Những ưu tiên hiện tại và các phương hướng mới trong sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao của Trung Quốc (Trang 43 - 48)

III. Sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc

3. Những ưu tiên hiện tại và các phương hướng mới trong sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc

nhau. Tuy nhiên, xét về triển vọng rộng hơn tổng thể ngành công nghiệp vẫn còn ở đầu cuối thấp của chuỗi giá trị của toàn cầu.

3. Những ưu tiên hiện tại và các phương hướng mới trong sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc công nghệ cao của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò trung tâm trong sự thúc đẩy đổi mới các ngành công nghệ cao. Bắc Kinh tiếp tục vạch ra các kế hoạch và ưu tiên dài hạn về phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 giai đoạn 2001-2005, Trung Quốc đã đề ra các mục tiêu là nâng GDP lên gấp hai lần vào năm 2010, tăng tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển lên 1,5% GDP (mục tiêu này bắt đầu từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 9), ưu tiên chi cho các “ngành công nghiệp trụ cột” và các công nghệ chiến lược quan trọng (bao gồm công nghệ thông tin và điện tử), và cải cách hệ thống nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhà nước nhằm giúp cho Trung Quốc có được bước tiến nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong các kế hoạch và nỗ lực phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc.

Trong khi việc đánh giá đầy đủ về thành công (hay thất bại) của Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 này còn phải chờ gần 1 năm nữa mới kết thúc thì dường như Trung Quốc đã có được những bước tiến lớn đối với những mục tiêu đặt ra. Hầu hết các tiêu chuẩn đánh giá về đầu vào và đầu ra khoa học và công nghệ của Trung Quốc cho thấy chúng đang tiếp tục tăng trưởng, làm dãn thêm khoảng cách giữa Trung Quốc với các nước đang phát triển và tiến dần đến trình độ ngang bằng với các nước phát triển, các nền kinh tế phương Tây. Ví dụ, chi tiêu của Bắc Kinh cho R-D đạt 1,3% GDP trong năm 2003, gần với mục tiêu 1,5% vào năm 2005. Thực hiện được mục tiêu này là một thành tựu quan trọng, đưa Trung Quốc vào đà phát triển nhanh và tiến gần hơn tới mức chi tiêu cho R-D là 2-

3% của các nền kinh tế phát triển có công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Trên thực tế, phân tích thống kê mới nhất về đầu ra khoa học và công nghệ của Trung Quốc đã khiến nhiều người nhận định rằng Trung Quốc có thể đang ở trong giai đoạn đầu của hiện tượng “cất cánh khoa học công nghệ”, một hiện tượng sẽ giúp cho đất nước này đứng vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong vòng một thập kỷ tới.

Tuy nhiên, dù đây là mục tiêu để tiến tới, một vấn đề gây tranh cãi đặt ra cho cả các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc và các nhà phân tích nước ngoài là liệu thành công của Trung Quốc có bền vững hay không và nước này sẽ phụ thuộc như thế nào vào mức độ đầu tư nước ngoài cao đang tiếp tục đổ vào đây. Vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi này và nhiều vấn đề sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận của Trung Quốc đổi với việc phát triển công nghệ cao và đầu tư nước ngoài trong những năm tới. Có cả những dấu hiệu đáng lo ngại trước mắt và những dấu hiệu tiến triển cho thấy sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc đem lại lợi ích cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (Cũng cần lưu ý rằng thất bại về kinh tế của Trung Quốc sẽ đem lại rủi ro và mang lại bất lợi cho cả hai phía do các nền kinh tế trên toàn cầu ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt là trong các ngành có tính sáng tạo dựa vào công nghệ thông tin).

