Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm. (Trang 74 - 78)

4. Tổ chức thức hiện ĐTM

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng

a.1. Biện pháp

- Sử dụng các máy thi công còn mới, còn niên hạn sử dụng. - Khi vận chuyển nguyên vật liệu phải sử dụng bạt che.

- Không chở quá tải làm ảnh hưởng đến phương tiện và chất lượng đường giao thông.

- Tưới nước dập bụi trong khu vực trên tuyến đường vận chuyển.

- Thành lập đội vệ sinh thu dọn nguyên vật liệu rơi vãi trong khu vực thi công.

- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ các phương tiện và máy móc thi công.

a.2. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng + Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm: một số biện pháp phụ thuộc vào ý thức của chủ phương tiện

+ Mức độ khả thi: Các biện pháp dễ áp dụng, hiệu quả xử lý cao.

b. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải

b.1. Biện pháp

- Sử dụng các thiết bị thi công, xe vận tải còn niên hạn sử dụng. Các thiết bị thi công và vận tải phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật môi trường do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp

- Điều phối xe tải và các máy móc thi công không hoạt động tập trung, hạn chế thải ra môi trường lượng khí thải quá lớn trong cùng một thời điểm và cùng 1 vị trí. Tuy nhiên, mật độ các phương tiện thi công phụ thuộc vào bố trí công trình xây dựng.

b.2. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

+ Ưu điểm: Sử dụng xe còn niên hạn sử dụng sẽ giảm thiểu được lượng khí thải phát sinh rất nhiều.

Việc điều phối mật độ các phương tiện máy móc, vận tải sẽ giảm tải lượng khí thải phát sinh cùng một thời điểm, đồng thời giảm tải lượng khí thải tại 1 khu vực.

+ Nhược điểm: Các biện pháp trên chỉ có thể giảm thiểu được tác động, nhưng không làm giảm tổng tải lượng khí thải phát sinh đối với toàn bộ giai đoạn.

+ Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động áp dụng.

c. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung

c.1. Biện pháp

- Bố trí lịch hoạt động của các phương tiện thi công hợp lý. Hạn chế tối đa sự hoạt động cùng lúc của các thiết bị, máy móc, phương tiện có phát sinh tiếng ồn cao vào cùng 1 thời điểm.

- Bố trí lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại khu vực phát sinh tiếng ồn cao.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, tra dầu bôi trơn hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng của các trang thiết bị thi công.

- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.

c.2. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Biện pháp trên dễ thực hiện. Các biện pháp này giảm thiểu được một phần tác động do tiếng ồn.

- Nhược điểm: Do đặc thù của các hoạt động xây dựng, tiếng ồn, độ rung phát sinh là không thể tránh khỏi. Do đó, chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể khống chế triệt để được tiếng ồn phát sinh.

- Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động áp dụng.

d. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

d.1. Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa

- Khi tiến hành thi công các hạng mục công trình phục vụ dự án, đồng thời tiến hành song song thi công hệ thống thoát nước.

- Bố trí hố ga có chức năng lắng lọc đất, cát trước khi thoát ra ngoài vào hệ thống cống thoát chung của khu công nghiệp.

o Kích thước cống thoát nước: + Chiều rộng: trên mặt 0,5 m + Đáy: 0,3 m

+ Chiều sâu: 0,3 m.

- Nạo vét định kỳ hố ga thu nước, cống thoát nước. Lượng chất thải phát sinh từ quá trình nạo vét chủ yếu là cặn rắn lơ lửng sẽ được thu gom vận chuyển về khu vực bãi tập kết rác thải của khu công nghiệp.

Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Giảm thiểu được hàm lượng ô nhiễm do nước mưa chảy tràn kéo theo các chất cặn rắn ra môi trường tiếp nhận. Tránh việc rửa trôi bề mặt của nước mưa chảy tràn.

