Những thành quả gần đây của Trung Quốc trong lĩnh vực R-D công nghệ cao

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao của Trung Quốc (Trang 30 - 40)

Trung Quốc thúc đẩy R-D trong một vài lĩnh vực trọng tâm

Như đã được đưa vào trong Kế hoạch Phát triển KH&CN 5 năm lần thứ 10, các nhà hoạch định kế hoạch của Trung Quốc đã tuân theo một sự phân bổ chiến lược các nguồn lực để phát triển năng lực KH&CN, với phương châm là "lơi là các nhiệm vụ khác để tập trung hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ ưu tiên". Các công nghệ được lựa chọn sẽ được ưu tiên hỗ trợ; các công nghệ còn lại sẽ

nhận được ít nguồn phân bổ hơn.

Các công nghệ nổi trội thế hệ tiếp theo ở Trung Quốc: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới

Dự báo Công nghệ của Trung Quốc năm 2003 đã xác định các công nghệ chủ chốt cần được ưu tiên trong các kế hoạch quốc gia của Trung Quốc. Các công nghệ này gồm có: (1) 10 lĩnh vực KH&CN mà các chuyên gia tin rằng Trung Quốc có thể tạo ra các đột phá quan trọng và có khả năng độc quyền sở hữu trí tuệ trong vòng 5 đến 10 năm tới; (2) 21 công nghệ then chốt quốc gia có thể cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc; (3) Các công nghệ mà nhờ đó Trung Quốc có thể tạo được sự phát triển nhảy vọt trong ứng dụng công nghiệp trong 10 năm tới.

Sau khi nghiên cứu các xu thế phát triển KH&CN trong nước, quốc tế và xem xét đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc, các chuyên gia đã lựa chọn 222 chủ đề được cho là thích hợp với Trung Quốc hoặc có triển vọng hợp lý để Trung Quốc phát triển trong 5 đến 10 năm tới.

Dự báo 2003 tập trung vào 3 lĩnh vực công nghệ chủ chốt, đó là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.

- Công nghệ thông tin. Viễn thông di động thế hệ mới (trên 3G), bộ vi xử lý máy tính 64 bit (CPU), phần mềm thông dụng thế hệ mới, công nghệ nano và các công cụ cho hệ thống trên vi mạch (System-on-Chip - SoC), công nghệ âm thanh/video kỹ thuật số.

- Các khoa học về sự sống và công nghệ sinh học. Nghiên cứu bộ gen và protein chức năng,

công nghệ sinh y học, xúc tác sinh học và chuyển hóa sinh học, công nghệ nhân giống bằng chuyển gen các giống cây trồng mới, công nghệ sinh học công nghiệp và môi trường, an toàn sinh học và kiểm tra chất lượng bằng kỹ thuật sinh học, kỹ thuật mô và các cơ quan.

- Vật liệu mới. Vật liệu nanô và công nghệ nanô, vật liệu cao năng và vật liệu kết cấu kim loại,

vi điện tử và quang điện tử, vật liệu composit tiên tiến, vật liệu năng lượng thế hệ mới, vật liệu sinh y học, vật liệu và công nghệ thân thiện môi trường.

Những nghiên cứu trong Dự báo 2003 sẽ là đầu vào quan trọng để đưa vào các kế hoạch phát triển KH&CN của Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) và cả cho Kế hoạch Phát triển Trung đến Dài hạn về KH&CN (2006-2020). Các lĩnh vực chủ chốt nêu trên sẽ nhận được tài trợ ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc. Do Kế hoạch Phát triển Trung đến Dài hạn về KH&CN vẫn đang trong quá trình soạn thảo, hiện mới có ít thông tin về nội dung cuối cùng của kế hoạch này.

Một số thành tựu về R-D công nghệ cao

Từ gạo biến đổi gen và các liệu pháp điều trị ung thư tới tiến bộ trong lĩnh vực máy tính, sợi quang và tự động hoá, Trung Quốc đang tích cực phát triển và thương mại hoá hàng loạt các công nghệ quan trọng.

Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển, đông dân, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối hạn chế, phát triển kinh tế không đồng đều, khoa học và công nghệ (KH&CN) kém

phát triển, cùng với một hệ thống giáo dục lạc hậu. Kể từ khi thông qua các chính sách cải cách và mở cửa vào 20 năm trước, Trung Quốc đã tập trung nỗ lực vào phát triển kinh tế. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, những nỗ lực của Trung Quốc vẫn đi theo mô hình phát triển theo chiều rộng truyền thống, phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghiệp sơ chế và các ngành công nghiệp sử dụng cần nhiều lao động. Mô hình phát triển này không bền vững.

Để phát triển các ngành công nghiệp có thể cạnh tranh trên trường quốc tế một cách bền vững, Trung Quốc đã quyết định lấy sự phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu hàng đầu của hoạt động KH&CN. Do đó, các vấn đề về KH&CN ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia và sự phát triển xã hội đang là những ưu tiên hàng đầu cần giải quyết.

Để giải quyết những thách thức trước sự phát triển công nghệ cao của thế giới, nhiều nước và khu vực, chẳng hạng như Cộng đồng châu Âu, đã phải phác thảo những kế hoạch phát triển công nghệ cao. Năm 1986, sau khi đã tham khảo ý kiến của hơn 200 nhà khoa học hàng đầu, Trung Quốc đã tiến hành Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, còn được gọi là “Chương trình

863”. Chương trình này bao gồm những lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ hàng không

vũ trụ, công nghệ thông tin, lade, tự động hoá, vật liệu cao cấp, công nghệ năng lượng và công nghệ biển. Cho tới nay, Chuơng trình 863 đã hỗ trợ cho hơn 10.000 dự án. Dưới đây là một số thành quả đáng chú ý hơn cả đã đạt được.

Trong thập kỷ qua, Công nghệ sinh học của Trung Quốc đã có một diện mạo mới qua các nghiên cứu trong các lĩnh vực như cấy ghép gen, công nghệ biến đổi gen, các loại vắc-xin và thuốc biến đổi gen. Những tiến bộ liên quan tới sự tăng trưởng bền vững của ngành nông nghiệp Trung Quốc đặc biệt có ý nghĩađáng chú ý. Sử dụng “Phương pháp hai dòng” do các nhà khoa học Trung Quốc phát minh, Trung Quốc đã trồng thành công nhiều giống lúa lai mới năng suất chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh. Trong cả thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1997, tổng diện tích gieo trồng các giống lúa này đạt 650.000 héc-takhu vực phát triển thịnh vượng những giống lúa lai này đó đạt tới 1,6 triệu mẫu Anh (0,64 triệu ha), tổng sản lượng thu hoạch đạt 1 triệu tấn. Các nhà khoa học Trung Quốc đã nắm vững công nghệ then chốt phát triển bông biến đổi gen và đã nhân bản vô tính, cấy thành công các gen chống chịu sâu bệnh vào các giống cây bông chính. Việc gieo trồng thử nghiệm đã được tiến hành ở nhiều vùng rộng lớn trên khắp đất nước. Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thành lập và hoàn thiện thư viện hệ gen cây lúa BAC (nhiễm sắc thể vi khuẩn nhân tạo) lỳa hoàn chỉnh. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được các cấu trúc tuần tự của tất cả 12 nhiễm sắc thể của cây lúa, tổng số có 430 triệu nuclêotit. Các cấu trúc này có trong số 98% tất cả các hệ gen cây lúa. Năm 2000, Trung Quốc đã đưa ra được các cơ sở lý thuyết và công nghệ trong việc gieo trồng các giống lúa mới.

Thuốc và vắc-xin biến đổi gen. Trung Quốc đã xây dựng được các nhà máy sản xuất thử nghiệm cho 20 loại thuốc và vắc-xin biến đổi gen. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu mở rộng trên nhiều gen liên quan tới các căn bệnh chủ yếu ở người, trong đó có bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng đã đạt được những tiến triển quan trọng trong công nghệ biến đổi gen, nhân bản vô tính 5 con dê với gen mang têncho “Factor IX” của người, một protein quan trọng trong quá trình làm đông máu. Trung Quốc đã tạo ra được chất interferon a-1b đầu tiên (chất ức chế sinh sản) được nhân bản vô tính từ một gen của người. Chất này đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng và sẽ sớm được đưa vào sản xuất trên quy mô lớn.