Đối với Mỹ, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm gây áp lực cho các nhà đầu tư công nghệ cao nước ngoài hợp tác với các công ty hàng đầu Trung Quốc trong phát triển công nghệ tiên tiến (ví dụ như mã hoá dữ liệu vô tuyến, phần mềm máy tính, các thiết bị đầu cuối an toàn cho máy tính cá nhân) gợi lại những quy định của Trung Quốc thời kỳ trước khi gia nhập WTO. Các chính sách khác của chính phủ Trung Quốc mang lại ưu tiên cho các công ty và công nghệ trong nước hơn là đối với các công ty nước ngoài cũng là một mối quan tâm thường trực, đặc biệt là những vấn đề lặp đi lặp lại trong chính sách của Trung Quốc về phần mềm được chính phủ mua để sử dụng. Những chính sách như vậy không chỉ làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng của thị trường Trung Quốc trong dài hạn, mà những chính sách này còn đem lại rủi ro cho sự tiếp tục phát triển công nghệ cao của Trung Quốc khi một quan điểm ngày càng phổ biến cho rằng sự phát triển này bị xem là mối đe doạ đối với các lợi ích của khu vực và thế giới. Ngày càng có những bằng chứng cảnh báo trong ngành công nghiệp và trong chính phủ về tốc độ phát triển quá nhanh các hoạt động sử dụng nguồn cung ứng(outsourcing) quốc tế và sự chuyển các cơ sở R-D tiên tiến vào Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác. Việc tiến hành chủ nghĩa công nghệ quốc gia và thực hiện các chính sách bảo hộ như vậy sẽ dần dần làm giảm mức độ và loại hình đầu tư nước ngoài vào khu vực Đại lục trong khi các kế hoạch khoa học công nghệ dài hạn của Trung Quốc lại cần phải dựa vào đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, vấn đề liên quan cần chú trọng là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển các tiêu chuẩn công nghệ thiết kế bản địa. Trong khi mối quan tâm của Trung Quốc trong phát triển các tiêu chuẩn này là rõ ràng và cũng giống như mục tiêu của nhiều nước, việc tiến hành phát triển các tiêu chuẩn công nghệ trong nước của Bắc Kinh và khả năng ứng dụng của chúng vào các công nghệ có tính chất quân sự đặt ra những vấn đề lớn đối với lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ. Trung Quốc đang theo đuổi những tiêu chuẩn công nghệ phát triển mới tại bản địa trong nhiều lĩnh vực, trước nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhằm trở nên cạnh tranh hơn trong phạm vi quốc gia, trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các thị trường khác, các tiêu chuẩn công nghệ của Trung Quốc thường không phải là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường, mối ưu tiên trong ngành công nghiệp, hay là sự lựa chọn của người tiêu dùng mà là những ưu tiên của chính phủ Trung Quốc. Theo các chuyên gia, điều này có thể cản trở sự tham gia của nước ngoài, hoặc sự chia sẻ công nghệ.

Trong khi đúng là các nhà đầu tư nước ngoài không muốn tuân theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc có thể không tuân theo, thực tế là thị trường Trung Quốc đã trở thành một bộ phận gây ảnh hưởng và không thể thiếu của nền kinh tế thế giới mà hầu như bất cứ tiêu chuẩn nào phổ biến ở Đại

lục cũng có tác động toàn cầu. Chỉ có một số ít công ty, bao gồm cả công ty đa quốc gia, sẵn sàng hoặc có khả năng cạnh tranh lại với thế mạnh này. Hậu quả là nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Trung Quốc đang lặng lẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách phát triển các dòng sản phẩm mới tương thích hoặc có thể vận hành qua lại được với những tiêu chuẩn của Trung Quốc.

