Sự cố do thiên tai

Một phần của tài liệu Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm. (Trang 104)

4. Tổ chức thức hiện ĐTM

4.2.4. Sự cố do thiên tai

Vấn đề gió bão:

Các giải pháp hạn chế bao gồm:

+ Các công trình xây dựng được thiết kế có nền móng và kết cấu vững chắc, có thể chống chịu bão từ cấp 12-15.

+ Công tác qui hoạch trồng cây xanh trong Nhà máy phải xem xét đến các ảnh hưởng của gió bão. Xem xét lựa chọn giống cây xanh có rễ bám sâu trong đất, loại cây có rễ cọc, thân cây vững chắc để có khả năng chống chịu gió bão.

+ Trước khi vào mùa mưa bão hàng năm, tiến hành chặt tỉa bớt các cành cây khô, mục cũng góp phần hạn chế ảnh hưởng của gió bão.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. Chương trình quản lý môi trường

5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án

Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam trong các giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành các dự án thì Chủ đầu tư cùng với các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành phải thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT).

Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường để có thể dự đoán được các biến đổi môi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra.

Mục tiêu của KHQLMT cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường. KHQLMT bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xảy ra.

- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam.

- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM.

- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các đơn vị trúng thầu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án.

- Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xảy ra.

5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường

Việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường phải tuân thủ các quy định của Việt Nam.

Chủ đầu tư sẽ thực hiện chương trình quản lý môi trường và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện dự án, cùng với chủ đầu tư còn có các đơn vị trúng thầu thi công các hạng mục của dự án thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường.

Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu, các điều khoản và cam kết trong hợp đồng.

Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi truờng cho dự án sẽ được thực hiện cho mỗi giai đoạn đầu tư: từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn xây dựng và vận hành.

*). Tổ chức thực hiện:

+ Ban lãnh đạo công ty (Giám đốc): là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác chấp hành Luật bảo vệ môi trường.

+ Giám sát kỹ thuật (3 người)

Gồm 1 người có chuyên môn về môi trường; 1 người có chuyên môn về công tác an toàn và bảo hộ lao động và 1 kĩ thuật viên.

Trong quá trình xây dựng và vận hành, chương trình tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường sẽ được tiến hành bởi Giám sát kỹ thuật của Công ty TNHH Long Sơn.

Trong quá trình thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường cần được thực hiện ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu.

+ Cán bộ tư vấn môi trường:

Do Công ty TNHH Long Sơn thuê nhằm giám sát chất lượng môi trường định kỳ theo quy định.

*). Báo cáo về kế hoạch quản lý môi trường

Nội dung báo cáo bao gồm:

- Đánh giá sự thành công của các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu vực thực hiện dự án so sánh với các dự đoán đưa ra.

- Đánh giá rõ ràng xem khung KHQLMT có đầy đủ không. Nếu có kết luận khung KHQLMT không đầy đủ, trình bày rõ lý do và đưa ra kiến nghị cho việc hoàn thiện khung KHQLMT. Rà soát lại các số liệu và thông tin thu thập được, phân tích số liệu, báo cáo và dự thảo ngân sách.

Bảng 5.1. Tổng hợp chương trình quản lý môi trường

TT Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Biện pháp giảm thiểu Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện Đơn vị giám sát

I Giai đoạn xây dựng

1 - Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực.

- Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực và công nhân. - Gây ô nhiễm các thủy vực trong khu vực.

- Chất thải của công nhân tham gia thi công trên công trường.

Che chắn bụi, tiếng ồn xe cộ máy móc tạo nên.

- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. - Bố trí các thiết bị thu gom rác thải (thùng phuy, conternơ).

- Có các quy định cụ thể quản lý hoạt động của công nhân tham gia thi công.

- Thực hiện các biện pháp ứng phó với các sự cố môi trường.

Thực hiện trong giai đoạn xây dựng 2010- 2011 Đơn vị trúng thầu thực hiện + Chủ đầu tư Chủ đầu tư 2

-Nước thải sinh hoạt của công nhân.

-Nước thải nhiễm dầu -Nước mưa chảy tràn.

- Làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất

- Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước và hố ga để xử lý nước thải. - Bố trí các thiết bị thu gom dầu thải. - Lắp đặt công trình vệ sinh di động cho công nhân khi dự án bắt đầu đi vào triển khai hoạt động.

2010 Đơn vị thi công đầu tưChủ

II Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

1 Hoạt động của các máy móc

sản xuất.

- Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- Lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải từng công đoạn sản xuất.