Chính phủ Trung Quốc nhận định rằng Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế hiện đại. Trong lĩnh vực quan trọng này, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công nghệ xử lý song song quy mô lớn so với ngành cụng nghệ chế tạo. Trung Quốc đã phát triển thành công hàng loạt các thế hệ máy tính có tốc độ xử lý cao mang nhãn hiệu “Dawning”, giúp xây dựng được nền tảng cho ngành công nghiệp máy tính của Trung Quốc cạnh tranh trên trường quốc tế. Trao đổi kỹ thuật số SPC do Trung Quốc chế tạo hiện đang chiếm 30% thị trường Trung Quốc, tương ứng với 7,5% thị trường thế giớiNhững giao dịch sản phẩm máy tính hiệu SPC do Trung Quốc sản xuất hiện nay có được 30% tỷ phần trong thị trường trong nước, chiếm lĩnh một phần tư thị trường thế giới, và Trung Quốc hy vọng là sẽ đưa được công nghệ này ra thế giới. Đường liên lạc viễn thông cáp quang đầu tiên sử dụng hệ thống truyền cáp quang 2.5 Gb/s SDH sản xuất tại Trung Quốc được lắp đặt tại Hải Khẩu - Vạn Ninh - Tam á năm 1997. Trung Quốc cũng đã phát triển được hệ thống ghép kênh quang theo bước sóng (WDM) 8 x 2.5 Gb/s SDH, đây là hệ thống truyền dẫn bằng cáp quang đầu tiên của Trung Quốc có bộ khuyếch đại ánh sáng trực tuyến. Hệ thống này có khoảng cách truyền dẫn là 360km và công suất truyền dẫn tối đa là 20Gb/s. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt được công suất lớn và các hệ thống truyền ánh sáng WDM tốc độ cao như vậy.

Chương trình 863 đã góp phần quan trọng vào những tiến bộ trong lĩnh vực Công nghệ tự động

hóa. Năm 1994, Trung tâm Kỹ thuật Hệ thống Chế tạo Tích hợp Máy tính (CIMS) của Trung Quốc

đạt được “Giải thưởng dành cho trường đại học dẫn đầu” do Hiệp hội Kỹ sư Chế tạo của Mỹ trao tặng. Công nghệ CMIS sẽ phục vụ như một mô hình cho công cuộc cải cách nền tảng công nghệ công nghiệp của Trung Quốc. Cho đến nay, các dự án thí điểm CIMS đã được tiến hành ở gần 70 công ty trên khắp Trung Quốc, trong ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hàng không và công nghiệp dệt. Những công ty này đã cóthấy được lợi nhuận tăng cao dokhi tiến hành sử dụng công nghệ CIMS. Trung Quốc tin rằng công nghệ CIMS sẽ nâng cao đáng kể năng lực chế tạo của Trung Quốc và trong quá trình này, công nghệ CIMS sẽ giúp Trung Quốc trong thời kỳ quá độ từ một mô hình phát triển dựa trên tăng trưởng kinh tế tiến lên một mô hình phát triển dựa vào công nghệ cao.

Những rô-bốt được gọi là rô-bốt thông minh đã đóng góp đáng kể cho khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Chế tạo thành công rô-bốt tự động húa hoạt động dưới nước ở độ sâu 6000m là một thành công đặc biệt đáng lưu ý. Năm 1997, rô-bốt này đã tiến hành thăm dò địa tầng dưới đáy biển và khám phá ra sự phong phú của các mỏ kim loại đa dạng dưới đáybiển Thái Bình Dương, đem lại những dữ liệu rất có giá trị. Nghiên cứu rô-bốt thông minh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan, chẳng hạn như các hệ thống kỹ thuật, công nghệ kiểm soát và hàng hải, công nghệ cảm biến, âm học, và các nguồn năng lượng hiệu quả cao.

