Công tác đào tạo cán bộ XĐGN, hướng dẫn người nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang (Trang 39)

làm ăn

Hàng năm, thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác XĐGN từ phường xã đến khóm ấp, đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình XĐGN. Qua tập huấn đã giúp cho cán bộ cơ sở nắm được các nội dung cơ bản trong công tác XĐGN, xây dựng được kế hoạch XĐGN cho từng địa phương, đồng thời đề ra các giải pháp hỗ trợ cho người nghèo một cách thiết thực.

Mặt khác, thành phố cũng đã thực hiện trên 220 lớp tập huấn và bồi dưỡng ngắn ngày cho gần 2.300 lượt học viên về các kiến thức khoa học kỹ thuật như chăn nuôi gia súc, thủy sản, phòng ngừa dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, các nghề thủ công mỹ nghệ, thêu, may…(trong đó hơn phân nửa thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo).

đồng để làm ăn hoặc mua bán nhỏ, góp phần giúp các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo

Mặt khác, từ các nguồn lực huy động thành phố đã thành lập Ban quản lý vốn XĐGN hoạt động như một tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng quản lý quỹ XĐGN của thành phố, để phục vụ cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về kinh tế và hộ gia đình chính sách vay vốn làm ăn và giải quyết việc làm theo quy mô nhỏ với lãi suất ưu đãi.

3.4. Đánh giá chương trình XĐGN

3.4.1. Đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình XĐGN 3.4.1.1. Những mặt mạnh

Công tác XĐGN & VL là vấn đề quan trọng và bức xúc mang tính cấp bách và lâu dài nên luôn được sự quan tâm và tập trung chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Ban điều hành chương trình XĐGN & VL các cấp thường xuyên thực hiện tốt việc kiểm tra để đẩy mạnh và lồng ghép các biện pháp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội hỗ trợ cho chương trình XĐGN & VL, đã một số kết quả sau:

• Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và đoàn thể các cấp ngày càng được nâng lên, luôn quan tâm và tập trung chỉ đạo, điều hành và phối hợp thực hiện chương trình có hiệu quả.

• Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức đoàn thể đã huy động các nguồn vốn cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi, các tổ tương trợ tiết kiệm, tổ tự nguyện góp vốn hỗ trợ cho người nghèo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của hộ.

• Các chính sách trợ giúp cho hộ nghèo theo tiêu chí A-B-C (A: Hộ nghèo có chí thú làm ăn, lo cho con ăn học; B: Hộ nghèo không chí thú làm ăn; C: Hộ nghèo không chí thú làm ăn, không chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, rượu chè bê tha, cờ bạc) đã phân loại, đã có tác động tích cực tạo sự chuyển biến về nhận thức trong hộ nghèo, nhiều hộ cố gắng vươn lên thoát nghèo khá vững chắc.

• Việc giải quyết việc làm luôn được chú trọng nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tạo việc làm và có thu nhập thông qua các nguồn vốn lãi suất ưu đãi. Đặc biệt, nguồn quỹ XĐGN của thành phố tuy không nhiều nhưng đã góp phần tích cực giúp cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và những người yếu thế có điều kiện và cơ hội tự tạo được việc làm.

• Quy chế cơ sở dân chủ địa phương thời gian qua đã trở nên gần gũi và phổ biến với người dân, đặc biệt là người nghèo. Người nghèo có thể góp ý của mình vào các công trình ở địa phương, có thể tham gia trong hội nghị bình xét người nghèo.

• Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố tuy không giảm nhanh và cao so với các địa phương khác trong tỉnh (bình quân 0,65%/năm), nhưng đời sống của người dân nói chung và của hộ nghèo nói riêng luôn được cải thiện đáng kể và ổn định vững chắc, đặc biệt là khoảng cách chênh lệch về cơ sở hạ tầng và

mức sống của người dân ở khu vực nông thôn và thành thị đang ngày càng thu hẹp dần.

