Kiến nghị nhằm thống nhất quy định về quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp (Trang 44 - 45)

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện sự thống nhất trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam

2.3. Kiến nghị nhằm thống nhất quy định về quản trị doanh nghiệp

Cũng nh những quy định về các loại hình doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp, quy định về quản trị doanh nghiệp cần có những sửa đổi để thống nhất hơn nh sau:

Thứ nhất, pháp luật phải sửa đổi quy định về tỉ lệ phần trăm tối thiểu trong trong tổng số vốn góp của công ty TNHH hoặc tổng số phiếu biểu quyết của công ty cổ phần để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị trên đây phù hợp với một trong những nguyên tắc chỉ đạo của

việc xây dựng và thống nhất pháp luật về doanh nghiệp, đó là nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp của pháp luật với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam, đồng thời đáp ứng đợc yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Để làm đợc điều đó, Luật doanh nghiệp phải phù hợp với các Điều ớc quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia. Nhng trên thực tế, nh mục 2.1.4 đã phân tích, Luật doanh nghiệp năm 2005 vẫn có những quy định cha phù hợp với Nghị quyết số 71 về phê chuẩn Nghị định th gia nhập WTO của nớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là quy định về tỷ lệ vốn góp hoặc phiếu biểu quyết tối thiểu để Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông thông qua tại cuộc họp là 65% và với một số quyết định quan trọng, tỷ lệ này lên đến 75%. Việt Nam cần phải sửa đổi tỷ lệ phần trăm này giảm xuống 51% để đảm bảo phù hợp với cam kết của nớc ta khi gia nhập WTO, đồng thời đảm bảo tính chủ động hơn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, pháp luật nên bổ sung thêm những quy định về quản trị doanh nghiệp theo hớng linh hoạt hơn, giảm thiểu những ràng buộc pháp lý chặt chẽ trong tổ chức nội bộ cũng nh trình tự, thể thức tiến hành và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định không cần thiết, ví dụ nh: “Chơng trình và nội dung họp phải đợc Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc. Chơng trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với các vấn đề trong nội dung chơng trình họp” hay “Chủ toạ và th kí họp Đại hội đồng cổ đông có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để điều khiển cuộc họp một cách hợp lý, có trật tự” (khoản 3, 4 Điều 103 Luật doanh nghiệp năm 2005) hoặc quy định về trình tự biểu quyết nh “Việc biểu quyết đợc tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến” (khoản 5 Điều 103 Luật doanh nghiệp năm 2005). Những quy định không cần thiết này hoặc sẽ làm doanh nghiệp mất chủ động, hoặc sẽ không đợc doanh nghiệp thực hiện trên thực tế,bởi vậy, sự tồn tại của những quy định đó trở nên không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w