Trong lĩnh vực Vật liệu cao cấp, các sáng kiến của Chương trình 863 đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển các tinh thể/pha lờ quang học phi tuyến tính. Nghiên cứu của Trung Quốc về tinh thể quang học cực tím phi tuyến tính và về lade điều hưởng cố định xanh-tím có tính cạnh tranh quốc tế, và các kỹ sư Trung Quốc đã thực hiện được nhiều khám phá trong lĩnh vực chế tạo pin nicken hydro. Trung Quốc đã tiến hành thương mại hoá những thành tựu công nghệ cao của mình thông qua Chương trình Ngọn đuốc. Thông qua các khoản vay hoặc đầu tư, Chương trình Ngọn Đuốc hỗ trợ các nhà khoa học và kỹ sư, những người muốn đưa những kết quả nghiên cứu của mình tới doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã thành lập được 53 Khu Phát triển công nghiệp Công nghệ cao và Công nghệ mới. Các khu phát triển công nghiệp này cung cấp cho

các nhà đầu tư cơ sở hạ tâng cần thiết, chẳng hạn như giao thông, viễn thông, và các dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng, nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Trong thập kỷ qua, những khu vực này đã có thành công to lớn. Ví dụ như vào năm 1997, tổng sản lượng công nghiệp của các khu này đạt tới 320 tỷ nhân dân tệ, và theo các chuyên gia đánh gia thỡ tổng thu đạt 5,5 t.ỷ đô la.

Trong một nỗ lực khác nhằm thúc đẩy công nghệ cao, Trung Quốc đang sử dụng các quỹ của chính phủ và các khuyến khích khác để hỗ trợ sự phát triển của những ngành mới. Chẳng hạn như trong lĩnh vực truyền hình chất lượng cao (HDTV), Trung Quốc đã cho xây dựng một trạm phát sóng thử nghiệm vào năm 2000; xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với HDTV; thiết lập thị trường cho việc sản xuất và truyền tải các chương trình HDTV, và khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp khác liên quan tới HDTV. Vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện phát sóng chương trình truyền hình cỏp HDTV mạch kín đầu tiên, và sẽ có một chương trình phát sóng mạch mở vào tháng 8/1998.

Chỉ có dựa vào phát triển năng lực nội tại và hợp tác với các đối tác quốc tế, Trung Quốc mới hy vọng cạnh tranh được trên trường thế giới. Trên đấu trường công nghệ cao, Trung Quốc luôn luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Các nhà khoa học Trung Quốc được khuyến khích tham gia vào các hội nghị quốc tế và nghiên cứu hợp tác quốc tế. Cho tới nay, Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ hợp tác công nghệ cao với hơn 20 quốc gia. Ví dụ, Trung Quốc và Mỹ đã thực hiện khoảng 20 dự án chung trong lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp hạt nhân nhiễm từ tính. Trên nhiều khía cạnh, nghiên cứu về công nghệ cao của Trung Quốc đã trở thành một phần của các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao toàn cầu.

Cuộc Cách mạng công nghệ nano đang diễn ra ở Trung Quốc

Trước năm 2000, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc hầu như không nhắc tới khái niệm “Công nghệ nano” hay tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay, có hàng chục trung tâm nghiên cứu lớn của Trung Quốc và hàng trăm công ty tham gia vào việc sản xuất công nghệ nano đang nhanh chóng tạo nên một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ Nhân dân tệ. Tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thượng Hải, Hàng Châu và Hồng Kông, những trung tâm đô thị này chiếm tới khoảng 90% tổng R-D công nghệ nano.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp công nghệ nano của Trung Quốc phần lớn là do sự can thiệp của chính quyền trung ương. Được bổ sung một cách rõ ràng vào danh sách những công nghệ ưu tiên vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, công nghệ nano đã dành được tài trợ của nhà nước kể từ đó thông qua Kế hoạch R-D Công nghệ cao Quốc gia 863. Kế hoạch này đã cung cấp những khoản đầu tư lớn cho các dự án công nghệ nano từ chính quyền trung ương và địa phương. Dường như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có những kế hoạch làm thay đổi nền công nghiệp công nghệ nano của họ tới năm 2010, với hy vọng làm cho ngành công nghiệp này sánh được với ngành công nghiệp vi điện tử, viễn thông và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác của Trung Quốc.

Đáng lưu ý, những phát triển trong ngành công nghiệp này vừa mang mục đích dân sự lẫn mục

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao của Trung Quốc (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)