1. 7 Chiến lược KH&CN quốc gia trong thế kỷ 21
Trong giai đoạn KH&CN phát triển nhanh chóng hiện nay, Trung Quốc đã xác định mục tiêu phát triển KH&CN chung của mình là cải tiến Hệ thống Đổi mới Quốc gia, để KH&CN có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng một xã hội thịnh vượng. Trung Quốc sẽ thiết lập một Hệ thống Đổi mới Quốc gia phù hợp về cơ bản với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và các quy luật tự nhiên của sự phát triển KH&CN. Họ đang cố gắng xóa bỏ những trở ngại lớn đối với phát triển KH&CN. Bằng việc triển khai các dự án trọng điểm lớn được điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu chiến lược quốc gia và hình thành nên một mô hình phát triển KH&CN hợp lý hơn, Trung Quốc đã cố gắng để đạt được những đột phá và sự phát triển nhảy vọt trong một số lĩnh vực, hiện đang được xếp vào hạng tiên tiến thế giới. Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng một số viện nghiên cứu mang tầm cỡ thế giới và các trường đại học định hướng nghiên cứu và hình thành các tập đoàn doanh nghiệp KH&CN đa quốc gia được xếp vào hạng 500 tổ chức dẫn đầu thế giới. Trung Quốc cũng đang tích cực phấn đấu để tạo nên một đội ngũ các nhà lãnh đạo nghiên cứu có uy thế quốc tế.
Để trở thành một quốc gia thành công trong thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ tuân theo 7 chiến lược KH&CN chính như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tuân theo một chiến lược phát triển nhảy vọt nhằm thúc đẩy nhanh khả năng của mình trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin (IT), bằng cách triển khai các hệ điều hành mới kèm theo các chương trình phần mềm và các vi mạch CPU tiên tiến. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Trung Quốc sẽ chú trọng vào các lĩnh vực như bộ gen chức năng (Functionnal Genome), sinh tin học, y sinh, và nhân giống cây trồng bằng công nghệ di truyền, với mục tiêu là phải được công nhận trong ngành công nghiệp y sinh quốc tế.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ thúc đẩy năng lực đổi mới nguyên bản chính của mình và thoát ra khỏi vai trò là một nước trước đây chỉ chú trọng vào việc sao chép các đổi mới đã đăng ký độc quyền sở hữu và thiết lập các hệ thống đánh giá hỗ trợ cho mục tiêu này.
Thứ ba, Trung Quốc sẽ cải thiện năng lực của mình trong việc kết hợp và quản lý các nguồn lực R-D quốc gia và các chương trình KH&CN quốc gia sẽ chú trọng mạnh vào sự hợp tác liên ngành và liên cơ quan nhằm phát triển các sản phẩm và doanh nghiệp công nghiệp.
Thứ tư, Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa công nghệ cao, bên cạnh đó sẽ tiến hành cải tổ các khu công viên công nghệ cao quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
Thứ năm, Trung Quốc sẽ sử dụngIT để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa bằng cách phát triển và phổ biến việc sử dụng máy tính có tính năng cao, tạo ra các hệ thống IT thông dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chế tạo.
Thứ sáu, Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về KH&CN và hỗ trợ cho các nhà khoa học Trung Quốc tích cực tham gia vào các dự án khoa học quy mô lớn toàn cầu, bên cạnh đó khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào R-D; sử dụng công nghệ và nhân lực nhập khẩu kết hợp với đầu tư nước ngoài trực tiếp vốn đã từng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Thứ bảy, Trung Quốc sẽ cải tiến chiến lược nguồn nhân lực nhằm tạo nên một hệ thống mở, cạnh tranh và chú trọng nhiều hơn đến đầu tư nhân lực trong tổng chi tiêu R-D. Trung Quốc sẽ chú trọng nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực và sẽ tăng cường nhập khẩu số nhân lực có trình độ xuất sắc của nước ngoài dựa trên một cơ sở chọn lọc.