3.4.1.2. Những mặt còn hạn chế

Nhìn chung, trong các năm qua do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như ảnh hưởng lũ lụt, giá cả thị trường luôn biến động, việc làm và thu nhập của người nghèo thiếu ổn định nên luôn làm biến động về tăng giảm hộ nghèo, nên chương trình XĐGN & VL của thành phố còn những mặt hạn chế sau:

• Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác XĐGN & VL, còn giao khoán cho cán bộ phụ trách; trong quản lý điều hành còn có những mặt chưa sâu sát và nắm hết công việc, chưa tổ chức điều tra thống kê tình hình thiếu việc làm của người lao động để có kế hoạch và giải pháp thực hiện phù hợp.

• Cán bộ phụ trách XĐGN ở nhiều phường xã còn yếu về trình độ và năng lực, chưa nhịêt tình với công việc, nhận thức còn đơn giản độc lập, nên thời gian qua thiếu sự phối hợp giữa cán bộ lao động-thương binh xã hội với cán bộ XĐGN để thực hiện tốt vai trò của mình.

• Đa số hộ thoát nghèo đều có mức sống chưa vững chắc và ổn định. Một số hộ còn lúng túng trong phương thức làm ăn, thiếu ý chí vươn lên và còn tư tưởng an phận hoặc ỷ lại vào chính sách trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng xã hội.

• Tuy mức sống của người dân nghèo có được cải thiện lên nhưng so với mức tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân nói chung thì trên thực tế mức sống của người nghèo vẫn còn tụt hậu. Do vậy, khó có khả năng đẩy mạnh chất lượng sống của người nghèo.

3.4.2. Đánh giá của người nghèo về chương trình XĐGN.3.4.2.1. Những mặt đạt được 3.4.2.1. Những mặt đạt được

a. Tình hình giáo dục

Khi được hỏi về sự thụ hưởng giáo dục thì có 51% hộ được phỏng vấn cho rằng chính quyền địa phương rất quan tâm đến họ về mặt này. Cụ thể là hỗ trợ cho con em họ về tập vở, dụng cụ học tập và được tặng quần áo, quà vào các dịp lễ, Tết, được miễn giảm chi phí học tập,…Trên thực tế xã đã hỗ trợ được 112 em có hoàn cảnh khó khăn về vốn để duy trì việc học tập. Từ những việc làm thiết thực này đã tạo ra một động lực lớn cho con em họ cố gắng đến lớp không để bỏ dỡ nửa chừng.Tuy nhiên, số người nghèo cần được sự quan tâm và giúp đỡ của xã còn nhiều

khi có nhu cầu. Nhờ có các chương trình này người dân có được nhận thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

c. Chương trình khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật

Theo số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 13% hộ cho rằng chương trình này có tác động tích cực đến họ chủ yếu là các hộ trồng lúa nhưng diện tích trồng rất ích từ 1-2 công lúa, số hộ còn lại không có ý kiến về chương trình này vì đây là khu vực thành phố nên số người làm thuê mướn cho nông nghiệp gần như rất ít, chủ yếu các hộ này sử dụng nhân công tại nhà.

d. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật

Nhìn chung các hộ có trồng lúa thì mới tham gia vào lĩnh vực này, có 9/13 hộ trồng lúa cho rằng chương trình này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc làm lúa, họ biết được kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch để lúa không bị thất thoát. Đầu năm nay, tại xã đã triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng nấm bào ngư, trồng sen, ấu,…để người dân có được việc làm trong thời gian nông nhàn.