Các tiêu chuẩn công nghệ thiết kế bản địa cũng được lập ra nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc. Hiện đại hoá công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc ngày càng dựa vào việc chuyển các công nghệ thương mại sang các ứng dụng trong quốc phòng. Cũng như với quân đội Mỹ, Trung Quốc đang cố gắng khai thác tính chất phổ biến của các công nghệ ứng dụng kép trong một nền kinh tế toàn cầu và hướng tới sản xuất lắp ghép trong cả việc phát triển kinh tế và phát triển công nghiệp quốc phòng. Tập trung vào các tiêu chuẩn công nghệ được phát triển theo các đặc điểm kỹ thuật của Trung Quốc sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của Trung Quốc vào các nguồn cung ứng nước ngoài, thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế các cơ hội như có thể bị xâm nhập, ghi trộm, hay bị các điệp viên nước ngoài phá hoại. Quá trình phát triển các tiêu chuẩn công nghệ bản địa cũng giúp Trung Quốc vượt qua khó khăn về tích hợp hệ thống cao cấp. Mặc dù được coi là điểm nút quan trọng trong nỗ lực phát triển của Trung Quốc (đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng), tích hợp hệ thống có thể không phải là một trở ngại quá lớn đổi với Trung Quốc như mọi người thường quan niệm khi chúng ta có thể thấy các hoạt động hợp tác đang diễn ra tại các trung tâm R-D có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc thường có liên quan đến các hoạt động tích hợp hệ thống với các đối tác Trung Quốc, được thực hiện bởi các đối tác Trung Quốc, hoặc nhằm phục vụ các đối tác Trung Quốc.

Trên thực tế, số lượng các trung tâm R-D có vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghệ cao tại Trung Quốc tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Số liệu thống kê mới nhất lấy từ các nghiên cứu của Trung Quốc về hiện tượng này cho biết tổng số trung tâm R-D công nghệ cao của nước ngoài tại Trung Quốc là 750 (tính đến cuối năm 2004). Các số liệu của Trung Quốc khác nhau khá nhiều trong những năm gần đây, với thống kê mới nhất cho thấy đã có thêm 200 trung tâm R-D mới mỗi năm chỉ trong vòng hai năm 2003-2004. Trong khi các phương pháp dùng để xác định được con số này và tổng số ở trên chưa được kiểm chứng (và do đó độ tin cậy là không chắc chắn), một số chỉ số khác cũng chỉ ra rằng tỷ lệ đầu tư R-D của nước ngoài vào công nghệ cao gia tăng với tốc độ nhanh. Số liệu thống kê từ Phòng Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy đầu tư R-D của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng lên theo cấp số nhân (từ 7 triệu USD năm 1994 lên hơn 500 triệu USD vào năm 2000), đứng thứ 11 trong năm 2000 về lượng đầu tư vào R-D của Mỹ ra nước ngoài (năm 1994 mới chỉ đứng thứ 30). Với tốc độ tăng nhanh chóng của R-D có vốn đấu tư nước ngoài ở Trung Quốc trong những năm gần đây, có lẽ là Đại lục còn được xếp hạng cao hơn về đầu tư vào R-D của Mỹ ở nước ngoài trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra, một khảo sát mới đây của Đơn vị Tình báo Nhà kinh tế (Economist Intelligence Unit) về “Toàn cầu hoá R-D” thực hiện với 100 giám đốc điều hành các công ty công nghệ cao cho thấy rằng đa số (39%) coi Trung Quốc như một địa điểm đầu tư R-D ở nước ngoài trong vòng ba năm tới; đối với Mỹ là 29% và ấn Độ là 28%. Do đó, đầu tư nước ngoài vào R-D ở Trung Quốc thể hiện một xu hướng quan trọng và dường như là nhân tố chủ chốt đóng góp vào sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc. Bắc Kinh ủng hộ xu hướng này thông qua việc tiếp tục thu hút đầu tư, miễn giảm thuế và những khuyến khích về tài chính khác cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng, một xu hướng đáng lưu ý khác, mặc dù vẫn mới chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu, là cách tiếp cận mới về “Công nghệ khu vực” cho phát triển công nghệ cao. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký hiệp định hợp tác phát triển các công nghệ mới ưu tiên, nhưng không phải là dành riêng, mà là cho khu vực châu á. Ba bên đã đồng ý cùng phát triển các sản phẩm ít nhất là trong 7 nhóm lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, bao gồm liên lạc di động thế hệ mới và 3G, Internet thế hệ mới (Ipv6), ti vi và truyền hình kỹ thuật số, an