2. Các mục tiêu phát triển công nghệ cao trong thế kỷ 21
Như đã nêu ở phần đầu của tài liệu, mục tiêu của Trung Quốc là trở thành một trong những nền kinh tế công nghệ cao có khả năng cạnh tranh nhất thế giới, đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới về năng lực công nghệ, ít ra là trong một số lĩnh vực chủ chốt và phải đạt bằng được mục tiêu này càng nhanh càng tốt. Hiện tại, Trung Quốc chú trọng vào việc thúc đẩy nhanh sự phát triển công nghệ cao thông qua “Tin học hóa”, một chương trình phát triển công nghệ bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế: Tin học
hóa là chìa khóa trong việc thúc đẩy tiến bộ công nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại hóa”.
Tuân theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 kết thúc vào năm 2005, Trung Quốc đặt kế hoạch đầu tư hơn 1 nghìn tỷ NDT (hơn 120 tỷ USD) vào ngành IT, với mục tiêu tăng gấp đôi độ lớn của ngành IT Trung Quốc để ngành này chiếm đến 7% GDP của Trung Quốc. Bằng nguồn đầu tư này Trung Quốc có tham vọng đưa số máy tính nối mạng của Trung Quốc lên đến 40 triệu, với 200 triệu người thuê bao Internet và có thể cung cấp các dịch vụ truyền thông cho gần một phần tư số người thuê bao cố định và không dây trên toàn thế giới. Từ kế hoạch đầy tham vọng này có thể thấy rõ Trung Quốc có ý định trở thành một nhà cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng.
Như một phần quan trọng của chiến lược này, các quan chức Trung Quốc thậm chí còn đặt sự chú trọng lớn hơn vào việc thúc đẩy các kỹ năng và giáo dục công nghệ cao. Các trung tâm đào tạo do Nhà nước tài trợ đã được hình thành tại nhiều thành phố ở Trung Quốc. Bên cạnh đó các lãnh đạo quốc gia và địa phương còn xúc tiến các chương trình khuyến khích mới nhằm vào việc thưởng công cho các nhà khoa học hàng đầu và các viện nghiên cứu đã tạo ra các kết quả công nghệ cao và tăng nguồn tài trợ của Nhà nước cho các hoạt động trao đổi KH&CN quốc tế.
Các quan chức Trung Quốc còn áp dụng các chính sách mới để thu hút hàng chục nghìn người Trung Hoa có kỹ năng và có trình độ cao đang sống ở nước ngoài quay trở về nước làm việc, họ sẽ được hưởng mức lương tương xứng, nhà ở theo phong cách phương Tây và làm việc tại các tổ hợp văn phòng hiện đại đặt tại các công viên khoa học công nghệ cao mô phỏng theo mô hình Thung lũng Silicon. Số lượng những người Trung Hoa trở về đang ngày càng tăng, đặc biệt là từ sau khi có sự bùng nổ IT và sự suy giảm cơ hội về việc làm tại Thung lũng Silicon. Nhiều người quay trở về đã giữ các vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp công nghệ cao hay các viện nghiên cứu, trong khi một số khác thành lập các doanh nghiệp riêng tại Trung Quốc. Các nỗ lực này đặc biệt quan trọng khi mà cộng đồng khoa học của Trung Quốc đang bị già hóa, những người được đào tạo trước cuộc Cách mạng Văn hóa nay đã nghỉ hưu với số lượng lớn. Các quan chức Trung Quốc cho rằng, sự thay đổi về nhân khẩu học này kèm theo sự liên tục “chảy chất xám” sang phương Tây sẽ gây trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển KH&CN. Chính vì vậy mà các trung tâm R-D của nước ngoài tại Trung Quốc còn có một vai trò rất quan trọng, đó là đào tạo nhân lực Trung Quốc cả về kỹ năng công nghệ cao lẫn khái niệm và kinh nhgiệm quản lý của phương Tây.
Trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005), Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã xác định 12 lĩnh vực công nghệ then chốt nằm trong trọng tâm KH&CN như sau:
- Mạch tổ hợp siêu cấp độ (Super scale integrated circuits) và phần mềm máy tính; - Các hệ thống đảm bảo thông tin;
- Quản lý điện tử và tài chính điện tử; - Chip sinh học và chip gen chức năng; - Ô tô điện;
- Tàu hỏa đệm từ trường;
- Các loại thuốc mới và hiện đại hóa ngành sản xuất dược phẩm truyền thống của Trung Quốc; - Chế biến chuyên sâu trong sản xuất nông nghiệp;
- Sản xuất các sản phẩm sữa; - An ninh lương thực;
- Canh tác bảo toàn nước và kiểm soát ô nhiễm nước; - Thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật then chốt.
Trên đây là các lĩnh vực mà qua đó Trung Quốc sẽ tạo ra một bước nhảy vọt nhằm đạt được mức tương đương (hoặc vượt) trình độ công nghệ của các nước công nghiệp hóa. Đầu tư nước ngoài được cho là đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển công nghệ cao của Trung Quốc, bao gồm cả nâng cao mức đầu tư cho R-D công nghệ cao.
3. Xây dựng các mục tiêu cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010)
Trong khoảng một năm qua, Mỹ đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tác động của toàn cầu hóa nói chung và của nền kinh tế Trung Quốc nói riêng đến ngành công nghệ cao của Mỹ. Một vài nghiên cứu trong số đó mới được công bố gần đây, bao gồm “Nhiệm vụ Đặc biệt cho Tương lai trong Đổi mới của
Hoa Kỳ”, nghiên cứu “Đổi mới Hoa Kỳ” của Uỷ ban Cạnh tranh, và “Chính sách về Đổi mới và Cạnh tranh Toàn cầu” của Liên minh các Ngành Điện tử. ý kiến chung của tất cả những nỗ lực này là chính
sách công nghệ của Mỹ kém phản ứng trước những thách thức ngày càng tăng đến từ Trung Quốc và các nước đang phát triển khác trong một môi trường kinh tế toàn cầu thuận lợi cho các hình thức R-D xuyên quốc gia tiên tiến. Trong khi đó, ở Bắc Kinh các quan chức chính phủ đã bắt đầu xây dựng các mục tiêu cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Kế hoạch này sẽ định hướng những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc trong giai đoạn 2006-2010. Kế hoạch này rõ ràng sẽ bao gồm những mục tiêu ấn tượng hơn mà cộng đồng khoa học công nghệ Trung Quốc đang đặt hoài bão. Nhiều khả năng một trong số những mục tiêu đó sẽ là đưa tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ lên chiếm đến 2% GDP. Theo các phương tiện báo chí, một trọng tâm khác sẽ là đẩy mạnh những nỗ lực phát triển trong nước, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung và miền Tây Trung Quốc, một phần nhằm giảm sự bất bình đẳng thu nhập đang tăng lên giữa khu vực ven biển và khu vực ở sâu trong nội địa.
