Đánh giá của người nghèo về chương trình XĐGN

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang (Trang 41)

3.4.2.1. Những mặt đạt được

a. Tình hình giáo dục

Khi được hỏi về sự thụ hưởng giáo dục thì có 51% hộ được phỏng vấn cho rằng chính quyền địa phương rất quan tâm đến họ về mặt này. Cụ thể là hỗ trợ cho con em họ về tập vở, dụng cụ học tập và được tặng quần áo, quà vào các dịp lễ, Tết, được miễn giảm chi phí học tập,…Trên thực tế xã đã hỗ trợ được 112 em có hoàn cảnh khó khăn về vốn để duy trì việc học tập. Từ những việc làm thiết thực này đã tạo ra một động lực lớn cho con em họ cố gắng đến lớp không để bỏ dỡ nửa chừng.Tuy nhiên, số người nghèo cần được sự quan tâm và giúp đỡ của xã còn nhiều

khi có nhu cầu. Nhờ có các chương trình này người dân có được nhận thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

c. Chương trình khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật

Theo số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 13% hộ cho rằng chương trình này có tác động tích cực đến họ chủ yếu là các hộ trồng lúa nhưng diện tích trồng rất ích từ 1-2 công lúa, số hộ còn lại không có ý kiến về chương trình này vì đây là khu vực thành phố nên số người làm thuê mướn cho nông nghiệp gần như rất ít, chủ yếu các hộ này sử dụng nhân công tại nhà.

d. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật

Nhìn chung các hộ có trồng lúa thì mới tham gia vào lĩnh vực này, có 9/13 hộ trồng lúa cho rằng chương trình này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc làm lúa, họ biết được kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch để lúa không bị thất thoát. Đầu năm nay, tại xã đã triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng nấm bào ngư, trồng sen, ấu,…để người dân có được việc làm trong thời gian nông nhàn.

3.4.2.2. Những trở ngạia. Tình hình giáo dục a. Tình hình giáo dục

Thu nhập của người dân còn rất thấp, có được thu nhập ngày hôm nay họ phải nghĩ cách để lo cho ngày mai. Cho nên con cái của họ cũng là nguồn để tạo ra thu nhập, mặc dù còn dưới tuổi lao động nhưng các em cũng phải phụ cho gia đình để kiếm cái ăn, cái mặc nên đành phải bỏ học giữa chừng, làm cho tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi tham gia lao động chiếm đến 18,6% trên tổng số hộ nghèo. Nếu chính quyền địa phương thật sự có quan tâm thì hỗ trợ thật nhiều về mặt học phí để không phải chạy tiền khắp nơi cho con đi ăn học. Bên cạnh đó, gia đình có quá nhiều người ăn theo nên họ không có khả năng cho con đi học tiếp. Họ cần có những lớp học đêm mở gần khóm ấp để cho con em họ có thể tham gia vì buổi sáng phải đi kiếm tiền.

Trong khi trình độ học vấn là chìa khóa để giúp người dân thoát nghèo thì chính quyền địa phương chưa thật sự giúp đỡ hết sức mình. Do đó, tình trạng này vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn thì người nghèo khó có khả năng thoát nghèo bền vững.

b. Nước sạch và điện thấp sáng

Khi được phỏng vấn thì gần như 100/100 hộ cho rằng mặt này chưa có tác động lớn đến đời sống của họ. Bởi vì, họ sử dụng thường là nước sông rạch, phải xách hoặc gánh từ dưới sông rạch lên để sinh hoạt và khi họ tắm giặt cũng trên con sông và con rạch đó.

Còn điện thấp sáng thì các hộ quá nghèo không có điện để sử dụng vì câu điện tư bên ngoài nên chi phí điện hàng tháng rất cao (2.500/1 kw), có khi nhà nghèo quá người ta sợ không có tiền trả nên không cho câu điện. Nếu người dân nghèo phải tiếp tục chịu cảnh như thế này thì họ sẽ không có được số tiền tiết kiệm từ khoảng thu nhập và họ sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi sinh hoạt bằng nước sông rạch, nhất là phụ nữ rất dễ bị bệnh phụ khoa.