Trong giai đoạn thi công xây dựng Chủ đầu tư, đơn vị trúng Chủ đầu tư

TT Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Biện pháp giảm thiểu Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện Đơn vị giám sát

+ Công đoạn bột chì -Sử dụng 2 quạt hút bụi công suất

Q=10.000m3/h, N=7,5kW, h=

100mmH2O,

-1 Cyclon lọc bụi chùm 4 ống Φ500, -2 Cyclon màng nước kiểu venturi Φ1200, Trong suốt quá trình hoạt động của dự án Thực hiện, lắp ráp trong giai đoạn thi công, xây dựng thầu.

+Công đoạn đúc sườn -Sử dụng 1 quạt hút bụi công suất

Q=10.000m3/h, N=7,5kW, h=

100mmH2O,

-1 Cyclon màng nước kiểu venturi Φ1200,

+ Công đoạn trộn, trát cao -Sử dụng 1 quạt hút bụi công suất

Q=10.000m3/h, N=11,25kW, h=

150mmH2O,

-1 Cyclon lọc bụi - 1 Silo thu hồi bụi

+ Công đoạn hóa thành -Sử dụng 4 quạt hút hơi axit,

Q=15000m3/h,

N=11,25KW,h=200mmH2O.

-2 Cyclon trung hòa hơi axit, kích thước 1200x1200x2200m

+ Công đoạn cắt thẻ -Sử dụng 2 quạt hút bụi

Q=20.00m3/h, N=11,25KW,

h=200mmH2O

-Tháp lọc thu hồi bụi, kích thước 1200x1200x2600m,

TT Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Biện pháp giảm thiểu Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện Đơn vị giám sát 2

Vận chuyển sản phẩm - Tạo ra lượng bụi và khí thải trên đường vận chuyển. - Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển gây ra.

- Tưới nước dập bụi, - Xe chở được che đậy.

- Quy định thời gian làm việc hợp lý. -Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

3

-Nước mưa chảy tràn

-Nước rửa chống bụi, vệ sinh công nghiệp

-Nước thải công nghiệp

Gây ảnh hưởng môi trường nước mặt. Ảnh hưởng tới môi trường đất.

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh.

-Mương, rãnh thoát nước có tiết diện hình thang, chiều rộng đáy dưới 0,3m, chiều rộng mặt 0,5 m, chiều cao từ 0,3 m.

-Bố trí 7 hố ga thu.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (công suất 320 m3/ngày) cho Nhà máy.

4 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Gây ảnh hưởng tới môi trường không khí, tác động tới sức khỏe con người.

Tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường đất

-Xây dựng bãi thải rắn 250m2

- Lắp đặt, bố trí các hệ thống thu gom tạm thời (8 thùng rác nắp đậy, 1 conternơ)

- Thực hiện kí hợp đồng với các đơn vị chức năng trong xử lý, vận chuyển chất thải thông thường và CTNH

- Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải CTNH. Trong thời gian xây dựng Thực hiện khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động Chủ đầu tư

Bảng 5.2. Danh mục một số thiết bị, hệ thống cho công tác bảo vệ môi trường

TT Tên thiết bị Quy cách Số lượng

I Công đoạn bột chì

1 Quạt hút bụi Q=10.000m

3/h; N=7,5 Kw;

H=100mmH2O 2

2 Cyclon lọc bụi chùm 4 ống Φ500 1

3 Cyclon màng nước kiểu venturi Φ1200 2

4 Bơm cấp nước khử bụi Q=30m

3/h; N=3,7Kw;

H=20mH2O 1

II Công đoạn đúc sườn

5 Quạt hút bụi Q=10.000m

3/h; N=7,5Kw;

H=100mmH2O 1

6 Cylon màng nước kiểu venturi Φ1200 1

III Công đoạn trộn, trát cao

7 Cyclon lọc bụi - 1

8 Quạt hút bụi Q=10.000m

3/h; N=11,25Kw;

H=150mmH2O 1

9 Silo thu hồi bụi - 1

IV Công đoạn hoá thành

10 Quạt hút hơi axit Q=15.000m

3/h; N=11,25Kw;

H=200mmH2O 4

11 Cyclon trung hoà hơi axit 1200*1200*2200 2

V Công đoạn cắt thẻ 12 Quạt hút bụi Q=20.000m 3/h; N=11,25Kw; H=200mmH2O 2 13 Thiết bị gom chì phế phẩm H=2200; Φ1700 2 14 Tháp lọc tu hồi bụi 1200*1200*2600 2