Trong giai đoạn phát triển công nghệ tiếp theo của Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đang tìm cách chuyển nền sản xuất của Trung Quốc từ sản xuất dập khuôn sang sản xuất mới, hay nói một cách bóng bảy là từ “sản xuất tại Trung Quốc” sang “do Trung Quốc sản xuất”. Chiến lược “Tin học hóa” trong lĩnh vực quân sự và dân sự của Bắc Kinh cùng với việc phát triển các tiêu chuẩn công nghệ cao tiên tiến mang tính bản địa được xây dựng để đạt được mục tiêu đó. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn những mục tiêu trong kế hoạch sắp tới là làm thế nào mà chính phủ Trung Quốc có thể đạt được chúng. Kế hoạch 5 năm sắp tới có thể sẽ nói rõ điều đó. Như một bài báo gần đây đã nhận xét, nếu kế hoạch sắp tới tập trung vào việc thiết lập các hướng dẫn hơn là tập trung vào một kế hoạch chi tiết với những mục tiêu cụ thể cho việc phát triển khoa học công nghệ, nó có thể sẽ phản ánh một cách tiếp cận mới thành công hơn nhằm nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là kế hoạch sắp tới có thể sẽ giống các chiến lược phát triển dài hạn theo kiểu của các nền kinh tế có trình độ công nghệ tiên tiến hơn là cách lập kế hoạch truyền thống của Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, điều này sẽ cho thấy một nhận thức mới về chính sách phát triển và đổi mới khoa học công nghệ hiện đại và có thể sẽ cho thấy rằng nó thành công hơn các kế hoạch trước đó vốn được thực hiện không thật tốt lắm. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể sẽ thấy một nền khoa học công nghệ ở Đại lục còn tiên tiến hơn những gì mà trước đây dự đoán. Điều đó có lẽ sẽ xảy ra chỉ trong khoảng 5 năm tới.
Nhóm Biên soạn: Đặng Bảo Hà Kiều Gia Như
Nguyễn Thúy Quyên Nguyễn Phương Anh Nguyễn Minh Ngọc
Tài liệu tham khảo
1. “China’s high-technology development and U.S.-China science and technology cooperation” - U.S.-China Economic and Security Review Commission, Washington, D.C., 2004.
2. Kathleen Walsh, “Foreign High-Tech R-D in China: Risks, Rewards, and Implications for U.S.-China Relations”, The Henry L. Stimson Center, 2003.
3. IDRC, “A Decade of China Science and Technology Policy Reform”, 2002.
4. “China’s Science and Technology Policy for the Twenty-First Century - A View From the Top”, Report from U.S. Embassy, Beijing, 11/1999.
5. John Sigurdson, “China Becoming a Technological Superpower - A Narrow Window of Opportunity”, Working Paper No. 194, Stockholm, Sweden, 6/2004.
6. “Science, Technology, and High-Tech Development in China”, Research and Technology Management, Vol.43, No.2, Washington DC, 2000.
7. “Strenthening Technology Incubation System for Creating High Technology-based Enterprises in China”, UNFSTD, 1995.
8. OECD Science, Technology and Industry Outlook 2004: China’s Response to Policy Questionnaire.
9. Kathleen Walsh, “China’s High-Technology Development”, Testimony before The U.S.-China Economic&Security Review Commission, 4/2005.
10. Xiuhua Zeng, “Locational Factors and the Development of High-Tech Enterprises in China”, International Workshop on Spatial Econometrics, Kiel, 4/2005.
11. “High-Technology Enterprises in China”, China Quarterly, 9/2004.
12. “A Review on National STIP Development in 2003: Implementation of the Torch Program”, MOST, 2004.
13. “China’s Vehicles of Growth”, ChinaKnowledge, 10/2005.
14. “China’s High-Tech Policy Worrying US Executives”, New York Times, 1/2004. 15. Gao Changlin, “The Industrialization of China’s New and High Technology”, National
Research Center for S&T Development, MOST, 2001.
16. “Foreigh Funds Flowing into China’s High-Tech Industries”, People’s Daily Online, 1/2000.
17. “China’s 7 Major S&T Strategies in the New Century”, China Science and Technology Newsletter, 10/2003.
18. Bruce Stokes, “China’s High-Tech Challenge”, National Journal Group, Inc., 2005. 19. Alexandr Nemets, “China’s Nanotech Revolution”, Jamestown Foundation, China
Brief, 8/2004.
20. “High Tech in China: Is it a Threat to Silicon Valley?”, BusinessWeek Online, 10/2002. 21. Hui Yongzheng, “China’s High-Tech Successes”, MOST, 2005.
22. Richard P. Suttmeier, Yao Xiangkui, “China Post-WTO Technology Policy: Standards, Software, and the Changing Nature of Techno-Nationalism”, NBR Special Report, No.7, 5/2004.