Trên thực tế, chính quyền xã cũng đã thừa nhận chưa quản lý chặt chẽ vấn đề này. Bởi vì họ chưa năng động trong việc tìm cách hỗ trợ cho người dân nghèo nằm ngoài vùng điện khí hóa, nước sạch vệ sinh môi trường. Họ còn để cho người dân tự xoay sở lấy. Tuy nhiên, người dân nghèo lại không có khả năng để thực hiện, nên rất cần có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền của địa phương.

c. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người dân.

Theo số liệu điều tra 100 hộ cho thấy, có đến 61% ý kiến cho rằng họ không được thụ hưởng nhiều từ chương trình này. Các hộ này cho biết, chính quyền địa phương khi thực hiện chương trình hay kế hoạch gì họ ít khi thông báo cho người dân biết. Cũng chính vì tư tưởng độc đoán này sẽ làm cho người dân nghèo có cảm giác không ai quan tâm đến họ, nên họ rất bất cần khi được hỏi về sự quan tâm của chính quyền. Do đó, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực phát huy hơn nữa tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết giúp đỡ nhau để họ thoát nghèo bền vững.

d. Được học nghề và giới thiệu việc làm

Số liệu điều tra cho thấy có đến 80% hộ cho rằng họ không được địa phương tổ chức dạy nghề hay giới thiệu việc làm cho nên có đến 47% hộ nghèo đi làm thuê, mướn để kiếm sống. Số hộ còn lại thì thấy rằng họ được học nghề nhưng không tìm được việc làm đúng nghề mà mình đã học và cuối cùng cũng làm thuê, mướn vì không được chính quyền địa phương giới thiệu nơi làm. Trong năm qua, địa phương đã tổ chức cho được 150 – 200 người dân được học các nghề như sữa xe, thêu, may,…tuy nhiên, chỉ giải quyết được 0,65% - 0,86% tổng số dân của địa phương để có việc làm. Nhìn chung, đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho người dân vẫn nghèo vì không được đào tạo nghề nên việc làm không ổn định.

e. Các tổ chức (CLB khuyến nông, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) quan tâm.

Có thể nói Hội phụ nữ là một tổ chức quan trọng giúp cho các chị em phụ nữ nghèo không có việc làm hay làm việc vào thời gian nhàn rỗi rất hiệu quả. Thế nhưng, khi được hỏi về các mặt này thì chị em cho biết họ không nhận được gì từ hội phụ nữ như không cho vay vốn, không được tiết kiệm cho hội,…thực tế Hội chỉ xem mối quan hệ thân thích mà hỗ trợ cho nhau, còn các hộ “nghèo rớt mồng tơi” thì chẳng được gì. Người dân quá bức xúc trước tình trạng này nhưng họ là người “thấp cổ bé họng” thì không có khả năng để phản ánh. Nếu có nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến người nghèo như thế thì không bao giờ họ thoát được cái nghèo luôn đeo bám họ.

f. Vay vốn và sử dụng vốn

Khi nói đến vay vốn người dân nghèo rất bất mãn, họ cho rằng vay vốn là việc khó khăn nhất vì có đến 29% hộ cho biết họ không có tài sản thế chấp nên họ không thể vay được vốn. Bên cạnh đó chính quyền địa phương không tuyên truyền cho họ biết hình thức và những điều kiện ưu đãi cho người nghèo. Chính quyền nơi đây khi cho vay đã không xét duyệt tường tận hoàn cảnh khó khăn của từng hộ, họ cho vay theo quán tính, cho người thân và những gia đình không khó khăn để vay, khi hộ nghèo hỏi đến thì họ bảo là: “Không còn đơn để cho vay nữa”. Một nghịch cảnh quá vô lý, cũng chính vì thế các hộ nghèo họ mong sao chính quyền địa phương có cái nhìn xa và nhìn rộng hơn.

nhà trả chậm và không cho người dân có được nơi ở ổn định. Tất cả người nghèo phải sống chen chút nhau trong một xóm chỉ toàn mồ mã chưa khai quật hết. Có hộ khi bị di dời cho đến nay đã 4-5 năm mà chưa có được chỗ ở, họ phải thuê nhà của người khác hàng tháng phải trả đến 200.000 đồng 8 tiền thuê, có hộ phải ở đậu với gia đình người khác.