3.4.2.2. Những trở ngạia. Tình hình giáo dục a. Tình hình giáo dục

Thu nhập của người dân còn rất thấp, có được thu nhập ngày hôm nay họ phải nghĩ cách để lo cho ngày mai. Cho nên con cái của họ cũng là nguồn để tạo ra thu nhập, mặc dù còn dưới tuổi lao động nhưng các em cũng phải phụ cho gia đình để kiếm cái ăn, cái mặc nên đành phải bỏ học giữa chừng, làm cho tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi tham gia lao động chiếm đến 18,6% trên tổng số hộ nghèo. Nếu chính quyền địa phương thật sự có quan tâm thì hỗ trợ thật nhiều về mặt học phí để không phải chạy tiền khắp nơi cho con đi ăn học. Bên cạnh đó, gia đình có quá nhiều người ăn theo nên họ không có khả năng cho con đi học tiếp. Họ cần có những lớp học đêm mở gần khóm ấp để cho con em họ có thể tham gia vì buổi sáng phải đi kiếm tiền.

Trong khi trình độ học vấn là chìa khóa để giúp người dân thoát nghèo thì chính quyền địa phương chưa thật sự giúp đỡ hết sức mình. Do đó, tình trạng này vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn thì người nghèo khó có khả năng thoát nghèo bền vững.

b. Nước sạch và điện thấp sáng

Khi được phỏng vấn thì gần như 100/100 hộ cho rằng mặt này chưa có tác động lớn đến đời sống của họ. Bởi vì, họ sử dụng thường là nước sông rạch, phải xách hoặc gánh từ dưới sông rạch lên để sinh hoạt và khi họ tắm giặt cũng trên con sông và con rạch đó.

Còn điện thấp sáng thì các hộ quá nghèo không có điện để sử dụng vì câu điện tư bên ngoài nên chi phí điện hàng tháng rất cao (2.500/1 kw), có khi nhà nghèo quá người ta sợ không có tiền trả nên không cho câu điện. Nếu người dân nghèo phải tiếp tục chịu cảnh như thế này thì họ sẽ không có được số tiền tiết kiệm từ khoảng thu nhập và họ sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi sinh hoạt bằng nước sông rạch, nhất là phụ nữ rất dễ bị bệnh phụ khoa.

Trên thực tế, chính quyền xã cũng đã thừa nhận chưa quản lý chặt chẽ vấn đề này. Bởi vì họ chưa năng động trong việc tìm cách hỗ trợ cho người dân nghèo nằm ngoài vùng điện khí hóa, nước sạch vệ sinh môi trường. Họ còn để cho người dân tự xoay sở lấy. Tuy nhiên, người dân nghèo lại không có khả năng để thực hiện, nên rất cần có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền của địa phương.

c. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người dân.

Theo số liệu điều tra 100 hộ cho thấy, có đến 61% ý kiến cho rằng họ không được thụ hưởng nhiều từ chương trình này. Các hộ này cho biết, chính quyền địa phương khi thực hiện chương trình hay kế hoạch gì họ ít khi thông báo cho người dân biết. Cũng chính vì tư tưởng độc đoán này sẽ làm cho người dân nghèo có cảm giác không ai quan tâm đến họ, nên họ rất bất cần khi được hỏi về sự quan tâm của chính quyền. Do đó, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực phát huy hơn nữa tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết giúp đỡ nhau để họ thoát nghèo bền vững.

d. Được học nghề và giới thiệu việc làm

Số liệu điều tra cho thấy có đến 80% hộ cho rằng họ không được địa phương tổ chức dạy nghề hay giới thiệu việc làm cho nên có đến 47% hộ nghèo đi làm thuê, mướn để kiếm sống. Số hộ còn lại thì thấy rằng họ được học nghề nhưng không tìm được việc làm đúng nghề mà mình đã học và cuối cùng cũng làm thuê, mướn vì không được chính quyền địa phương giới thiệu nơi làm. Trong năm qua, địa phương đã tổ chức cho được 150 – 200 người dân được học các nghề như sữa xe, thêu, may,…tuy nhiên, chỉ giải quyết được 0,65% - 0,86% tổng số dân của địa phương để có việc làm. Nhìn chung, đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho người dân vẫn nghèo vì không được đào tạo nghề nên việc làm không ổn định.

e. Các tổ chức (CLB khuyến nông, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) quan tâm.

