèo đói và vốn xã hội
Vốn xã hội là một khái niệm mới dùng để chỉ một loại tài sản phi vật chất của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng đồng hay một quốc gia được tạo dựng qua quá trình thực hiện giữa các chủ thể xã hội. Chỉ số đo lường vốn xã hội được thể hiện ở khối lượng, chất lượng thông tin trao đổi, khả năng, mức độ hợp tác, sự hỗ trợ từ bên ngoài và độ bền vững từ các mối quan hệ xã hội. Một người có thu nhập thấp nhưng họ cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống khi họ thiết lập được xung quanh mình một mạng lưới xã hội gắn bó, thân thuộc gần gũi như anh em, họ hàng, bạn bè. Mỗi khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống như mất việc làm, ốm đau, tai nạn,… họ thường được những người thân quen cưu mang, giúp đỡ để họ vượt qua những khó khăn và rủi ro, sớm ổn định cuộc sống.
Ngược lại, những người có thu nhập cao, vốn xã hội nghèo nàn, tự cô lập hoặc họ bị cô lập thì những khó khăn, rủi ro bình thường càng trở nên trầm trọng hơn, ở họ rủi ro như bị nhân đôi, nhân ba và nguy cơ tái nghèo không nhỏ đối với họ.
4.2.7. Nghèo đói và phát triển
Nghèo đói không thuần túy là vấn đề xã hội vốn có và nó còn tồn tại ở mọi thời đại xét theo mức độ tương đối hoặc nghèo đói chỉ là sản phẩm, là yếu tố cấu thành của một xã hội nông nghiệp, xã hội “tiền phát triển”.
Cần có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn để thấy rằng nghèo đói không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, nước đang phát triển mà nó tồn tại ngay ở các nước phát triển, nếu ta xem xét nó dưới góc độ chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội của các tầng lớp dân cư với tính đa dạng của nghèo đói.
Các nước nghèo thì quan tâm nhiều hơn đến nghèo đói tuyệt đối: nghèo đói về lương thực-thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác như nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục,…Các nước phát triển không quan tâm nhiều lắm đến nghèo đói tuyệt đối, vì mức sống của họ khá cao, nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến quyền lựa chọn, sự bình đẳng, đến vị thế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhưng dù có quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, thì mục tiêu chung vẫn là cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp sự cách biệt giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa nam giới và nữ giới về phân phối thu nhập, về tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất, về quản lý phân bổ các nguồn lực xã hội và quyền ra các quyết định liên quan đến tiến trình phát triển xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển.
4.3. Phân tích sự tác động của hàm hồi quy tương quan
Biến phụ thuộc:
• TN: Thu nhập của hộ/tháng. Biến độc lập:
• TTLĐ: Số người trong tuổi lao động của hộ.
• GT: Giới tính của chủ hộ.
• TD: Trình độ của chủ hộ.
• NN: Nghề nghiệp của chủ hộ.
• CT: Chi tiêu của hộ/tháng.
Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
tnhap chiphi ttld gioi tinh trdo nnghiep tnhap Pearson Correlation 1 .464(**) -.068 .417(**) .685(**) .561(**) Sig. (2- tailed) .000 .504 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 chiphi Pearson Correlation .464(**) 1 .050 .175 .295(**) .185 Sig. (2- tailed) .000 .624 .081 .003 .065 N 100 100 100 100 100 100 ttld Pearson Correlation -.068 .050 1 -.210(*) -.045 -.041 Sig. (2- tailed) .504 .624 .036 .656 .686 N 100 100 100 100 100 100 gioi tinh Pearson Correlation .417(**) .175 -.210(*) 1 .388(**) .429(**) Sig. (2- tailed) .000 .081 .036 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 trdo Pearson Correlation .685(**) .295(**) -.045 .388(**) 1 .590(**) Sig. (2- tailed) .000 .003 .656 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 nnghie Pearson .561(**) .185 -.041 .429(**) .590(**) 1
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Hệ số tương quan giữa thu nhập với chính nó là 1, giữa thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp lần lượt là: 0,464; 0,417; 0,685 và 0,561. Giá trị này cho thấy rằng thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp có mối quan hệ thuận khá chặt chẽ. Trong khi trên thực tế không có mối quan hệ tuyến tính nào trong tổng thể giữa thu nhập, chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp là 0,000 nhỏ hơn 0,01. Do vậy, ta sử dụng mức ý nghĩa 1% thì giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Có nghĩa là kết quả của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của thu nhập, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với dữ liệu hiện có.