8 Số liệu điều tra

Người dân không an cư thì không thể lập được nghiệp, điều quan trọng bây giờ là giải quyết cho người nghèo có được nơi ở ổn định để họ yên tâm làm việc lo cho cuộc sống gia đình để có cơ hội thoát nghèo.

h. Cấp hộ khẩu

Số liệu điều tra cho thấy, có đến 20% hộ nghèo đến địa phương sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu, khi được hỏi nguyên nhân họ cho biết vì không có đủ tiền để làm, mỗi lần làm phải mất đến cả triệu bạc, trong khi thu nhập của họ thì rất thấp. Một khi không có hộ khẩu thì người dân không được xem là người của nơi đây và do đó, những điều kiện ưu đãi cho người nghèo họ cũng không được hưởng.

Họ mong chính quyền địa phương có thể hỗ trợ họ giảm bớt khoảng tiền làm hộ khẩu để họ có khả năng làm, từ đó họ có thể thụ hưởng những chính sách hỗ trợ cho người nghèo như những người dân tại địa phương.

Chương 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO, TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI

QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP XĐGN

4.1. Nguyên nhân nghèo

4.1.1. Từ góc độ nhìn nhận của ban chỉ đạo chương trình XĐGN.

Theo các chuyên gia phụ trách chương trình XĐGN nguyên nhân chính dẫn đến việc nghèo của người dân Long xuyên là:

- Trình độ học vấn và nhận thức của người nghèo còn hạn chế dẫn đến việc tính toán còn chậm, việc tiếp thu kiến thức để vận dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

Những nguyên nhân kéo theo do trình độ học vấn thấp:

• Sinh đẻ không có kế hoạch dẫn đến gia đình có nhiều người ăn theo còn người làm thì ít.

• Chi tiêu không có kế hoạch, chi quá mức thu nhập vì gia đình có đông người.

• Sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến thiếu vốn khi muốn mua bán hay sản xuất nhỏ.

• Một số còn ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Nhà nước.

Nguyên nhân chính tiếp theo:

• Có hộ hoàn toàn không có đất sản xuất nên việc làm chủ yếu là làm thuê, mướn

• Do xã hội ngày một phát triển nhanh nên sự phân hoá giàu nghèo trở nên khác biệt xa hơn.

• Còn một số người nghèo chưa thật sự tích cực lao động, chưa có ý chí vươn lên để thoát nghèo và muốn thoát nghèo bền vững.

4.1.2. Nguyên nhân nghèo từ kết quả định lượng

Định lượng là các tài liệu thống kê về dữ kiện và phân tích 9

Theo kết quả điều tra 3.461 hộ nghèo trực tiếp qua phiếu kê khai hộ gia đình tại TP Long Xuyên của Phòng LĐTBXH vào tháng 9, 10 và 11cho thấy nguyên nhân nghèo chủ yếu của người dân.

17.32% 0.69%

23.12% 9.25%

49.62%

Không có việc làm hoặc thiếu việc làm Không có trình độ và tay

nghề

Không đất và thiếu đất sản xuất

Gia đình đông người phụ thuộc nhưng thiếu lao động

Người già neo đơn tàn tật

Biểu đồ 13 : Nguyên nhân nghèo

Kết quả 49,62% hộ không có tay nghề và trình độ học vấn thấp là rất chính xác vì thiếu trình độ và tay nghề họ khó tìm được việc làm có lương cao chủ yếu là làm thuê, trình độ thấp cho nên khi có cơ hội vay vốn họ không biết cách sử dụng làm cho số tiền vay được trở nên vô nghĩa nhưng lại phải gánh một món nợ lớn, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng chậm nên việc sản xuất cũng không đạt kết quả cao.