Có thể nói Hội phụ nữ là một tổ chức quan trọng giúp cho các chị em phụ nữ nghèo không có việc làm hay làm việc vào thời gian nhàn rỗi rất hiệu quả. Thế nhưng, khi được hỏi về các mặt này thì chị em cho biết họ không nhận được gì từ hội phụ nữ như không cho vay vốn, không được tiết kiệm cho hội,…thực tế Hội chỉ xem mối quan hệ thân thích mà hỗ trợ cho nhau, còn các hộ “nghèo rớt mồng tơi” thì chẳng được gì. Người dân quá bức xúc trước tình trạng này nhưng họ là người “thấp cổ bé họng” thì không có khả năng để phản ánh. Nếu có nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến người nghèo như thế thì không bao giờ họ thoát được cái nghèo luôn đeo bám họ.

f. Vay vốn và sử dụng vốn

Khi nói đến vay vốn người dân nghèo rất bất mãn, họ cho rằng vay vốn là việc khó khăn nhất vì có đến 29% hộ cho biết họ không có tài sản thế chấp nên họ không thể vay được vốn. Bên cạnh đó chính quyền địa phương không tuyên truyền cho họ biết hình thức và những điều kiện ưu đãi cho người nghèo. Chính quyền nơi đây khi cho vay đã không xét duyệt tường tận hoàn cảnh khó khăn của từng hộ, họ cho vay theo quán tính, cho người thân và những gia đình không khó khăn để vay, khi hộ nghèo hỏi đến thì họ bảo là: “Không còn đơn để cho vay nữa”. Một nghịch cảnh quá vô lý, cũng chính vì thế các hộ nghèo họ mong sao chính quyền địa phương có cái nhìn xa và nhìn rộng hơn.

nhà trả chậm và không cho người dân có được nơi ở ổn định. Tất cả người nghèo phải sống chen chút nhau trong một xóm chỉ toàn mồ mã chưa khai quật hết. Có hộ khi bị di dời cho đến nay đã 4-5 năm mà chưa có được chỗ ở, họ phải thuê nhà của người khác hàng tháng phải trả đến 200.000 đồng 8 tiền thuê, có hộ phải ở đậu với gia đình người khác.

8 Số liệu điều tra

Người dân không an cư thì không thể lập được nghiệp, điều quan trọng bây giờ là giải quyết cho người nghèo có được nơi ở ổn định để họ yên tâm làm việc lo cho cuộc sống gia đình để có cơ hội thoát nghèo.

h. Cấp hộ khẩu

Số liệu điều tra cho thấy, có đến 20% hộ nghèo đến địa phương sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu, khi được hỏi nguyên nhân họ cho biết vì không có đủ tiền để làm, mỗi lần làm phải mất đến cả triệu bạc, trong khi thu nhập của họ thì rất thấp. Một khi không có hộ khẩu thì người dân không được xem là người của nơi đây và do đó, những điều kiện ưu đãi cho người nghèo họ cũng không được hưởng.

Họ mong chính quyền địa phương có thể hỗ trợ họ giảm bớt khoảng tiền làm hộ khẩu để họ có khả năng làm, từ đó họ có thể thụ hưởng những chính sách hỗ trợ cho người nghèo như những người dân tại địa phương.

Chương 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO, TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI

QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP XĐGN

4.1. Nguyên nhân nghèo

4.1.1. Từ góc độ nhìn nhận của ban chỉ đạo chương trình XĐGN.

Theo các chuyên gia phụ trách chương trình XĐGN nguyên nhân chính dẫn đến việc nghèo của người dân Long xuyên là:

- Trình độ học vấn và nhận thức của người nghèo còn hạn chế dẫn đến việc tính toán còn chậm, việc tiếp thu kiến thức để vận dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

Những nguyên nhân kéo theo do trình độ học vấn thấp:

• Sinh đẻ không có kế hoạch dẫn đến gia đình có nhiều người ăn theo còn người làm thì ít.

• Chi tiêu không có kế hoạch, chi quá mức thu nhập vì gia đình có đông người.

• Sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến thiếu vốn khi muốn mua

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)