15 Cyclon thu hồi bụi H=2600; Φ1900 2

16 Hệ thống xử lý nước thải Trạm xử lý nước thải tập trung 1

17 Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống hạ tầng 1

18 Hệ thống chống sét + PCCC Hệ thống hạ tầng 1

19 Bể tự hoại Xây ngầm 1

20 Hệ thống cây xanh - -

21 Thiết bị thu gom rác thải - 10

5.2. Chương trình giám sát môi trường

5.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn xây dựng a. Giám sát chất thải a. Giám sát chất thải

Nước thải:

o Vị trí: 1 vị trí nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận

o Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, As, Pb, Cu, Zn, Coliform.

o Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B.

o Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần.

Chất thải:

o Vị trí: 1 vị trí tại khu vực tập kết chất thải xây dựng.

o Giám sát: quá trình đổ thải, thu gom chất xây dựng.

b. Giám sát môi trường xung quanh

b.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí

o Các chỉ tiêu giám sát

- Bụi lơ lửng.

- Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2. - Tiếng ồn, vi khí hậu.

o Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 4 vị trí

- Khu vực đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng: 2 vị trí. - Khu vực công trường xây dựng: 2 vị trí.

o Tần suất: 3 tháng/1 lần

o Quy chuẩn so sánh:

+ QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+ QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.

o Vị trí: 1 vị trí

- Nước mặt tại Sông Đáy (gần Nhà máy đóng tàu Long Sơn)

o Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-

As, Cu, Zn, Coliform.

o Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.

o Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, mức B1.

c. Giám sát khác

- Giám sát sự đổ, gẫy giàn giáo, an toàn lao động. Quá trình giám sát được ghi trong sổ nhật ký theo dõi của bộ phận quản lý Dự án để theo dõi sự biến động theo không gian và thời gian. Để chủ đầu tư có biện pháp, khắc phục các tác động do sự cố gây ra.

- Giám sát công tác quản lý chất thải rắn

- Giám sát kiểm tra công tác thực hiện vệ sinh an toàn và lao động - Giám sát các hệ thống cấp thoát nước.

Tần suất thực hiện: 1 tháng/lần

5.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn hoạt độnga. Giám sát chất thải a. Giám sát chất thải

Nước thải:

o Vị trí: 2 vị trí nước thải trước và sau xử lý của Trạm xử lý nước thải.

o Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, Mn, Cu, Fe, As, Pb, Cu, Zn, Coliform.

o Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B.

o Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần.

Khí thải:

o Vị trí:

+ 4 vị trí lắp đặt thiết bị lọc bụi của dây truyền sản xuất tại: Công đoạn bột chì; Công đoạn đúc sườn; Công đoạn trộn, trát cao; Công đoạn hóa thành; Công đoạn cắt thẻ…

o Chỉ tiêu giám sát: Bụi tổng, Bụi chì, SO2, NO2, CO, CO2, hơi H2SO4.

o Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

o Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần

 Chất thải rắn

o Vị trí: Tại 5 khu vực phát sinh chất thải dạng rắn (công đoạn đúc sườn, công đoạn trộn cao, công đoạn trát cao, công đoạn hóa thành, công đoạn cắt lá cực).

o Chỉ tiêu giám sát: Giám sát tổng lượng thải và quá trình thu gom.

b. Giám sát môi trường xung quanh

b.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí

o Các chỉ tiêu giám sát

- Bụi lơ lửng, bụi chì, hơi hữu cơ. - Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2. - Tiếng ồn, vi khí hậu.

o Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 6 vị trí

- Khu vực khuôn viên Nhà máy: 4 vị trí

- Khu vực xung quanh Nhà máy: 2 vị trí (theo hướng gió chủ đạo vào mùa hè và mùa đông)

o Tần suất: 6 tháng/1 lần

o Quy chuẩn so sánh:

+ QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+ QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh;

b.2. Giám sát môi trường nước mặt

o Vị trí: 1 vị trí.

- Nước mặt tại sông Đáy (gần Nhà máy đóng tàu Long Sơn)

o Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, COD, BOD5, NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43, As, Cu, Zn, Coliform.

o Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.

o Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt, mức B1.

b.3. Giám sát môi trường đất

o Vị trí: 1 vị trí.

- Tại khuôn viên cây xanh, khu vực trạm xử lý nước thải của Nhà máy.

o Chỉ tiêu giám sát: Pb, Cu, Zn, Mn, Cr.

o Tần suất thực hiện: 6 tháng/lần.

o Quy chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

Một phần của tài liệu Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm. (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w