Phần lớn trong số này là những hộ nghèo theo chuẩn cũ, tùy theo hoàn cảnh của từng hộ đã được địa phương hỗ trợ bằng nhiều hình thức như cho vay vốn, cất sữa nhà tình thương hoặc nhà đại đoàn kết, được khám điều trị bệnh miễn phí, con em đi học thì được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác…Tuy nhiên, một số lớn trong những hộ này do trình độ kém, thiếu kiến thức làm ăn nên bị lâm vào hoàn cảnh nợ nần và khó vươn lên thoát nghèo; một số khác do lười biếng lao động hoặc dính vào các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, số đề,…thường có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước nên không chí thú làm ăn và khó vươn lên thoát nghèo.

4.2. Tính đa dạng của nghèo đói 4.2.1. Nghèo đói và dinh dưỡng

Một trong những đặc trưng cơ bản của nghèo đói là tình trạng không bảo đảm nhu cầu lương thực-thực phẩm dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư, đặc biệt là nhóm trẻ em, phụ nữ nghèo. Tình trạng suy dinh dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong tương lai của người nghèo đó là tình trạng sức khỏe yếu kém và bệnh tật

Đối với các hộ nghèo thời gian họ bỏ ra lo kiếm sống nhiều hơn khi chăm sóc con của họ. Vả lại, trong buổi ăn của họ cũng không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả người lớn và trẻ em. Cho nên, các thành viên trong gia đình rất dễ bị suy dinh dưỡng, nếu thể lực không tốt thì sẽ không có sức khỏe để lao động tạo ra thu nhập.

4.2.2. Nghèo đói và môi trường sống

Hầu hết các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môi trường sống không thuận lợi, song một bộ phận không nghèo cũng phải chịu cảnh chung đó mà bản thân họ tuy có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo, nhưng cũng không có khả năng tự vượt qua như họ phải sống trong các ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo, thiếu nước sạch và không có điện. Ngay cả vùng đô thị cũng còn khá nhiều người có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn cao hơn chuẩn nghèo phải sống trong các ngôi nhà ổ chuột, thậm chí phải làm nhà trên kênh thoát nước thải, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, mức độ cạnh tranh gay gắt trong cuộc sống, tâm lý căng thẳng trong việc duy trì cuộc sống và tồn tại.

Sống trong môi trường không tốt cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và làm hạn chế khả năng lao động của người dân.

4.2.3. Nghèo đói và bình đẳng xã hội, đặc biệt là bình đẳng giới

Thu thập thông tin từ các cuộc điều tra về nghèo đói, điều tra mức sống dân cư cho thấy nghèo đói đi đôi với bất bình đẳng về phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư. Thông thường cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập, mức sống của các tầng lớp dân cư đều tăng lên, song mức tăng lên của các nhóm dân cư không đều nhau, nhóm giàu tăng nhanh hơn nhóm khá, trung bình, nghèo và rất nghèo. Không chỉ bất bình đẳng về phân phối thu nhập mà còn có sự bất bình đẳng về giới cả ở phạm vi quốc gia, các vùng lãnh thổ mà còn ở cấp hộ gia đình. Điều này không chỉ diễn ra ở các hộ nghèo mà còn diễn ra ở các hộ có thu nhập thấp trên chuẩn nghèo. Thông thường thì phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới ở cả vùng đô thị và nông thôn.

Bởi vì, lao động chính của gia đình thường là nam giới, phụ nữ chỉ có thể ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái. Phụ nữ không có sức lực mạnh mẽ như nam giới nên khi tìm việc làm cũng khó khăn hơn. Do đó, trong gia đình không có nam giới thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn đến nghèo đói hơn.

4.2.4. Nghèo đói và môi trường pháp lý

Khá nhiều người nhập cư trái phép vào các đô thị lớn, xét thuần túy về thu nhập thì họ không thuộc nhóm nghèo, nhưng nếu họ không được hưởng các dịch vụ công từ Nhà nước thì mức sống của họ chẳng khác gì người nghèo, thậm chí chỉ ngang bằng với nhóm có thu nhập thấp nhất trong nhóm nghèo, vì họ phải trả chi phí dịch vụ cao hơn về y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, sản xuất,…Cũng

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)