Kiểm định lại bằng phương trình: Trong qúa trình kiểm định được áp dụng
phương pháp loại trừ dần những biến độc lập không có ý nghĩa với mô hình, giá trị mặc định của xác suất tối đa tương ứng kiểm định F ra là 2,71
• Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 1
TN = 169324,42 – 24408,8*TTLD + 80587,42*GT + 357476,37*TD+186663,98
(0,191) (0,64) (0,183) (0,000) (0,018)
*NN + 0,395*CT
(0,000)
Theo kết quả chạy phương trình như trên cho thấy những giá trị nằm trong dấu ngoặc được in đậm dưới những biến số tương ứng đều nhỏ hơn 5%, cho kết luận những biến số này tồn tại và có quan hệ tuyến tính đối với biến phụ thuộc thu nhập (TN) ở mức tin cậy 95%, hoặc cũng có thể nói rằng
- Trình độ của chủ hộ (TD) có mối quan hệ tuyến tính đối với thu nhập của hộ. - Nghề nghiệp của hộ (NN) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của
hộ.
- Chi tiêu của hộ/tháng (CT) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của hộ.
• Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 2
TN = 137085,96 + 374497,87*TD + 216,002,19*NN + 0,401*CT
(0,124) (0,000) (0,005) (0,000)
Dựa vào phương pháp loại trừ dần như trên, ta loại được 2 biến ra khỏi phương trình hồi quy đó là: Biến số người trong tuổi lao động của hộ (TTLD) và biến giới tính của chủ hộ (GT). Theo kết quả chạy phương trình lần thứ hai cho thấy, cũng chỉ có 3 biến độc lập có độ tin cậy cao đối với hàm thu nhập đó là: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu.
Ta thấy hằng số của mô hình cho ta mức ý nghĩa quan sát Sig. > mức ý nghĩa ta chọn cho kiểm định 5% (phụ lục 7), ta không thể bác bỏ giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 nhưng “xét về mặt thống kê hằng số không lớn hơn 0 với mức ý nghĩa 5%”. Thực ra trong phương trình chỉ chạy những biến định lượng nên mô hình
không thể giải thích đầy đủ toàn bộ những biến động của thu nhập vì nó còn bao hàm cả những biến định tính chưa đưa vào phương trình.
Trên thực tế ba biến: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khoản thu nhập của người dân. Bởi vì, có trình độ thì người dân mới có được việc làm tạo ra thu nhập cao bên cạnh đó khi người dân sử dụng nhiều cho khoản chi tiêu thì thu nhập của họ cũng phải càng cao để cân bằng. Nếu thu nhập ít thì khoản chi tiêu cũng bị hạn chế lại.
4.4. Giải pháp
4.4.1. Về nâng cao nhận thức
Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ và tổ chức đoàn thể phụ trách chương trình XĐGN tại các phường, xã và TP mỗi quý một lần để trao đổi và học hỏi thêm kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
Các trưởng ấp, khóm và tổ cùng Hội phụ nữ tại địa phương thường xuyên đến trò chuyện, thăm hỏi người dân về đời sống hàng ngày và lồng ghép vào những buổi trò chuyện đó là việc khuyến khích động viên họ cố gắng lao động để vươn lên thoát nghèo.
Chỉ khi cán bộ lắng nghe ý dân và dân tiếp thu ý kiến của cán bộ thì việc thoát nghèo bền vững mới được thực hiện tốt hơn. Có nhận thức được thoát nghèo người dân mới nổ lực phấn đấu hơn trong lao động và sản xuất.
4.4.2. Giải quyết lao động việc làm cho người nghèo
Đối với phụ nữ tại địa phương thì Hội phụ nữ tại các phường, xã tổ chức huy động vốn từ các nhà hảo tâm để tổ chức dạy cho họ nghề may để họ có tay nghề vững chắc đưa vào các khu công nghiệp ở Bình Dương và TP Hồ Chí Minh để may quần áo, giày, nón,…hoặc có thể may gia công quần áo cho các cơ sở sản xuất hàng may mặc tại tỉnh nhà.
Đối với nam cũng tổ chức dạy nghề may , sửa xe, cơ khí để họ có thể đi tìm việc làm tại các khu công nghiệp và có tay nghề để có thể đi xuất khẩu lao động theo chủ trương của tỉnh đưa ra tại các nước Malaysia, Đài Loan,…hoặc liên kết tìm việc cho họ trong các cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh.
Để người dân vừa đi học vừa đi lao động tạo ra thu nhập trong thời gian học