ninh mạng và an ninh thông tin, phần mềm mã nguồn mở, các chính sách dịch vụ viễn thông, và Olympic Bắc Kinh 2008. Mô hình phát triển này mới được áp dụng trong phát triển hệ điều hành máy tính mới trên nền Linux (“Asianux”) cho thị trường châu á do Công ty phần mềm Red Flag của Trung Quốc, Tập đoàn Miracle Linux của Nhật và (kể từ giai đoạn sản phẩm ra mắt) Công ty phần mềm Haansoft của Hàn Quốc. Asianux được phát triển bằng cách hợp tác với Hãng Oracle của Mỹ thông qua việc cùng tiến hành nghiên cứu tại trung tâm R-D ở Trung Quốc của hãng Oracle. Trong khi các vấn đề về chính trị và những thách thức xung quanh mô hình phát triển này là rất lớn, cách tiếp cận khu vực đối với hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ cao có thể mang lại các kết quả đáng lưu tâm và đầy ấn tượng nếu như những vấn đề đó được giải quyết ổn thoả. Mô hình này cũng có thể được áp dụng với các nước láng giềng khác ở Đông Bắc á, Đông Nam á, và Nam á, như tuyên bố gần đây về việc tăng cường hợp tác công nghệ cao giữa Trung Quốc và ấn Độ. Nếu đúng như vậy, trong những mối quan hệ này, Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục làm trung tâm cho đầu tư công nghệ cao của khu vực, cho những nỗ lực phát triển và xuất khẩu, đặc biệt khi Trung Quốc tập trung vào phát triển khu trung tâm và phía tây đất nước, những khu vực đang rất cần đầu tư nước ngoài giống như vùng ven biển phía đông.

Điều này dẫn tới một câu hỏi: Liệu Trung Quốc có kết hợp được thành công R-D với các bí quyết sản xuất của các công ty nước ngoài, đồng thời phát triển các công ty công nghệ cạnh tranh trong nước hay không? Câu trả lời là có thể được. Các bằng chứng rải rác và các nghiên cứu đang thực hiện về tác động của chuyển giao công nghệ nước ngoài và nghiên cứu phát triển của nước ngoài tại Trung Quốc cho thấy điều đó.

Ngoài ra, phân tích thống kê mới đây về các công ty R-D công nghệ cao trong nước và nước ngoài tại Trung Quốc cho thấy các công ty Trung Quốc có vẻ đổi mới hơn, hiệu quả hơn và đạt lợi nhuận cao hơn nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Đại lục. Tuy vậy, các số liệu rõ ràng và thuyết phục về hiện tượng R-D ở Trung Quốc khó có thể tìm được và có thể chỉ có được chúng khi một số lượng lớn các công ty công nghệ cao của Trung Quốc nổi lên như những đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc và các thị trường khác. Do vậy, dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ của các nước phát triển khác, cần thận trọng giả định rằng các công ty Trung Quốc sẽ học hỏi được từ động lực này. Điều gì được các động lực toàn cầu hoá thúc đẩy sẽ trở nên cạnh tranh hơn và sáng tạo nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ kém hiệu quả

Tháng 9 năm 2003, Liên minh Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (IIPA) báo cáo rằng việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc tiếp tục không giảm. Theo IIPA, năm 2002, nạn ăn căp bản quyền vẫn ở mức 90% hoặc cao hơn, gây tổn thất 1,8 tỷ USD cho các ngành công nghiệp bị ăn cắp.

3 lĩnh vực sản phẩm công nghệ chủ chốt đặc biệt nhạy cảm với sự không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ là đa phương tiện quang học, Internet và các công nghệ phần mềm kinh doanh. Các nhà máy đa phương tiện quang học sản xuất lậu các CD, VCD và DVD phát triển với tốc độ không kiềm chế được. Theo Hiệp hội Điện ảnh Mỹ, 95% đĩa video ở Trung Quốc là đánh cắp bản quyền. Các địa chỉ Web cung cấp các file MP3 ăn cắp ngày càng nhiều, đặc biệt là trong cơ sở tiêu

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao của Trung Quốc (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)