Thống nhất pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp (Trang 35 - 36)

Các quy định về tổ chức lại doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đã tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu t có thể thay đổi đợc hình thức tổ chức doanh nghiệp mà họ đang làm chủ sở hữu một cách chủ động và linh hoạt. Các nhà đầu t sẽ tiết kiệm đợc nhiều thời gian, chi phí và tranh thủ đợc các cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề này đợc quy định độc lập trong các đạo luật về doanh nghiệp trớc đây vừa không đảm bảo đợc thống nhất về mặt hình thức, vừa có sự mâu thuẫn chồng chéo, phân biệt đối xử về mặt nội dung khi đề cập đến vấn đề tổ chức lại của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sự không thống nhất ấy biểu hiện trên các khía cạnh nh: hình thức tổ chức lại, điều kiện tổ chức lại của doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định tổ chức lại doanh nghiệp, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp. Cụ thể là:

Luật doanh nghiệp nhà nớc năm 2003 quy định các hình thức tổ chức lại công ty nhà nớc mà không làm thay đổi sở hữu của công ty bao gồm: sáp nhập vào công ty nhà nớc khác; hợp nhất các công ty nhà nớc; chia công ty nhà nớc; tách công ty nhà nớc; chuyển công ty nhà nớc thành công ty TNHH nhà nớc một thành viên hoặc công ty TNHH nhà nớc có hai thành viên trở lên; chuyển Tổng công ty do nhà nớc quyết định đầu t và thành lập thành Tổng công ty do các công ty tự đầu t thành lập; khoán, cho thuê công ty nhà nớc và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000) và các nghị định hớng dẫn thi hành quy định về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đợc tiến hành theo các hình thức: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu t.

Luật doanh nghiệp năm 1999 quy định về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các hình thức nh: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty TNHH một thành viên.

Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định việc tổ chức lại doanh nghiệp đợc áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế nh sau:

Thứ nhất về hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi công ty cổ phần và chuyển đổi công ty TNHH. Về nguyên tắc, việc quyết định doanh nghiệp đợc tổ chức lại dới hình thức nào nằm trong phạm vi quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Thứ hai, về điều kiện sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, trên cơ sở kế thừa Luật doanh nghiệp năm 1999 cũng nh để phù hợp với tinh thần của Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định trờng hợp hợp nhất và sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất, sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trờng liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trớc khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, trừ trờng hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác. Quy định mới này nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát đợc nguy cơ lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và bảo đảm cho một môi trờng kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp hiện hành chỉ mới quy định chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc ngợc lại (Điều 154 Luật doanh nghiệp năm 2005) và chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 155 Luật doanh nghiệp năm 2005) mà cha có những quy định cho việc chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành doanh nghiệp t nhân và ngợc lại hoặc chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên. Đồng thời, quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chỉ có thể tiến hành trong phạm vi những công ty cùng loại, gây hạn chế cho các nhà đầu t khi muốn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp và khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết yêu cầu chuyển đổi doanh nghiệp trong những trờng hợp kể trên. Trên thực tế, do nhu cầu mở rộng thị phần, rất nhiều doanh nghiệp muốn hợp nhất hoặc sáp nhập lại với nhau nhng không phải lúc nào những doanh nghiệp đó cũng là cùng loại. Do đó, nhu cầu về một nền tảng pháp lý ổn định và hiệu quả cho hoạt động này là nhu cầu chính đáng và cấp thiết của thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w