Biện pháp lắng cơ học trong hố ga thu và đảm bảo loại bỏ được 80 - 90% các loại cặn rắn.

- Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động áp dụng.

d.2. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Biện pháp:

- Lắp đặt 01 nhà vệ sinh di động. Vị trí lắp đặt được bố trí phù hợp với quy hoạch của khu văn phòng hoặc khu nhà bếp (trong bản vẽ tổng mặt bằng)

- Chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường địa phương để hút và xử lý bùn thải.

Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: phương pháp áp dụng đơn giản, dễ lắp đặt, chi phí thấp.

d.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải nhiễm dầu

Biện pháp

- Lắp đặt hệ thống rãnh thu gom tại khu vực phát sinh dầu thải, tập trung tại hố ga thu kích thước 60 x 60 x 40 cm. Lượng dầu thải này được thu gom bằng

các thiết bị chuyên dụng như thùng phuy, can nhựa và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH xử lý.

Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí thấp

- Nhược điểm: không khống chế được nguồn thải phát sinh.

e. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

e.1. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Biện pháp

 Chất thải thông thường

- Lưu chứa trong thiết bị thu gom: thùng conternơ. - Lưu giữ tại bãi thải tạm.

 Chất thải nguy hại

- Phân loại chất thải theo đúng quy định về quản lý CTNH.

- Lưu giữ bằng các thiết bị đảm bảo quy định như thùng phuy 200l, can nhựa 20l, bao bì PE 2 lớp.

CTNH được lưu giữ tại khu vực lưu giữ CTNH tạm thời có diện tích khoảng 12m2, nằm trong khu vực nhà kho dự kiến của Nhà máy.

- Chủ đầu tư kí hợp đồng với đơn vị có chức năng hành nghề vận chuyển xử lý CTNH theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trên địa bàn hoặc địa phương gần nhất.

Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Các biện pháp đề ra đảm bảo quản lý được chất thải tại nguồn, tách riêng các loại chất thải để quản lý. Phương pháp dễ áp dụng.

- Tính khả thi:

Chủ đầu tư có thể chuẩn bị đủ dụng cụ và trang thiết bị để thu gom và mặt bằng để lưu giữ chất thải nguy hại phát sinh trong khi chờ hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.

Đối với chất thải thông thường: chuẩn bị bãi thải để chứa, diện tích mặt bằng không lớn, được chuẩn bị song song trong quá trình thi công xây dựng.

Biện pháp

- Lưu giữ rác trong các thùng chứa có nắp đậy, sử dụng 1 thùng chứa loại 240 lít.

- Hợp đồng với Công ty vệ sinh môi trường địa phương thu gom.

Đánh giá biện pháp áp dụng

Biện pháp dễ áp dụng và có thể kiểm soát được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tuy nhiên, cần phải có sự tự giác và ý thức của cán bộ

công nhân viên. Hình 4.1. Thùng chứa rác thải

f. Giảm thiểu tác động do tập trung công nhân lao động

f.1. Biện pháp

- Chủ đầu tư gửi văn bản thông báo tới chính quyền xã Khánh Phú về việc triển khai dự án.

- Chủ đầu tư thực hiện khai báo tạm trú, tạm vắng cho công nhân thi công, phục vụ dự án.

- Trước khi tiến hành thi công, chủ đầu tư tập trung công nhân thi công và phổ biến các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, văn hóa, phong tục, tập quán địa phương và cách ứng xử với cư dân bản địa.

f.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng - Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

- Nhược điểm: Biện pháp phổ biến tuyên truyền cách ứng xử cộng đồng phụ thuộc vào ý thức của từng công nhân thi công.

- Tính khả thi: chủ đầu tư có thể chủ động thực hiện tại nhiều thời điểm và giai đoạn khác nhau.

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn hoạt độnga. Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại tuyến đường ra vào Nhà máy

Một phần của tài liệu Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWh/năm. (Trang 74 - 78)